Một góc nhìn khác về Thiết kế tại triễn lãm Good Design của MoMA

Nguồn ảnh: John Wronn

MoMA – Museum of Modern Art (Bảo tàng nghệ thuật hiện đại)

Triển lãm The Value of Good Design tại MoMA chắc hẳn sẽ khiến các nhà thiết kế suy nghĩ lại cách thiết kế hiện nay – một thông điệp mang tính tất yếu trong thời đại số của những bản sao nhạt nhòa.

RGB.vn_moma_1

RGB.vn_moma_2

Khái niệm “một thiết kế đẹp” ngày nay được hiểu như thế nào? – Câu hỏi được buổi triển lãm The Value of Good Design đặt ra. Bước vào triển lãm, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng một loạt các sản phẩm thiết kế độc đáo, hoặc có niên đại giữa thế kỷ trước, từ các vật dụng, nội thất trong nhà cho đến các sản phẩm điện tử và đồ họa. Dù chỉ tổ chức đến nay được 3 lần từ những năm 1930, tuy nhiên triển lãm này đã mang lại hiệu ứng mạnh mẽ đến người xem. Ban đầu, triển lãm Good Design của MoMA chỉ là cách các cơ quan văn hóa tuyên truyền thông điệp về ngành công nghiệp thông qua các vật thể thiết kế. Nhưng đến thời điểm hiện tại, nó đã có những ảnh hưởng nhất định.

Câu hỏi này cũng được nhấn mạnh trong buổi báo cáo Design in Tech Report 2019 của John Maeda, và sự phản đối bất ngờ của ông đối với các công ty thiết kế hàng đầu. Maeda nói rằng các nhà thiết kế đang có nguy cơ tạo ra các phương thức giao tiếp lạ lẫm và khó mà tiếp cận, song song đó lại tập trung quá nhiều vào hiệu ứng bề nổi của thiết kế hơn là nhắm vào đối tượng khách hàng tương tác với sản phẩm. Ông ấy tin rằng các nhà thiết kế đang có một cách tiếp cận sai lầm về việc hiểu một thiết kế đẹp là như thế nào. Từ đó, ông suy luận rằng các nhà lãnh đạo đang đi chệch hướng hỏi những nguyên tắc, và biến nó trở thành một vấn đề nhức nhối trong thời đại doanh nghiệp hiện nay.

Một cách để hoài niệm về cuộc sống

Triển lãm này khắc họa nên một thế giới quan thu nhỏ trước mắt hơn là truyền tải một thông điệp sâu xa hoặc mang tính nhân văn hơn. Lấy ví dụ từ bộ phim Glimpse of the U.S.A của Charles và Ray Eames. Được sản xuất vào năm 1959, bộ phim miêu tả một góc nhìn hoàn hảo về nước Mỹ, phác họa lên cuộc sống hàng ngày của người dân Mỹ: khiêu vũ, bóng chày, đua ngựa, bãi biển, trẻ em nô đùa hoặc thậm chí là hình ảnh mọi người ngồi ăn kem cùng nhau.

Những hình ảnh này được dàn dựng theo phong cách phim tài liệu, các nhân vật làm công việc hàng ngày họ thường làm – theo một cách tự nhiên nhất như không ghi hình. Người xem như chứng kiến cuộc sống hiện thực hàng ngày của họ.

Tuy nhiên, khác với phim tài liệu thông thường, mọi thứ được ghi lại một cách chân thật và tự nhiên nhất. Tất cả phác họa lại sự phát triển của Hoa Kỳ và một cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Hay chúng ta cũng có thể tham khảo về nghệ thuật Pop, các hình ảnh sẽ được lặp lại trên bảy khung hình, khiến cho việc chuyển cảnh trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Trong tác phẩm này, chúng ta có thể cảm nhận một cuộc sống thường ngày của người Mỹ thật hạnh phúc, yên bình. Dù trên thực tế, đôi khi nó lại khá khô khan và khắc nghiệt.

Phần “hồn” của thiết kế

 

RGB.vn_moma_3 

Thế giới quan mà Maeda miêu tả đã trở thành chuẩn mực trong thời đại kỹ thuật số. Chúng ta được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tương tác tốt, mẫu mã bóng loáng không tì vết. Các thuật toán và máy móc hiện đại có thể giúp dự đoán hoặc tham gia vào tiến trình thiết kế, điều này đôi khi làm chúng ta hoài nghi về khả năng thiết kế của bản thân lẫn các lựa chọn được được đưa ra. Kết quả là các sản phẩm được chau chuốt một cách hoàn chỉnh – nhưng đôi khi lại thiếu phần “hồn” cần có.

