Cách sử dụng gam màu nóng cho những dự án thiết kế

Nóng và lạnh – hai sắc độ này luôn được mọi người nhắc đến khi trò chuyện về thời trang, thiết kế, trang trí… Nhưng bạn có thực sự biết ý nghĩa của chúng là gì không? Hãy cùng RGB.vn tìm hiểu điều đó qua bài viết này nhé.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc sử dụng màu nóng trong các dự án thiết kế và tạo nên một số bảng màu có sắc độ nóng. Không những vậy chúng ta sẽ nghiên cứu về lý thuyết và ý nghĩa đằng sau những sự lựa chọn màu nóng.

[quote]Màu nóng là gì?[/quote]

 

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_01

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_02

 

 

Màu nóng chiếm một nửa của vòng thuần sắc gồm các màu đỏ, cam, vàng và hồng. Mỗi khi nhìn thấy màu nóng, ta luôn liên tưởng đến những tia lửa loé sáng hay các vầng hào quang xung quanh mặt trời.

Sự phân chia màu sắc trên vòng thuần sắc biến đổi không đáng kể nhưng nó đủ để chuyển đổi các dãy màu từ vàng sang tím đỏ. Những nhà nghiên cứu màu đã tạo nên vòng thuần sắc bằng cách kết hợp hai gam màu nóng và lạnh lại với nhau. Tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc xây dựng vòng thuần sắc tại “The Dimensions of Colour” – David Briggs.

Briggs chia sẻ:“Dường như thuật ngữ nóng và lạnh đã không được dùng cho màu sắc cho đến khi các hoạ sĩ lần đầu tiên thấy các sắc độ của chúng được đặt trong một vòng tròn. Vòng thuần sắc của Charles Hayter vào năm 1813 đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của những thuật ngữ này trong một hệ thống màu được công bố rộng rãi. Tuy nhiên sau các cuộc trao đổi của những họa sĩ, chúng đã được xác định là có nguồn gốc từ năm 1727.”

[quote]Ý nghĩa của màu nóng[/quote]

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_04

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_03

Thuật ngữ “nóng và lạnh” gây ra những xúc cảm về tâm lý. Không giống như những định nghĩa khác về màu sắc, định nghĩa màu nóng không hề liên quan đến tính phản chiếu hoặc khả năng hấp thụ ánh sáng. Độ “nóng” của màu cũng không có liên hệ gì với độ sáng, độ bão hoà hay sắc của nó. Nói chính xác thì nó chỉ ra màu ấy nằm ở đâu trên vòng thuần sắc.

Khi nói đến màu nóng người ta nghĩ ngay đến sức mạnh và tràn đầy năng lượng. Do đó, chúng nổi lên trong không gian và khiến những khoảng cách xung quanh rộng mở và mênh mông hơn. Giống như cách gọi tên, màu nóng khuấy động không khí náo nhiệt và hào hứng, tạo nên một cảm giác vui tươi, ấm áp.

Bởi sự liên tưởng này các màu nóng được dùng để trao đổi những mẫu tin nhắn yêu thương hạnh phúc, chan hoà và năng lượng. Chính vì điều này nên các nhà hàng và các công ty thức ăn thường dùng màu đỏ và vàng để tạo nên những sản phẩm bắt mắt.

Những sắc thái mà màu nóng thể hiện:

  • Đỏ: Thể hiện tình yêu, tham vọng, giận dữ, cấp bách, cái đói
  • Cam : Sức khoẻ, sự thu hút, sang trọng, tuổi trẻ, cảnh báo
  • Vàng: Vui vẻ, lạc quan, tính trẻ con, sự tươi mới, ấm áp
  • Hồng: Nhạy cảm, dịu dàng, lãng mạn, ngây thơ, đồng cảm.

[quote]Màu nóng trong lý thuyết (nghiên cứu) thiết kế[/quote]

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_05

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_06

Khi làm việc với màu nóng, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết kết hợp với những khoảng không làm việc xung quanh. Màu nóng nổi lên, và điều đó khiến chúng trông dài hơn, lớn hơn và rộng mở hơn trong không gian. Điều đó đã được chứng minh trong các thí nghiệm vật lý về dãy quang phổ màu sắc, chẳng hạn như :Bước sóng đỏ dài hơn bước sóng xanh, bước sóng đỏ là bước sóng dài nhất… Chính vì điều đó nên màu nóng thể hiện sự gần gũi và ấm áp trong khi màu lạnh lại thể hiện sự xa cách.

(Tìm hiểu thêm về dãy màu quang phổ trong vật lý:

https://nguyendinhdang.wordpress.com/2013/05/16/bi-mat-cua-mau-sac/)

Có thể thấy, màu nóng thường bị lạm dụng trong các dự án thiết kế. Nhiều người nói hãy làm màu này nóng hơn đi, nhưng thật ra ý của họ là làm nó sáng hơn. Muốn làm một màu trở nên nóng hơn thì phải thay đổi sự pha trộn màu bằng cách thêm đỏ hoặc vàng. Trong khi làm một màu trở nên sáng hơn nghĩa là phải điều chỉnh độ bão hoà và sắc.

