Những Điều Cần Biết Về Creative Brief – Phần 1

Hôm nay RGB.vn sẽ mang đến các bạn một số thông tin cần biết về Brief cũng như cách làm một bản Brief thông qua một số bài viết sau đây.

Brief (dịch nôm na là bản tóm tắt công việc) là nguồn gốc của quá trình sáng tạo. Tất cả những công việc thiết kế đều bắt đầu bằng một bản brief từ khách hàng, thường là dưới dạng viết hoặc qua lời nói tùy sở thích của khách hàng. Brief có tầm quan trọng rất lớn đối với quá trình thiết kế. Tóm lại, không có brief thì không có dự án!


Chất lượng


Như đã đề cập ở trên, một vài khách hàng hướng dẫn các designer của họ bằng lời nói, một số khác thì cung cấp 1 tập tài liệu chi tiết, và một vài khách hàng thì bằng cả hai hình thức (qua email và điện thoại).

Cho dù khách hàng có thích cách nào đi chăng nữa thì chúng tôi khuyên bạn luôn luôn chí ít cũng phải cố gắng có được một bản brief dưới dạng viết. Bởi vì nó cung cấp cho các bạn một tập tài liệu rõ ràng và có thể xem lại nếu các bạn không chắc chắn về ý định của khách hàng. Giả định là bạn đã có cái mà bạn muốn – một bản chỉ dẫn viết tay. Điều tiếp theo mà các bạn phải cân nhắc là chất lượng của bản chỉ dẫn đó. Khi một bản chỉ dẫn được viết vội vã và sau đó bị gượng ép vào nét vẽ của bạn thì có thể dẫn đến hậu quả là hiểu sai về những lời chỉ dẫn, rối loạn toàn bộ, và cuối cùng thì một giải pháp mà bạn đưa cho khách hàng sẽ không như những mong đợi của họ. Một tập tài liệu chi tiết, cô đọng, xúc tích được cung cấp thông qua 1 cuộc họp và các cuộc gọi sẽ cung cấp cho các bạn 1 sự hiểu biết cặn kẽ về những gì mà khách hàng muốn. Bản brief càng tốt, thì sự hiểu biết về trực giác càng nhiều, và cơ hội để bạn đem đến một giải pháp mà khách hàng thích càng cao.

RGB.vn | Creative Brief

 

Ví dụ về một bản brief tốt


Hình minh họa bên dưới là một ví dụ về 1 bản brief tốt – là đơn đặt hàng của 1 công ty dịch vụ tài chính mới ở thành phố Manchester, Anh quốc (tên của công ty đã được làm mờ đi). Khách hàng đã cố gắng cung cấp tất cả những thông tin mà designer cần càng hữu ích càng tốt trước khi anh ta bắt đầu dự án, bao gồm lịch sử, và giá trị công ty, những tiêu chí, những chỉ dẫn về tiếng nói, hình ảnh bắt mắt mà công ty muốn diễn đạt, và đưa những điều công ty thích và không thích một cách thân mật để giúp designer theo đúng hướng . Chỉ có một chút, nếu như không muốn nói là không có gì, là không rõ ràng. Một bản brief là như vậy, phác thảo chính xác những cái gì mà khách hàng muốn, không muốn, thích và không thích ; cung cấp cho designer một sự khởi đầu mau chóng trước khi bắt đầu dự án.

RGB.vn |  Creative Brief

Nguồn gốc của thuật ngữ “Brief”


Từ “briefing” xuất phát từ ngôn ngữ trong quân đội Mỹ và nó có nghĩa là một cuộc thảo luận về sự triển khai quân bằng một sự mô tả ngắn về tình hình và lời giải thích về mục đích của chiến dịch, và một chiến lược cụ thể. Thuật ngữ này được giới thiệu đến lĩnh vực quảng cáo bởi chuyên gia quảng cáo người Mỹ, Rosser Reeves và người viết bài quảng cáo David Ogilvy, và sau đó được ứng dụng vào marketing.

Top Tips

  • Nếu khách hàng của bạn miễn cưỡng cung cấp cho bạn bản brief, thì bạn đề nghị tự mình viết và đưa nó cho anh ta. Nếu anh ta vẫn không mặn mà gì với ý tưởng đó thì đáng báo động đấy!
  • Kiểm tra, khảo sát, soi xét bản chỉ dẫn cho đến khi bạn biết rõ nó từ trong ra ngoài.
  • Nếu không chắc chắn bất kỳ điều gì thì hãy hỏi khách hàng.
  • Hãy phát triển giác quan thứ 6 để nhận ra 1 bản chỉ dẫn tồi. Nếu bạn gặp 1 bản như vậy thì hãy đi sâu vào nó hoặc bạn cũng có thể viết lại nó.

RGB.vn | Creative Brief

Nhận bản brief

 


Khi bạn nhận 1 tập tài liệu mà hoàn toàn không mắc một lỗi nào thì quá trình sáng tạo có thể bắt đầu! Trách nhiệm đầu tiên của designer là phải hiểu bản brief, cho đến khi bạn tự tin là bạn đã hiểu một cách đầy đủ những mục tiêu và mong muốn của khách hàng. Nếu không chắc chắn bất cứ điều gì thì đừng đưa ra những giả định nhân danh bất kỳ ai khác mà hãy liên lạc lại với khách hàng để hỏi cho rõ ràng hơn. Tóm lại, hãy làm việc càng đầy đủ càng tốt để hiểu bản brief.

RGB.vn | Creative Brief

Bản re-briefing


Ngoài bản brief mà bạn sẽ nhận thì một buổi nói chuyện ban đầu sẽ diễn ra ở nơi mà dự án sẽ được thảo luận và tiền hoa hồng được đưa ra. Nhiều điều có thể được học từ giai đoạn này (thường là thân mật), đặc biệt là nếu buổi nói chuyện diễn ra theo hình thức mặt đối mặt. Dành thời gian để tìm ra những suy nghĩ của khách hàng của bạn, chia sẻ các vấn đề nếu có và cố gắng phán đoán những ý định của khách hàng.

Sau buổi tán gẫu ban đầu, bản brief  bạn nhận được và kiểm tra nó thì 1 bản re-briefing là cần thiết. Bản re-briefing tạo cho bạn 1 cơ hội để đi qua những chỗ sửa chữa và tìm kiếm điều rõ ràng hơn sau khi tiền hoa hồng được chấp thuận. Bản re-briefing này có thể là 1 giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình, là thời điểm để bạn trình bày ý tưởng cơ bản trong khái niệm của mình cho khách hàng, trước khi dùng thời gian và tiền bạc để đầu tư cho giai đoạn thực hiện.

RGB.vn | Creative Brief

Còn tiếp…

RGB.vn/ Dịch và biên tập bởi Rey
Nguồn: TheGraphicDesignSchool