Nghệ sĩ minh họa Lisa Congdon chia sẻ việc biến sở thích trở thành sự nghiệp thành công ở tuổi 40

Viết bởi Laura Entis. Ảnh chụp bởi Christopher Dibble

Nghệ sĩ minh họa Lisa Congdon chia sẻ về cách cô chuyển từ môi trường giáo dục phi lợi nhuận sang sự nghiệp nghệ thuật freelance có tiếng cộng tác với các thương hiệu như Airbnb, Facebook, và Museum of Modern Art.

Ở tuổi 51, Lisa Congdon là bức tranh của một nghệ sĩ freelance thành công. Khách hàng của cô bao gồm các công ty trong danh sách Fortune 500: Top 500 cong ty lớn nhất nước Mỹ (Facebook, General Mills, Hewlett Packard), các công ty công nghệ (Airbnb, Sonos), các bảo tàng nghệ thuật và đại học (MoMA, Harvard), và nhiều công ty khác nữa. Ngoài những tác phẩm thương mại của mình, cô còn tổ chwusc các buổi trưng bày và bán đồ mỹ nghệ, dạy các lớp học trực tuyến và xuất bản tám cuốn sách, bao gồm quyển: Find Your Artistic Voice: The Essential Guide to Working Your Creative Magic.

Ở những năm 30 tuổi, đến cô ấy cũng không tin rằng mình sẽ thành công như ngày hôm nay. Congdon không có khiếu về sáng tạo. Sau khi tốt nghiệp, cô làm trong ngành giáo dục: ban đầu là giáo viên tiểu học, sau đó là nhân viên của một tổ chức phi lợi nhuận hợp tác với các trường công. Sự nghiệp của cô có thể nói đã ổn định.

Nhưng đến năm 32 tuổi, cô gặp biến cố tâm lý sau cuộc đổ vỡ mối quan hệ với một cô gái cô từng hẹn hò từ những năm 20 tuổi. Trong cơn tuyệt vọng, cô tìm đến bác sĩ tâm lý – người đã giúp cô vượt qua cú sốc và tìm lại chính mình cũng như mục đích sống. Congdon chưa hình dung rõ ràng mọi thứ nhưng cô thích sáng tạo và bắt đầu tha gia các lớp học vẽ và tô màu.

Ban đầu, cô chỉ làm nghệ thuật cho vui mỗi cuối tuần. Đến giữa những năm 2000, cô bắt đầu viết blog và đăng tải tác phẩm của mình. Congdon cũng gặp những nghệ sĩ khác trên mạng – một vài người kiếm sống bằng tác phẩm của mình. Và đó là một cuộc sống mà cô mong đợi.

Tuy nhiên mọi việc chẳng dễ dàng cũng chẳng nhanh chóng cho đến năm 2007, khi mà cô đã 40 – 8 năm sau khi bắt đầu vẽ, cô mới nghỉ việc để tập trung cho sự nghiệp nghệ thuật của mình. “Tôi thực hiện nó theo nhiều bước” cô nói, nắm bắt mọi cơ hội và từ từ xây dựng nền tảng cũng như khách hàng.

***

Khi mới bắt đầu vẽ, cô chỉ xem nó là niềm vui. Giờ nhìn lại, có phải suy nghĩ đó đã giúp cô chuyên nghiệp không?

Thú thật là tôi cũng chẳng để tâm lắm đến việc: ‘Tôi phải tạo ra những tác phẩm trừu tượng, độc đáo hoặc chấn động.” Đơn giản tôi chỉ vẽ những thứ xung quanh mình rồi cố gắng phối màu và sắp xếp các chi tiết để tạo nên sự độc đáo. Phong cách của tôi phát triển cũng từ đó.

Một phần tôi có thể tạo ra nhiều tác phẩm như vậy là vì thâm tâm tôi không có tiếng nói việc này đúng hay sai. Tôi chỉ cố gắng làm mọi thứ.

