Nguồn gốc ra đời của lá cờ “Cầu Vồng” LGBT qua những câu chuyện đầy cảm hứng

Hình ảnh chiếc lá cờ Cầu Vồng của nghệ sĩ Gilbert Baker đã thực sự tạo nên 1 cuộc cách mạng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với vài người bạn thân nhất của ông để hiểu rõ hơn về sự đóng góp của ông trong việc lan truyền niềm tự hào và chấp nhận LGBT thông qua nghệ thuật và thiết kế. Cùng RGB khám phá những điều thú vị về sự ra đời của lá cờ biểu tượng của cộng đồng LGBTQ này nhé.

rgb_creative_design_nguon_goc_co_cau_vong_rainbow_flag_lgbt_gilbert_baker— Ảnh minh họa: fortlauderdalestays

Hầu như trên toàn thế giới, từ thị trấn Provincetown cho đến thành phố San Francisco, chiếc lá cờ Cầu Vồng tượng trưng cho sức mạnh cũng như văn hóa LGBT. Tuy được thiết kế chưa đầy nửa thế kỉ nhưng nó được tạo ra từ tình yêu và mục đích cao cả từ người đàn ông mang tên Gilbert Baker, thông qua nghệ thuật và thiết kế, ông đã đem đến 1 luồng gió mới trong việc thúc đẩy niềm tự hào cũng như việc chấp nhận của mọi người đối với cộng đồng LGBT.

Với nỗ lực tận tụy cho đến lúc qua đời vào năm ngoái vì căn bệnh tim của người nghệ sĩ, kiêm nhà hoạt động xã hội này đã được thượng nghị sĩ bang California Scott Weiner trao tặng danh hiệu vì có công trong việc phát triển phong trào LGBT. Ngày nay, Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Museum of Modern Art) xem tác phẩm sáng tạo của ông như một sự nhận diện, đặc trưng của văn hóa LGBT được lan tỏa khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhưng, người đàn ông đứng sau lá cờ này thực sự là người như thế nào?

Baker đến với niềm đam mê nghệ thuật và thời trang từ khi còn rất trẻ. Sinh ra tại thành phố Chanute ở tiểu bang Kansas năm 1951, ông gia nhập quân đội Mỹ chỉ để thoát khỏi sự ngột ngạt, tù túng tại làng quê nhỏ và bảo thủ này, để rồi sau đó ông được chuyển đến San Francisco khi phong trào đòi quyền bình đẳng “đồng tính nam” ngày càng dâng cao. Và cũng chính tại đây, ông nhanh chóng hòa nhập vào các hoạt động xã hội và văn hóa địa phương, lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong hệ thống hợp thức hóa cần sa California Proposition 19 và rồi sau đó ông chuyển hướng sang lĩnh vực may mặc và đồ họa theo cách riêng nhằm mục đích chống đối và phản kháng. Trong suốt thời gian này, ông đã thiết kế các băng rôn về quyền bình đẳng “đồng tính nam” và phản đối chiến tranh, từ đây ông cũng trở thành bạn thân của nhà chính trị San Francisco, Harvey Milk.

rgb_creative_ideas_rainbow_flag_lgbt_Gilbert_Baker

Với niềm thôi thúc vì cộng đồng LGBT, Baker bắt đầu tìm ra biểu tượng có thể sử dụng được cho phong trào đòi quyền bình đẳng “đồng tính nam”. Vẫn còn đó biểu tượng tam giác màu hồng được thêu trên huy hiệu đồng phục các phạm nhân trong thời kì Đức quốc xã, đây cũng được xem là 1 thời kì đầy tăm tối. Charley Beal, 1 người bạn lâu năm của Baker đang kinh doanh bất động sản ở nước ngoài nói rằng: “ Nhà làm phim Artie Bresson, người làm ra chương trình GAY USA đã thúc giục Baker sáng tác ra 1 biểu tượng và ông đã tạo ra hình ảnh lá cờ.” . Beal giải thích rằng lễ kỉ niệm lần thứ 200 lá cờ Hoa Kì từ năm 1976 là nguồn cảm hứng vô cùng quan trọng, ông chia sẻ thêm: “Không lâu sau đó, Gilbert tham gia khiêu vũ cùng với nhà hoạt động xã hội Cleve Jones tại trung tâm hội nghị Cow Palace. Giữa những ánh đèn đầy màu sắc lấp lánh, ông như bị choáng ngợp bởi không khí mọi người đang khiêu vũ cùng nhau và ý tưởng về lá cờ Cầu vồng ra đời từ đó. Tôi tin rằng việc này có sự tham gia của LSD (1 loại thuốc gây ảo giác mạnh)”

“Ông là 1 người am hiểu sâu sắc về lịch sử và chính trị, đồng thời cũng là người có kiến thức rộng đối với kịch.”

