Đào Huy Hoàng và cái duyên với nghệ thuật Calligraphy

Đào Huy Hoàng được biết đến là một Calligraphy Artist tiên phong trong tại Việt Nam. Sự tiên phong ấy khiến anh gặp không ít thách thức nhưng bằng sự đam mê của mình, anh hiện là thầy dạy viết chữ Calligraphy được thế giới biết đến, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, gần đây nhất là cả Úc và Mỹ. Không chỉ vậy, anh còn có khả năng tự tạo ra những cây bút – công cụ quan trọng của một calligrapher. Với mục tiêu trở thành một Calligrapher giỏi, một nghệ nhân làm bút và một người thầy tốt, Calligraphy hiện tại chính là cuộc sống của anh. Hãy cùng RGB trò chuyện với Đào Huy Hoàng để có thể hiểu rõ hơn công việc của một Calligrapher và biết đâu được bạn sẽ có thêm cảm hứng cho nghệ thuật này.

  • Sinh nhật: 1993
  • Quê quán: Hà Nội
  • Sở thích: Âm nhạc, hội hoạ, văn học
  • Tốt nghiệp đại học: Ngoại thương Hà Nội
  • Châm ngôn sống: Hãy làm tốt hơn cả những gì tốt nhất
  • Blog |  youtube

1. Cơ duyên nào đã dẫn dắt anh vào nghệ thuật Calligraphy?

Mình bắt đầu tập viết chữ trở lại khi mới vào năm nhất đại học, sau khi nhìn thấy bản viết của ông nội và cụ nội. Khi đó mình chỉ nghĩ đơn thuần tập viết sẽ phục vụ chút cho công việc thiết kế đồ hoạ mà mình dự định theo đuổi bên cạnh việc học các môn kinh tế trên trường. Mình tìm hiểu trên mạng, tình cờ biết đến calligraphy và rất tò mò không hiểu vì sao các tác phẩm tuyệt đẹp như thế lại có thể thực hiện hoàn toàn bằng tay. Rồi mình có cơ duyên được học calligraphy từ một cô giáo nước ngoài, khi mình bước vào năm thứ hai đại học, và tiếp tục theo đuổi nó một cách nghiêm túc tới tận bây giờ.

2. Có vẻ như sự nghiệp hiện tại của anh hoàn toàn không liên quan gì đến ngành học của mình, anh có cảm thấy điều này thật thú vị không?

Mình chỉ quan niệm học kinh tế giống như học về một công cụ giúp bạn hiểu rõ thế giới vận hành như thế nào, còn muốn sống và làm việc tốt mình cần học nhiều thứ khác. Vì vậy tất cả những điều đó đều cho mình rất nhiều giá trị, thú vị như nhau, quan trọng như nhau, và bổ trợ lẫn nhau.

3. Động lực nào khiến anh quyết định theo đuổi nghiêm túc bộ môn nghệ thuật này?

Mình cảm thấy những công việc liên quan đến đôi tay phù hợp với mình hơn là xử lý hình ảnh trên máy. Vì vậy mình từ bỏ kế hoạch học thiết kế đồ hoạ để toàn tâm toàn ý đến với calligraphy. Và mình chỉ nghĩ rằng người khác làm được thì mình hoàn toàn có thể làm được, thậm chí tốt hơn thế để thúc đẩy bản thân không ngừng cố gắng.

Xem thêm bài viết về Đào Huy Hoàng: https://rgb.vn/news/9x-duoc-3-tap-chi-nuoc-ngoai-khen-ngoi

4. Anh có gặp khó khăn nào trong quá trình theo đuổi Calligraphy không, được biết khi bắt đầu anh hoàn toàn không liên quan gì đến lĩnh vực thiết kế?

Bất cứ công việc nào khi mới bắt đầu cũng đều gặp muôn vàn khó khăn. Đối với mình, thiếu hụt các công cụ để làm việc là khó khăn lớn nhất, lúc mà calligraphy mới xuất hiện ở Việt Nam mà chưa được phổ biến. Tìm kiếm nguồn bút, mực, giấy cực kì vất vả và tốn kém; tuy vậy bù lại mình laị được trải nghiệm nhiều chất liệu khác nhau và bắt buộc vận dụng óc sáng tạo để tận dụng những gì mình có hiệu quả nhất.

