Designer, Developer và cuộc chiến tranh lạnh giữa họ

Designer (nhà thiết kế)Developer (nhà phát triển Web/ coder), xung đột giữa họ không bao giờ là kết thúc. Một sự thật mà tất cả chúng ta ai cũng biết đó là họ không thể sống thiếu nhau. Chính vì điều nãy, chiến tranh lạnh giữa họ xảy ra. Tôi không hề làm quá vấn đề này lên ngoài trừ trường hợp Designer và Developer nào đấy đã quá ăn ý, hòa hợp với nhau khi đã làm việc chung với nhau trong một khoảng thời gian khá dài nhưng có lẽ điều này nằm trong số ít nếu không gọi là hiếm. Giống như 2 nhân vật hoạt hình Tom và Jerry luôn luôn đấu đá và diễn ra các cuộc chiến tranh nhưng đến cuối phim, 2 nhân vật vẫn bắt tay làm bạn. Tôi tin rằng, các nhà thiết kế và nhà phát triển web cũng chia sẻ với nhau một mối quan hệ yêu-ghét tương tự. Đặc biệt khi làm việc trên một dự án thiết kế web, bất đồng là không thể tránh khỏi giữa họ nhưng họ vẫn phải chung một mục đích cuối cùng là hoàn tất dự án.

Bài viết của trang graphicdesignblog nói về vấn đề này cũng như một chút chia sẻ của tôi trong khoảng thời gian đã và đang từng làm việc với các Developer nói về những điều khiến cho Designer và Web developer khó mà trở thành 1 cặp hạnh phúc. 😀

 

1. Sự khác biệt về mục tiêu hướng tới:



Vấn đề đầu tiên là nguyên nhân gây xung đột giữa một nhà thiết kế đồ họa và phát triển web là sự khác biệt của mục tiêu của họ. Mặc dù đều có những mục đích khác nhau nhưng cuối cùng họ vẫn chung một mục đích duy nhất là “sự hài lòng của khách hàng”. Mục tiêu chính của thiết kế là làm cho các thiết kế có trực quan thật hấp dẫn khách hàng. Trong khi trên Mặt khác, mục tiêu chính của phát triển là để đảm bảo các chức năng và khả năng tiếp cận cho người xem. Đây là nơi xảy ra các vụ đụng độ thực sự.

 

2. Nghệ thuật và chức năng:



Vấn đề tiếp theo phát sinh giữa thiết kế và phát triển là cách suy nghĩ. Cả hai đều có một cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau khi làm việc. Trong khi thiết kế có một tư duy nghệ thuật, các nhà phát triển lại có những suy nghĩ về chức năng tương tác đầy thông minh. Nhà thiết kế cố gắng để chơi với các yếu tố khác nhau của thiết kế đồ họa như chữ (typo), màu sắc (color) và phong cách (style), trong khi những yếu tố đó lại gây khó khăn cho các nhà phát triển để chuyển đổi các phong cách phức tạp vào CSS hoặc HTML. Các nhà phát triển chỉ đơn giản là ghét cay ghét đắng khi nhà thiết kế sử dụng phong cách bay bổng và sáng tạo của các nhà thiết kế. Đó thực sự là một thách thức.

 

3. Các định dạng tập tin không hợp lệ:



Một điểm quan trọng nữa chính là các định dạng tập tin không thể chấp nhận được. Kể từ kho vũ khí chính các nhà thiết kế đồ họa là Illustrator và Photoshop, họ thưởng gửi các công việc của họ cho nhà phát thiết dưới dạng tập tin .EPS hay định dạng .PDF. Điều đó thực sự làm phiền một nhà phát triển web để nhận được các tập tin có chứa nhiều lớp không có tên. Tương tự như vậy, đôi khi khi các nhà phát triển gửi một đoạn mã script để thiết kế như một mẫu, vấn đề định dạng tập tin không hợp lệ lại một lần nữa phát sinh là các nhà thiết kế đồ họa không biết làm gì với những đoạn mã nhằng nhịt như vậy.

 

4. Thời gian thực hiện:



Khi các thiết kế với các nhà phát triển, đồng bộ hóa thời gian là một vấn đề lớn. Khi designers hoàn thành một phần của họ về công việc tương đối nhanh hơn so với các developers, họ phải kiên nhẫn chờ đợi cho developers phát triển mã và tiến hành quyết toán của dự án. Chưa kể, những ý tưởng được xem là đầy mang tính sáng tạo và thẩm mỹ lại gây khó khăn với các nhà phát triển web.

 

5. Khoảng cách khi giao tiếp:



Khi 2 chuyên gia cùng làm việc trên một dự án, khoảng cách khi giao tiếp sẽ diễn ra khỉ cả 2 đều suy nghĩ theo chiều ngang. Ở đây tôi muốn nói, ví dụ nếu nhà thiết kế cố gắng nói với nhà phát triển về hướng đi của các đoạn mã script và HTML, nhà phát triển sẽ trả lời một cách thằng thừng rằng “Tôi không cần bạn phải nói với tôi phải làm việc như thế nào để làm công việc của chính tôi”. Chính điều này sẽ làm tạo nên khoảng cách lớn giữa họ.

 

6. Mức tín dụng:



Trong mọi trường hợp, các designers chính là người có được sự tín dụng của khác hàng từ các dự án thiết kế. Dù là Web designer hay Graphic designer thì họ vẫn nhận được những lời khen ngợi và sự công nhận kể từ đầu cho đến cuối dự án. Trong khi đó, các developer lại phải trờ lại với những hợp đồng phát triển tiếp theo, họ bị ngồi ngoài khỏi những khoảng thời gian kết thúc dự án.

 

Vậy:

AI MỚI LÀ ÔNG CHỦ THỰC SỰ???

Bạn chắc chắn đã nghe câu “Một thuyền chỉ có một thuyền trường“. Vậy theo bạn, ai sẽ là ông chủ thực sự, ai sẽ là người đứng ra chỉ đạo toàn bộ quá trình phát triển dự án thiết kế web?

RGB thực sự muốn những ý kiến riêng từ các Graphic designer và các Web Developer rằng đâu mới là nguyên nhân chính tạo ra sự xung đột giữa họ, cách giải quyết sẽ như thế nào ???

 

RGB.vn / Nguồn: graphicdesignblog
Dịch và bổ sung: Huy Hùng RGB