Với vai trò là thành viên của trung tâm cộng đồng “đồng tính nam” ở San Francisco, Baker bắt đầu công việc nhuộm vải và may lá cờ Cầu vồng đầu tiên cùng 1 nhóm các tình nguyện viên và bạn bè của ông, lá cờ này bao gồm 8 màu khác nhau đại diện cho các yếu tố của cộng động: tình dục, cuộc sống, hàn gắn, ánh sáng, thiên nhiên, phép màu/nghệ thuật, sự thanh thản và tinh thần. Sau đó, Baker quyết định loại bỏ màu hồng (tượng trưng cho tình dục) và màu xanh ngọc lam (tượng trưng cho phép màu/nghệ thuật) bởi vì các chất liệu rất khó để tạo ra. Cuối cùng, các bảng màu còn lại là đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương và tím hợp nhất lại thành biểu tượng cho niềm tự hào của cộng đồng LGBTQ.

Beal nói tiếp: “Clever Jones đã giúp đỡ ông ấy rất nhiều trong việc kêu gọi tài trợ tiền từ Ủy ban diễu hành. Ngoài ra, người hướng dẫn ông ấy những kĩ thuật nhuộm chính là Fairy Argyle – được mệnh danh là “nữ hoàng của kĩ thuật nhuộm tie-dye.”. Những người khác thì giúp ông ấy công việc là ủi. Ngày 25/06/1978, Baker và cộng đồng của mình đã kéo ngọn cờ này tại tòa nhà United Nations Plaza để ăn mừng ngày hội diễu hành tự do “đồng tính nam” ở San Francisco.

Baker sau đó đã chia sẻ: “Chúng tôi cần 1 thứ gì đó thật đẹp, 1 thứ dành riêng cho chúng tôi. Sắc màu cồng vồng chính là điều tuyệt vời đó bởi vì nó phản ánh cộng đồng của chúng tôi khi hội tụ đủ các yếu tố : tầng lớp, giới tính, tuổi tác, và tất nhiên nhiều thứ khác nữa. Hơn nữa, nó chính là 1 lá cờ của “thiên nhiên” – xuất phát từ bầu trời.”

Cleve Jones, 1 trong những người bạn thân nhất của Baker và cũng là tác giả của dự án AIDS Memorial Quilt chia sẻ: “Anh ấy rất phấn khích và hào hứng khi đạt được thành quả của mình. Sắc màu cầu vồng đã được sử dụng rất nhiều trước đây để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng hầu như chỉ có Gilbert mới có thể nghĩ ra việc sử dụng nó để tạo ra lá cờ Cầu vồng cho cộng đồng LGBTQ. Sứ mệnh duy nhất trong cuộc đời ông là lan truyền biểu tượng này khắp thế giới.”

Qua hơn 1 thập kỉ, không gì có thể mang đến cho Baker niềm vui như khi thấy các bức ảnh lá cờ của mình ở những thành phố “không tưởng tượng được”, từ Mát-cơ-va cho đến Bắc Kinh hay Havana. 1 vài người bạn miêu tả Gilbert là 1 người “hơi khó chịu, thích những thử thách, ngoan cố, độc đoán nhưng lại rất hòa nhã và chu đáo. Đối với Jones, ông ấy là người thông minh nhất mà anh từng biết; 1 người am hiểu sâu sắc về lịch sử và chính trị, đồng thời cũng là người có kiến thức rộng đối với kịch và các loại glitter.