Những màu nào được coi là nóng nhất? Trong gam màu nóng, màu nóng nhất rơi vào giữa 2 màu cơ bản – đỏ và vàng (màu lạnh nhất thì nằm ở vị trí đối diện trên bảng thuần sắc) Do đó màu nóng nhất là cam. (— Bài thực hiện bởi RGB.  Vui lòng xin ý kiến tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)

[quote]Sử dụng màu nóng[/quote]

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_07

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_08

Màu nóng như Đỏ, cam, vàng, hồng được sử dụng đến 80 phần trăm, còn lại là các màu lam, xanh lá, tím.

Sử dụng màu nóng trong các dự án thiết kế tạo nên cảm giác vui vẻ, nhiệt tình và tràn đầy sức sống. Có một số ý kiến cho rằng cần phải phối hợp cả hai màu nóng và lạnh trong bảng màu thì mới phù hợp. Và điều quan trọng hơn hết, ngoài sự phối hợp trên các bạn nên có những hiểu biết về sự phối hợp hai màu tương phản với nhau và sự lựa chọn màu sắc ấy sẽ ảnh hưởng ra sao tới thông điệp của bạn.

Nhưng bên cạnh đó các nhà thiết kế cũng gặp không ít khó khăn khi sử dụng màu nóng. Chẳng hạn như màu đỏ quá là mạnh mẽ hoặc màu hồng đậm chất dịu dàng nữ tính. Điều quan trọng là phải biết phối màu sao cho hợp với thông điệp và kết hợp chúng với những màu offset khác.

Khi làm việc với màu nóng, tôi thích sử dụng màu neutral hoặc trắng vì nó tạo nên sự thoải mái, tươi mát. Ngược lại, phối các màu tối với đen cũng có thể có hiệu quả. Lưu ý là điều chỉnh độ tương phản thích hợp, những màu chói loá thì cần nền “tĩnh” để trông ổn định hơn. Nếu không, nhìn chúng sẽ có vẻ quá khích.

Một vài thiết kế tập trung chủ yếu vào màu nóng đơn sắc. Khi làm việc với màu nóng và lạnh cùng một lúc, cách tốt nhất là chọn sắc và độ bão hoà tương phản nhau. Làm theo những nguyên tắc cơ bản của vòng thuần sắc, bắt đầu bằng một màu nóng và phối chúng một cách phù hợp để cho kết quả tốt nhất.

Hãy cùng thử áp dụng quy luật 80/20 trong thiết kế nhé. Khi sử dụng màu, 80% nên là màu neutral (màu này dành cho phần nền hoặc chủ yếu dành cho chữ) và 20% là cho việc dùng các màu đậm để làm nổi bật đối tượng cần nhấn mạnh. Ta nên áp dụng quy luật này khi phối hợp màu sắc. Trong một bảng màu nóng, 80% là đỏ, cam, vàng và hồng – 20% còn lại là lam, xanh lá và tím.

Khi bắt đầu thực hành pha màu, bạn có thể quyết định độ nóng lạnh của màu thông qua thành phần. Vềdigital, màu đỏ (Red) trong RGB có giá trị cao nhất, còn thấp nhất là màu lam. Trong in ấn, CMYK đỏ tươi và vàng (Magenta – Yellow) có giá trị cao nhất và thấp nhất là màu lam và đen (Cyan – Black). (— Bài thực hiện bởi RGB.  Vui lòng xin ý kiến tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)

[quote]Các bảng màu nóng tham khảo[/quote]

Ngay bây giờ, bạn đã sẵn sang sử dụng màu nóng chưa? Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài bảng màu được hình thành từ những cảm xúc tự nhiên nhé. (Bạn có thể tìm chúng trên Color Louvers)

Dance to Forget

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_09

City Sunset

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_10

Let Me Think About It

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_11

Maddening Caravan

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_12

Here Comes the Sun

rgb.vn_cach-su-dung-gam-mau-nong-cho-cac-du-an-thiet-ke_13

[quote]Kết luận[/quote]

Nói tóm lại, việc sử dụng màu nóng chính là sự lựa chọn tốt nhất để thu hút nhiều khách hàng cho các dự án thiết kế bởi chúng rất thu hút, vui tươi và giàu năng lượng. Các thiết kế màu nóng gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và kết nối những cảm xúc xung quanh lại với nhau.

Bí quyết sử dụng màu nóng là hiểu rõ các mối liên kết về mặt cảm xúc, đồng thời nên làm việc cùng với nó chứ không phải chống lại nó. Khi không chắc điều gì, hãy tin vào cảm nhận của lòng bạn: màu này khiến bạn cảm thấy như thế nào? Nó có phù hợp với dự án của bạn hay không?

 Nguồn: designshack.net | Việt hóa bởi: Chu Lai | Ban biên tập RGB.vn