Hiệu ứng Benjamin Franklin

Làm thế nào để sống, làm việc cùng người mà tôi không thích? Vấn đề muôn thuở này được một trong những con người vĩ đại nhất xử lý một cách vô cùng thông minh, đến nỗi ngườ ta gọi đó là “hiệu ứng Benjamin Franklin”.

Bất kể là xã hội hiện đại hay cổ xưa, có những mối quan hệ mà bạn luôn muốn vun đắp để chúng phát triển, lại có những mối quan hệ chỉ cần nghĩ đến thôi là đã “bốc hỏa”. Khá đơn giản, việc đó bắt nguồn từ chuyện bạn có thích người đó hay không?

Tuy nhiên, không phải cứ không thích là được quyền “rời xa”, rất nhiều người chúng ta không ưa chút nào nhưng vẫn phải duy trì mối quan hệ (thầy trò, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp…).

Hãy làm cho những người đó thích bạn bằng phương pháp của Benjamin Franklin.

photo-0-1499419896451

Không chỉ là một chính trị gia, nhà khoa học, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, thợ in… Benjamin còn là một nhà ngoại giao hàng đầu. Có thể bạn sẽ nói rằng: giỏi đến mức giành độc lập về cho nước Mỹ thì thừa sức làm người khác quý mình? Không hẳn đâu! Có lẽ chúng ta đều là những người bình thường khi so sánh bản thân với Benjamin Franklin, nhưng đầu có nghĩa là không được học hỏi từ ông?

Hiệu ứng Benjamin Franklin

Trong hồi ký của mình, Benjamin Franklin từng nói về một người bạn đặc biệt, ban đầu cả ông và người đó đều không ưa nhau chút nào. Sau khi bỏ thời gian ra suy nghĩ, Benjamin Franklin không xa lánh hắt hủi người này mà trái lại, một thời gian sau hai người đã trở thành bạn thân.

photo-0-1499420214420

Để đơn giản hoá, hãy lấy ví dụ. Nếu bạn thích/yêu quý một ai đó, bạn sẽ muốn làm những điều tốt đẹp cho họ và ngược lại với ai đó bạn không thích. Càng tốt với nhau, quan hệ giữa hai con người sẽ càng gắn bó (và ngược lại).

Thế nhưng, khi bạn làm điều tốt cho người bạn không thích, hiệu ứng Benjamin Franklin sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn sẽ xảy ra, thế nhưng vì điều tốt nên cả hai sẽ cùng hướng tới cái đích hàn gắn.

Chính Benjamin Franklin từng phát biểu:

Người từng làm điều tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm thêm nhiều thứ hơn so với người được bạn giúp đỡ”. Đồng nghĩa với việc nếu muốn làm lành với ai đó, hãy yêu cầu họ giúp chứ đừng giúp họ.

Quay trở lại với câu chuyện của Franklin cùng người bạn mình, hai người từng là kì phùng địch thủ khi cùng nghiên cứu luật tại Pennsylvania vào thế kỉ 18. Mặc dù vậy, trong thư viện của người kia có rất nhiều cuốn sách quý giá mà Franklin muốn mượn, ông đã sử dụng cơ hội này làm chìa khóa hàn gắn mối quan hệ của hai người.

Franklin viết một bức thư ngắn gửi cho “kẻ đáng ghét”, miêu tả toàn bộ khát vọng của ông để mượn được sách và đề nghị địch thủ mang sách tới cho ông mượn trong vài ngày. Người kia dù không ưa gì Franklin nhưng vẫn gửi sách ngay lập tức, Franklin sau đó ôm cuốn sách trong một tuần và gửi trả lại kèm với một bức thư cảm ơn cực kỳ nhiệt tình.

Lần tiếp theo hai người gặp mặt, “kẻ đáng ghét” ngày nào của Franklin bỗng trở nên hiền hòa hơn, ông chủ động bắt chuyện (điều trước đó chưa từng xảy ra) một cách cởi mở, thẳng thắn sau đó họ đồng ý giúp đỡ nhau trong mọi chuyện và từ đó Franklin trở thành bạn thân với kẻ mà ông ghét cho tới khi… qua đời.

Hiệu ứng Benjamin Franklin trong cuộc sống

Những thử nghiệm trên đều cho thấy khi bạn nhờ ai đó làm gì, bạn đang tạo tín hiệu cho thấy bạn cần một thứ gì đó từ họ, có thể là đồ vật, kiến thức, kĩ năng… Việc yêu cầu này đưa bạn xuống thấp hơn người được nhờ, cho họ thấy được sự kính trọng, nể phục từ bạn.

Sự kính trọng, nể phục này mặc định tạo cái nhìn thiện cảm hơn đối với người đối diện và họ sẽ cảm thấy sẵn lòng giúp bạn hơn.

Hiệu ứng Benjamin Franklin có thể được sử dụng để làm 2 việc: Nhờ vả và cải thiện mối quan hệ.

Đối với nhờ vả thì quá đơn giản rồi, bạn có thể yêu cầu người khác giúp đỡ mình cho dù đó là người bạn không thích, họ đã giúp bạn lần 1, khả năng cao hơn là họ sẽ tiếp tục giúp bạn trong tương lai. Và nếu họ từ chối ngay lần đầu tiên, bạn sẽ hiểu mình không thể nhờ được họ gì nữa.

Còn với cải thiện quan hệ, đây chính là cách mà Benjamin Franklin sử dụng hiệu ứng của mình. Nếu muốn cải thiện quan hệ với ai đó, hãy yêu cầu họ giúp đỡ một cách lịch sự. Nếu họ đồng ý giúp, hãy cảm ơn họ sau đó làm lành thông qua con đường ngoại giao. Hãy nhìn ví dụ của Benjamin Franklin cùng người bạn, bạn sẽ tự hiểu cách dùng hiệu ứng này thôi.

Theo Bussiness Insider