Sau thành công của lá cờ Cầu Vồng, Baker bắt đầu làm việc cho hãng Paramount Flag, tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm của thị trưởng lúc đó là bà Dianne Feinstein, người đã ủy nhiệm cho ông sáng tác những lá cờ, băng rôn và những thứ khác cho buổi lễ nhậm chức. Tiếp đó, ông đảm nhiệm thiết kế cờ cho tổng thống Pháp, Venezuela, Philippin, Tây Ban Nha và vô số sự kiện sự kiện dành cho “đồng tính nam” trên khắp đất nước. Tuy nhiên, 1 trong những khoảnh khắc tự hào nhất của ông chính là thiết kế lá cờ cho Hội nghị Quốc gia dân chủ năm 1984.

Năm 1994, Baker chuyển đến thành phố New York, tại đây ông đã tạo ra lá cờ lớn nhất thế giới với chiều dài tương đương 1609m, được nâng lên bởi 5000 người trong lễ tưởng niệm lần thứ 25 của cuộc nổi loạn Stonewall. Năm 2003, để tổ chức lễ kỉ niệm lần thứ 25 của lá cờ Cầu vồng, Baker đã phá kỉ lục trước đó của mình bằng việc tạo ra lá cờ khổng lồ cho tổ chức Key West Pride (tổ chức phi lợi nhuận quảng bá các hoạt động cho cộng đồng LGBTQ).

Người bạn thân lâu năm Charley Beal của Baker nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng tất yếu của Gilbert là sáng tạo ra biểu tượng cho hi vọng và mục đích cuối cùng là hướng đến phần thiểu số các cá nhân bị áp bức trong suốt khoảng thời gian đó khi mà những nổ lực giải phóng đã biến chuyển theo hướng mới. Ông ấy đã dành 40 năm của mình làm việc không ngừng nghỉ chỉ để đảm bảo rằng biểu tượng này có thể được chấp nhận và thấu hiểu trên toàn thế giới.”

rgb_creative_ideas_rainbow_flag_lgbt_Gilbert_Baker_2

“Việc tung ra lá cờ vào thời điểm đó thực sự là 1 việc làm dũng cảm.”

Tim O’Brien, thư kí giám đốc Triển lãm tại Bảo tàng SFO nơi đang lưu giữ lại các tác phẩm của Baker nói rằng: “Lá cờ Cầu vồng đã trở thành biểu tượng mang tính thuyết phục mạnh mẽ và gần gũi nhất cho niềm tự hào, sự đoàn kết ẩn chứa trong cộng đồng LGBTQ. Có rất nhiều người trong số chúng ta ở khu vực vịnh San Francisco xem lá cờ như 1 sự công nhận, như thể biểu tượng này luôn luôn tồn tại trong họ và rất dễ để trưng bày. Khi tôi lớn lên ở 1 thị trấn nhỏ bên ngoài khu vực vịnh, lá cờ lúc đó đã có 1 sự ảnh hưởng vô cùng khủng khiếp. Chỉ cần nhìn thấy lá cờ tung bay trước cửa nhà hoặc 1 chiếc sticker được dán trên xe hơi thì lập tức ai cũng hiểu rằng chủ nhân của nó là 1 thành viên trong cộng đồng LGBTQ. Việc “phô bày” ra các biểu tượng này vào thời điểm đó quả là 1 hành động vô cùng dũng cảm.

Lá cờ của Baker đã để lại 1 dấu ấn sâu sắc trong lòng các thành viên trẻ trong cộng đồng LGBTQ. Jordan Eagles, 41 tuổi, 1 họa sĩ mà công việc chính của anh là làm nổi bật cuộc sống khó khăn của “đồng tính nam” – những người sẵn sàng tình nguyện hiến máu nhân đạo. Ở Mỹ, “đồng tính nam” phải đảm bảo rằng không được quan hệ tình dục trong vòng 1 năm mới được phép hiến máu. Điều này khiến cho cộng đồng của họ cảm thấy bị phân biệt đối xử, nhất là quy trình sàng lọc nâng cao. Giống như Baker, Eagles đã sử dụng nghệ thuật và thiết kế để đấu tranh và tôn vinh cho văn hóa của những người “đồng tính luyến ái”. Anh chia sẻ: “Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi nhìn thấy lá cờ Cầu vồng là khi nào, nhưng tôi cảm nhận được nó mãi mãi đã nằm trong tiềm thức của tôi. Không phải lúc nào nó cũng cuốn hút tôi, nhưng tôi luôn hiểu rằng nó đại diện cho 1 thứ gì đó rất đẹp đẽ và đó mới chính là điều quan trọng. Lá cờ của Gilbert Baker mang tính biểu tượng cao đại diện cho niềm tự hào của “đồng tính nam” và có thể điều đó sẽ trường tồn mãi mãi.

