Khám phá lớp học Thiết kế đồ hoạ tại Đại học FPT

Các lớp học Thiết kế đồ họa tại Đại học FPT không chỉ khiến cho dân “ngoại đạo” mà ngay cả những người trong ngành đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_03

 

Mọi thiết kế đều bắt đầu… bằng tay

“Nhưng tại sao Thiết kế đồ hoạ lại đi học vẽ bằng bút chì? Tưởng đấy là việc của dân Kiến trúc? Thiết kế đồ hoạ là dùng máy tính cơ mà?” là các câu hỏi phổ biến của dân “ngoại đạo”. Đồng chí Thiết kế đồ hoạ nào cũng cười tít khi nghe câu hỏi này. Vì “giấy bút hay máy tính chỉ là công cụ phân biệt sau này, khi đã đi vào chuyên sâu. Còn trước tiên phải học từ những bước cơ bản nhất là cầm bút chì vẽ hình khối cơ bản, học để cảm thụ về nghệ thuật thị giác, về những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế… Mọi thiết kế đều bắt đầu từ ý tưởng và những bản vẽ phác thảo bằng tay”, cô Trần Thị Lệ Quyê, trưởng khoa Thiết kế đồ họa, Đại học FPT cho biết.

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_04

 

Định hình phong cách qua những trải nghiệm ngoại khóa

Thầy Christofer (Điều phối viên Quan hệ Quốc tế, Đại học Mỹ thuật Stockholm, Giám đốc ý tưởng của Frost – Digital agency) nhấn mạnh “Thiết kế đồ họa là ngành đào tạo đòi hỏi tính nghệ thuật và sáng tạo không ngừng. Khi chọn một ngành nào thì phải hiểu được lý do tại sao chọn. Với ngành Thiết kế đồ họa thì đây là điểm quyết định và định hướng nghề nghiệp quan trọng đối với sinh viên”.

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_05

Ngoài những giờ học trên lớp, việc tham gia các buổi ngoại khóa giúp định hình phong cách của sinh viên.
Thổi linh hồn vào những bức ảnh tĩnh

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_06

Những bức ảnh tĩnh như được thổi một linh hồn, làm chúng chuyển động linh hoạt và hiệu quả trong gang tấc. Các sinh viên ở lớp Thiết kế đồ họa này đang trong học phần hoạt hình. Các bạn được thực hành, luyện tập tạo hình nhân vật, storyboard và làm chuyển động. “Để hoàn thiện được một đoạn phim hoạt hình cơ bản, cần một ekip với các vị trí chuyên biệt và một kế hoạch hành động cụ thể để có thể hoàn thành những đầu việc rất mới mẻ như kịch bản, xây dựng concept nhân vật và bối cảnh, xây dựng chuyển động, ghép nhạc,…” Cô Quyên chia sẻ. “Không chỉ định hướng vẽ, cấp quy trình, các giảng viên Đại học FPT còn định hướng sinh viên cách tư duy theo kiểu phim hoạt hình nữa. Dĩ nhiên các thiết bị học tập đều được trường trang bị chu đáo. Ở học phần nâng cao, các bạn sẽ được học các môn về toon.”

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_07

 

Những “đứa con” tinh thần

Triển lãm 37 sắc thái và triển lãm Look at me là hai sự kiện nổi bật do chính sinh viên Thiết kế đồ họa và thầy cô trong khoa đứng ra tổ chức. Trải qua 3 học kỳ với những bài tập cơ bản, mỗi sinh viên khoa Thiết kế đồ họa – Đại học FPT đã hình thành cá tính riêng trong từng tác phẩm.

rgb_creative_rgb_fpt_university_designer_thiet_ke_do_hoa_08

“Thú vị thứ nhất khi học chuyên ngành này là chương trình đào tạo hướng tới digital, môi trường học tập của  thoải mái; cơ sở vật chất tốt, lớp học ít người nên giảng viên và sinh viên không còn khoảng cách, tương tác trực tiếp với nhau trong giờ học. Đặc biệt, bọn mình được tự do sáng tạo, không bị giới hạn bởi những khuôn khổ những quy tắc”, Hải, sinh viên của trường Đại học FPT nhận xét.

Việc tổ chức triển lãm một cách nghiêm túc không chỉ là sự kiện đánh dấu thành quả sau chặng đường học tập, mà còn là cơ hội để các bạn sinh viên ý thức tầm quan trọng về công việc mình sẽ làm sau này.