Cô bắt đầu vẽ những năm 30 tuổi. Đối với ngành công nghiệp sáng tạo, có nhận định rằng: nếu bạn không khởi nghiệp ở những năm 20 tuổi, e rằng đã quá muộn. Vậy, theo cô, có lợi ích nào khi bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật trễ hơn không?

Có lẽ có rất nhiều nghệ sĩ bắt đầu lập nghiệp mà không có một mục tiêu rõ ràng vì chỉ mới ở độ tuổi 22. Tôi không nói là tất cả những ai 22 tuổi đều không có mục tiêu rõ ràng, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như bạn lập nghiệp ở độ tuổi lớn hơn thì bạn sẽ hình dung được bản thân rõ ràng hơn. Tôi biết mình bị thu hút bởi cái gì, và điều đó giúp tôi hiểu rõ mình đang làm gì. Tôi chỉ vẽ những thứ mà tôi để ý tới và không nghĩ ngợi gì thêm. Nó cho tôi cảm giác thoải mái hơn.

“Chỉ vì người mà bạn ngưỡng mộ có một vài kiệt tác không có nghĩa là các tác phẩm của bạn ít giá trị hơn, hoặc là con đường của bạn mờ nhạt hơn.”

Tôi cũng nghĩ rằng vì lập nghiệp ở độ tuổi này, tôi có sự kiên nhẫn nhất định với việc sáng tạo nghệ thuật và các quy trình sáng tạo khác mà tôi thiếu sót khi trẻ. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Tôi có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, và tôi dùng chúng để tiếp cận nghệ thuật theo cách của mình.

Cô đã phải thay đổi suy nghĩ về các tác phẩm và quy trình làm việc của mình như thế nào khi mọi người bắt đầu chú ý đến chúng hơn?

Khi tôi bắt đầu làm nghệ thuật, tôi khá thoải mái vì hầu như chẳng có kì vọng nào cho mình hay cho ai khác cả. Việc đó chắc chắn sẽ chuyển hóa thành tư tưởng tự phát xét liệu mình có làm đúng hay không.

Khi bắt đầu làm việc, tôi chỉ chú tâm duy nhất vào tầm nhìn của mình. Tôi thường nghĩ rằng điều gì sẽ xảy đến với những người đang chập chững bước đi trong thế giới thiết kế và bị choáng ngợp bởi những gì đang xảy ra xung quanh họ. Bạn trở thành một phần của cộng đồng nghệ sĩ trên mạng hay trong cộng đồng bạn đang sinh sống. Vô tình thay, tác phẩm của họ đôi khi lại phá hủy bạn. Chúng ta đều có một ai đó để ngưỡng mộ. Nhưng tôi phải gạt bỏ suy nghĩ đó ngạy từ đầu. Tôi có thể ngưỡng mộ và học hỏi từ họ, nhưng tôi cần phải tập trung vào việc mình đang làm, vào những gì tôi thích và hứng thú, những gì tôi muốn truyền tải trong tác phẩm.

Cô có chiến lược gì để tìm nguồn cảm hứng mà không bị ảnh hưởng bởi tác phẩm của nghệ sĩ mà cô ngưỡng mộ không?

Có một giai đoạn mà tôi phải “unfollow” một số người trên Instagram. Không phải vì tôi không thích tác phẩm của họ, mà là vì tôi quá thích chúng – Tôi cảm thấy ghen tị và cạnh tranh. Sau này, tôi dần dần ngừng làm việc đó vì cảm thấy tự tin về chính mình hơn.

“Một số thứ mà ta nghĩ sẽ thay đổi đời ta thì lại không được như vậy, và những thứ khác tưởng chừng như vô hình lại có tác động rất lớn.”

Tôi cũng phải chấp nhận việc luôn cởi mở với mọi người. Chỉ vì người mà bạn ngưỡng mộ có một vài kiệt tác không có nghĩa là các tác phẩm của bạn ít giá trị hơn, hoặc là con đường của bạn mờ nhạt hơn. Nó là một lối suy nghĩ quan trọng và rất khó khăn để tôi xây dựng nó.