5. Sự tiên phong trong nghệ thuật Calligraphy có những khó khăn gì?

Trở thành người tiên phong đồng nghĩa bạn sẽ đối mặt với nhiều vấp ngã mà không có ai bên cạnh để cho bạn lời khuyên, hoặc dìu dắt bạn. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn, rồi chịu nhiều chỉ trích từ những người không hiểu bạn, hoặc nghi ngờ từ gia đình liệu công việc có ổn định không… Cá nhân mình không coi đó là khó khăn, mà ngược lại là một thử thách xứng đáng để nỗ lực vượt qua.

6. Những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của anh là gì?

Mình có cơ hội được viết cho nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Hermes, Guccie hay YSL. Hai năm trở lại đây mình được mời đi dạy tại một số nước trên thế giới, ở Đông Nam Á, Australia và Mỹ.

7. Calligraphy đã tác động đến cuộc đời của anh như thế nào?

Calligraphy hiện chính là cuộc đời mình, và hy vọng sẽ mãi mãi như vậy trong tương lai. Đây là công việc mà mình yêu thích, và mình làm tốt, có lẽ là mình khá may mắn khi tìm được niềm đam mê và được sống vì nó.

8. Được biết anh là một giảng viên Calligraphy, hiện tại việc giảng dạy của anh đã đạt những thành tựu nào và điều gì khiến anh yêu thích trong công việc giảng dạy?

Mình được dạy nhiều nước trên thế giới, được tiếp xúc nhiều nền văn hoá và tìm hiểu về nguồn cội của calligraphy tại từng nước đó. Mình rất thích đi đây đi đó và kết bạn với mọi người, thông qua một tiếng nói chung đó là calligraphy.

9. Anh có thể chia sẻ một chút về công việc giảng dạy của mình không?

Mỗi lần đi dạy thì mình đều phải chuẩn bị rất nhiều thứ, như là phải chụp ảnh sản phẩm và bản thân để quảng bá, tài liệu sử dụng trong lớp học, lên danh sách các đồ dùng cần thiết, cập nhật mạng xã hội, theo dõi đăng kí của học viên để chủ động tương tác, làm bút mang đến lớp,… Ngoài ra mỗi nơi có một phong cách học khác nhau vì vậy mình cũng cần linh hoạt cách dạy để mỗi người được tiếp thu nhiều nhất có thể. Đặc thù của học calligraphy là học viên phải thực hành rất nhiều, mà thời gian lớp học có hạn nên mình cũng cần cân đối giữa các bài học về lịch sử, kĩ thuật viết và sửa bài cho từng người. Kết thúc lớp học mình cũng phải trao đổi với học viên về khó khăn của họ và đưa ra lời khuyên qua email.

10. Anh có thể mô tả một chút về các công đoạn khi thực hiện một tác phẩm không?

Để thực hiện một tác phẩm, nếu chỉ viết thuần tuý thì chắc chắc một điều là bạn phải có đầy đủ công cụ cần thiết, từ bút mực giấy đến không gian, ý tưởng. Sau đó phác thảo một bản trên giấy nháp, rồi cắt nhỏ từng chữ để sắp xếp lại bố cục cho hợp lý. Cuối cùng mới thực hiện viết thật cẩn thận trên bản giấy hoàn chỉnh. Còn nếu mình muốn trang trí thêm với nhiều hình ảnh, màu sắc, chất liệu thì công đoạn tính toán còn phức tạp hơn thế nữa ngay từ ban đầu. Mình thích sự đơn giản nên thường chỉ viết để tôn vẻ đẹp thuần khiết của chữ trên chất liệu thay vì phối hợp quá nhiều màu sắc.

11. Anh có thể chia sẻ những phương pháp học và quá trình phát triển kỹ năng Calligraphy của mình không?

Điều chắc chắn là cần tập luyện thường xuyên để hiểu cơ thể mình khi viết. Ngoài ra còn cần đọc nhiều về lịch sử, cấu tạo chữ và sự phát triển sau này để hiểu chữ. Khi bạn hiểu hai thứ đó thì bạn sẽ làm chủ được calligraphy. Điều gì anh tâm đắc nhất ở bộ môn Calligraphy?