RGB.vn_moma_4

Tương tự, một poster của Mitsubishi Nhật Bản trong triển lãm Good Design khắc họa hình ảnh một người phụ nữ bên chiếc máy may hiệu Mitsubishi. Khuôn mặt của cô được vẽ bằng những nét cọ mềm mại, trái ngược với những đường nét sắc sảo và đậm nét của chiếc máy may. Giao điểm dung hòa giữa hai cá thể là sự giao thoa giữa đôi bàn tay và chiếc máy. Logo Mitsubishi được thiết kế ở vị trí dễ nhìn thấy nhắc mọi người luôn nhớ đến Mitsubishi dùn vô tình xem qua thiết kế này.

Poster này – cũng giống các tác phẩm khác được trưng bày tại triển lãm, thể hiện sự giao thoa giá trị giữa thiết kế, nền công nghiệp hóa và sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, trong từng tác phẩm đều thể hiện phần “hồn” cần có.

Sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa và cơ giới hóa cũng được thể hiện trong dệt may. Nhưng khác với poster hay video, vốn được trình chiếu ở những nơi công cộng, các tác phẩm dệt may của Lecienne Day lại được đặt vào khu vực bên trong, khiến cho mục đích trong thiết kế của cô trông như phổ biến và cá nhân hơn. Trong triển lãm, hai tác phẩm Spectators (1953) và Mezzanine (1958) của cô được trưng bày như các sản phẩm dệt may – mặc dù mục đích ban đầu là để trang trí nội thất.

RGB.vn_moma_5
Spectators (1953) 

RGB.vn_moma_6

Mezzanine (1958) 

Trong Spectators, có một sự kết hợp giữa các hình nhân theo chiều dọc, khiến tác phẩm trở nên mượt mà nhưng cũng khơi gợi một điều bí ẩn nào đó. Trong khi đó, trong Mezzanine, các hình trụ nằm ngang được sắp xếp bằng các đường vẽ liên kết, trông mượt mà, mềm mại như được vẽ bằng cỏ khô.

Vòng tuần hoàn sao chép và thiết kế

Xét về mặt thẩm mỹ thì các tác phẩm được trưng bày có thể nói là những tác phẩm mượt mà, sắc sảo, cân bằng, hoàn hảo và thực dụng. Nhưng xét về mặt khác, nó thể hiện được sức mạnh của việc kết hợp triết lý của Bauhaus với chức năng của việc sản xuất hàng loạt của Pop Art, tạo nên các sản phẩm tối ưu hóa cả về chức năng, giá trị lẫn diện mạo cho cả người dùng lẫn nhà sản xuất.

RGB.vn_moma_7

Các giá trị này được tuyên truyền bởi các tổ chức văn hóa và chính phủ trên khắp thế giới nhằm tạo ra bầu không khí tích cực cho nền công nghiệp hóa. Chúng ta có thể cảm nhận được tầm ảnh hưởng to lớn này luôn hiện diện xung quanh chúng ta

Hiện nay, Good Design là trải nghiệm tiêu chuẩn trong thế giới số. Đặc biệt là các trang web, thường sử dụng trải nghiệm UX và UI tiêu chuẩn. Nó là một hệ thống lặp lại liên tục, cũng như Pop Art vậy.

Với cương vị là nhà thiết kế, chúng ta đang có cơ hội quý báu để thay đổi cách nhìn này. Chúng ta cần phải tái cơ cấu lại tương lai của “một thiêt kế đẹp” hơn là chỉ dựa trên các chi tiết về hình thức – đó cũng là lí do càng ngày càng có nhiều website ra đời tương tự nhau. Bằng việc cẩn trọng trong thiết kế, chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm có “hồn” cần có và giảm thiểu sự hiểu lầm trong thông điệp truyền tải.

Xem lại poster của Mitsubishi – bạn có thể tưởng tượng được vô số câu chuyện của cô ấy: Phải chăng cô ấy đang vội sửa cái váy của mình để đi ăn tối? Hay là cô đang sửa quần áo cho con để kịp đến trường? Điều đó khiến poster trở nên thú vị hơn cho việc quảng cáo chiếc máy may; nó trở thành một câu chuyện sâu sắc về mối quan hệ của chúng ta với công nghệ.