Mike Devlin, giám đốc điều hành của Blood Equality – 1 chiến dịch của tổ chức FCB Health về “sự bình đẳng máu” cũng là 1 nghệ sĩ tiếp nối theo Eagles chống lại lệnh cấm hiến máu dành cho cộng đồng LGBTQ không chỉ về mặt tư tưởng mà còn về mặt pháp lý. Ông nói rằng: “Thông điệp của chúng tôi chính là: nếu chúng ta thật sự quan tâm đến bình đẳng LGBTQ thì đây cũng chính là lúc quan tâm đến “bình đẳng máu.” Nếu chúng ta chỉ chọn 1 số nguồn máu để hỗ trợ cứu người mà bỏ quên những nguồn máu giá trị khác thì đó không được xem là 1 sự hỗ trợ đúng nghĩa. Chúng tôi đang tiến rất gần với hi vọng những nghiên cứu sẽ khiến các nhà lãnh đạo bảo thủ thay đổi suy nghĩ và khiến họ dẹp bỏ lệnh cấm này”. Cho đến nay, những cống hiến của Devlin và Eagles đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi cũng như sự quan tâm của báo chí, quan trọng hơn, họ đã khiến chính phủ phải thảo luận lại và đưa ra những chính sách luật tối ưu hóa hơn.

Trong khi Devlin tạm chấp nhận với sự thành công của chiến dịch này, ông lại nhận thấy rằng mình cần tạo ra 1 biểu tượng để có thể khiến chiến dịch này dễ dàng tiếp cận mọi người hơn. Lấy cảm hứng từ Baker, ông đã tạo ra lá cờ cho chiến dịch “bình đẳng máu” – Blood flags, gồm 1 tập hợp các băng rôn màu đỏ được treo tại Ngày hội của những người hiến máu năm nay. (Blood Donor Day). Ông nói: “Lá cờ Cầu vồng là nguồn cảm hứng chính cho chúng tôi: ý nghĩa của các màu sắc không những mang tính biểu tượng, hợp nhất mà còn làm nổi bật những tính cách mạnh mẽ ẩn chứa trong lá cờ Cầu vồng. Trong lá cờ”bình đẳng máu”, tất cả nội dung chỉ xoay quanh 1 màu sắc duy nhất – màu đỏ, màu của dòng máu đang chạy trong mỗi chúng ta. Chúng ta đều giống như nhau, máu của chúng ta cũng vậy, tuy nhiên máu lại không được xem xét bình đẳng giữa những cá thể với nhau.”

Ngày nay, 1 loạt các lá cờ mang tính biểu tượng được sáng tạo thêm, ví dụ lá cờ cho cộng đồng BDSM (những người có thiên hướng thích bạo lực trong tình dục), hay lá cờ cho cộng đồng  “asexuality” (những người có thiên hướng lãnh cảm với tình dục), hoặc sự biến thể của lá cờ cầu vồng khi có thêm 2 dải màu đen và nâu nhằm phản đối sự phân biệt đối với người da đen ở các quán bar đồng tính tại Philadelphia.

Tuy nhiên, cuối cùng Baker mới chính là nhà hoạt động xã hội đã sử dụng lá cờ và các băng rôn chống đối như 1 công cụ chính trị. O’Brien, thư kí giám đốc Triển lãm tại Bảo tàng SFO nói: “Gilbert đã làm việc cả đời mình để làm nên điều lịch sử này. Tôi chắc chắn rằng nếu ông còn tồn tại đến ngày nay, ông sẽ cảm thấy vô cùng tự hào về thành quả của mình. Nhưng tôi nghĩ, trong quá khứ chắc hẳn ông ấy đã từng đọc qua ở đâu đó đã có người bị quấy rối, lạm dụng hoặc bị trục xuất…để có thể sáng tạo ra lá cờ Cầu vồng, để nhắc cho chúng ta nhớ rằng công việc của ông vẫn còn dang dở.”

 Dịch: Cici Giang – RGB
Nguồn: Laura Feinstein – 99u