12. Cho đến hiện tại, điều gì khiến anh tự hào nhất về bản thân?

Viết tốt lên từng ngày 🙂

13. Anh nghĩ gì về bộ môn Calligraphy ở Việt Nam? So với lúc anh bắt đầu và hiện tại thì khác nhau như thế nào?

Calligraphy ở Việt Nam hiện nay được nhiều người biết đến hơn rất nhiều so với mấy năm trước khi mình mới bắt đầu. Trước kia mọi người chỉ hiểu đơn giản calligraphy là viết chữ đẹp thôi, chứ chẳng mấy ai nghĩ đến việc ứng dụng cho thiết kế hay phát triển nó một cách bài bản. Nhờ sự phổ biến của mạng xã hội mà có rất nhiều bạn được tiếp cận nguồn thông tin và đến với calligraphy, đây là một dấu hiệu tốt khi càng ngày calligraphy càng được phủ sóng đến cộng đồng, nhất là trong thời đại các loại hình nghệ thuật bị lép vế với giái trí quá thiết bị công nghệ.

14. Một người muốn theo đuổi nghệ thuật Calligraphy cần có những tố chất gì đặc biệt không?

Kiên nhẫn.

15. RGB được biết anh có khả năng tự làm ra những cây bút cho chính mình, điều này nghe thật thú vị, anh đã học cách làm bút ở đâu và như thế nào?

Giống như kiếm sĩ phải có cây kiếm của mình, calligrapher cũng phải có cây bút tốt. Mình rất thích chế tác thủ công nên mình tự mày mò, học hỏi từ nhiều người làm bút khác để làm ra cây bút của mình. Tiếng Anh có câu là “A penman makes his own pen” mà mình rất tâm đắc, sẽ rất thuyết phục nếu người viết có thể tạo ra được cây bút. Và bản thân cây bút cũng xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật, kì công và tinh tế.

16. Mục tiêu cho sự nghiệp của anh là gì?

Trở thành một calligrapher giỏi, một nghệ nhân làm bút, và một người thầy tốt.

17. Một số lời khuyên dành cho những bạn trẻ mới bắt đầu tập bộ môn này và cách để tạo cho mình một phong cách riêng?

Hãy kiên nhẫn với những thứ cơ bản, hiểu luật trước khi phá luật.

HỎI NGẮN ĐÁP NHANH

–          Miêu tả bản thân trong 3 từ: trầm tĩnh, tỉ mỉ, tham vọng

–          Cuốn sách yêu thích nhất: Cát bụi thời gian

–          Mỗi khi bí ý tưởng anh thường làm gì? Đi lang thang để săn cảm hứng bất chợt

–          3 vật bất ly thân? Bút, giấy, điện thoại

–          Anh dành bao nhiêu thời gian trong ngày để viết? Có thể cả ngày 12 tiếng hoặc có thể chỉ 15 phút tuỳ theo tâm trạng và sức khoẻ. Nhưng mình không bao giờ bỏ một ngày.

–          Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã có bao nhiêu học trò? Khoảng 400 học trò trên toàn thế giới.

RGB rất cảm ơn Hoàng vì những chia sẻ thú vị trên và chúc bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình!

Giờ thì mời bạn cùng RGB chiêm ngưỡng một số tác phẩm nghệ thuật của Hoàng cùng với quá trình mà Hoàng tạo ra một cây bút bạn nhé!

Processed with VSCO with 10 preset

IMG_1270

Processed with VSCO with hb2 preset

Processed with VSCO with hb2 preset

Processed with VSCO with 4 preset

Processed with VSCO with 4 preset

Processed with VSCO with 5 preset

IMG_9704

Processed with VSCOcam with hb2 preset

Processed with VSCOcam with hb2 preset

TKP_5480

Processed with VSCOcam with 5 preset

TKP_4159

TKP_4151

TKP_4150

TKP_4093

TKP_3971

TKP_3999

TKP_4024

TKP_4050

TKP_4057

TKP_4002

IMG_0786

IMG_0788

IMG_0813

IMG_0818

SAP_9334

SAP_9335

TKP_5433

TKP_5434

TKP_5447

TKP_5450

TKP_5452

TKP_5454

TKP_5108

TKP_5122

TKP_5139

TKP_5168

TKP_5173

TKP_5177

TKP_5178

TKP_5181

TKP_5219

TKP_5268

Photo Aug 10, 3 08 05 PM (1)

Photo Aug 10, 3 08 17 PM

TKP_5099

SAP_9406

SAP_9385

SAP_9381

SAP_9375

SAP_9363

SAP_9348

SAP_9345

SAP_9335

SAP_9334

IMG_0738

Biên tập: Trang Đài | Ban biên tập: RGB.vn