Cô đã học được những gì về tầm quan trọng của tiêu chuẩn nghề nghiệp?

Bạn thường nghĩ rằng nếu mình làm việc với khách hàng này thì mọi thứ sẽ ổn thỏa thôi. Khi tôi vừa thông báo tôi sẽ hợp tác với thương hiệu thời trang Comme des Garcons, mọi người đều rất ngạc nhiên. Nhưng liệu cuộc sống hay quá trình minh họa của tôi có tốt hơn nhờ vào thương hiệu lớn này không? Không hẳn đâu. Theo thời gian, bạn sẽ học được rằng: khi làm việc với các khách hàng lớn, một là công việc sẽ rất khó khăn, hai là nó sẽ không giúp bạn yêu đời hơn hay sự nghiệp của bạn vì thế sẽ ít hay nhiều giá trị hơn.

Bạn càng làm những việc mà mình muốn, bạn sẽ có góc nhìn rõ nét hơn về ý nghĩa của nó. Một số thứ mà ta nghĩ sẽ thay đổi đời ta thì lại không được như vậy, và những thứ khác tưởng chừng như vô hình lại có tác động rất lớn. Tôi chưa từng nghĩ những tác phẩm cá nhân lại giúp tôi đến với những dự án lớn hơn trong sự nghiệp của mình. Ban đầu tôi như kiểu “tôi muốn xây dựng một danh sách khách hàng và cùng làm việc lớn với họ”. Việc đó đã hoàn thành rồi, mặc dù rất thú vị, nhưng nó không hẳn là thứ giúp tôi nhận được sự hài lòng và ý nghĩa nhất.

Cô vẫn duy trì công việc toàn thời gian trong vài năm trước khi bắt đầu bán tác phẩm của mình. Liệu đây có phải là con đường mà cô khuyến nghị mọi người chọn khi dấn thân vào ngành công nghiệp sáng tạo không?

Đương nhiên rồi. Giây phút bạn quyết định rằng sự nghiệp nghệ thuật sẽ nuôi sống bạn thì đó là giây phút áp lực ập tới. Tôi hay trao đổi với những  nghệ sĩ minh họa bán thời gian, họ thường làm ở những công ty lớn hơn, hay là barista hoặc là nhân viên xã hội vì họ không chịu được áp lực đó. Việc này cho phép họ nhận những đầu việc mà họ muốn, chứ không phải là bắt buộc.

“Chúng ta ai cũng hình dung một doanh nhân hay một nghệ sĩ thành công khi họ dành cả đời cống hiến cho sự nghiệp của mình. Không phải chỉ có một con đường để trở thành một nghệ sĩ hay một doanh nhân.”

Nếu như bạn đã ngập đầu trong công việc và có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì chẳng hại gì khi bỏ việc. Nhưng sẽ có thời gian mà bạn phải làm ba bốn việc khác nhau cùng lúc.

Có vẻ như nghệ sĩ nào cũng muốn làm được những điều mà cô đã làm: phát triển sự nghiệp nghệ thuật đến lúc mà nó có thể nuôi sống được mình. Liệu đó có phải là lựa chọn duy nhất, hay là nên làm việc bán thời gian sẽ vững chắc hơn?

Tôi có một vài người bạn vẫn đi theo con đường đó. Họ cảm thấy thoải mái khi làm vậy. Chúng ta ai cũng hình dung một doanh nhân hay một nghệ sĩ thành công khi họ dành cả đời cống hiến cho sự nghiệp của mình. Không phải chỉ có một con đường để trở thành một nghệ sĩ hay một doanh nhân. Có rất nhiều con đường khác nhau và hiệu quả, và có một cuộc sống hạnh phúc, đó mới là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu không phải là có một sự nghiệp quá thành công, mục tiêu là một cuộc sống hạnh phúc.

Biên dịch: BB | RGB