Bài thi Nam Long Design Award 2021: Double M – “Water Square – Quảng Trường Nước” Playground

“Water Square” Playground hướng việc tôn vinh cảnh quan của trạm Bus Interchange, đồng thời sẽ đóng vài trò là không gian mở mang tính ứng dụng cao, phù hợp với định hướng đô thị thông minh kiểu mẫu của Waterpoint. Hình khối và chi tiết được sử dụng giúp gợi nhắc đến chủ đề “nước” gắn liền với cả Khu đô thị.

Bài thi Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng
Thí sinh: Đào Bích Loan
Bảng thi: Chuyên nghiệp
Tên công trình: “Water Square – Quảng Trường Nước” Playground
Bình chọn cho bài thi này tại Fanpage arcvibes

PHẦN 1

Triết lý thiết kế & Tầm nhìn sứ mệnh

Xác lập đối tượng sử dụng không gian

PHẦN 2

Đề xuất vị trí playground & các nguyên tắc

PHẦN 3

Tổng hợp ý tưởng thiết kế sân playground “Water Square” dấu ấn dành riêng cho Waterpoint Nam Long

Lời mở đầu

Nếu Bài dự thi số 1 “Points of Water Playground“ của Double M mang đến những không gian sắc màu đầy vui nhộn, thì bài dự thi thứ 2 của Double M cho cuộc thi “Nam long Design Award 2021” mang tên “Water Square – Quảng trường nước” sẽ là không gian playground với ngôn ngữ thiết kế hiện thực đương đại, trường phái tự do và phóng khoáng. 

“Water Square” Playground sẽ hướng việc tôn vinh cảnh quan của trạm Bus Interchange, đồng thời sẽ đóng vài trò là không gian mở mang tính ứng dụng cao, phù hợp với định hướng đô thị thông minh kiểu mẫu của Waterpoint. Hình khối và chi tiết được sử dụng giúp gợi nhắc đến chủ đề “nước” gắn liền với cả Khu đô thị.

Sân Playground sẽ tập trung vào những thiết kế tiện ích công cộng kiểu dây chuyền, sân chơi rộng rãi, đa dạng chức năng nhằm thu hút sự tham gia cộng đồng. Đồng thời đây sẽ là nơi sinh hoạt và gắn bó cư dân của Khu đô thị Waterpoint, với thật nhiều chủ đề linh hoạt nhằm phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Vật liệu thông minh

Không gian Outdoor Playground, sao cứ phải gỗ

Không gian Playground ngoài trời khi sử dụng vật liệu gỗ có bất hợp lý hay không?

Khi thời tiết nắng mưa khắc nghiệt đòi hỏi phải bảo trì liên tục. Gỗ là vật liệu đắt đỏ lại vừa kém thân thiện khi phải chặt cây đốn rừng, bêtong cốt thép phức tạp khiến các khoản sân bị gò bó chật hẹp. Tất nhiên, người trung niên – cao tuổi không hề yêu thích việc leo trèo và oằn mình trong các không gian hẹp như trẻ nhỏ. 

Chúng ta nên hướng đến tổ chức một không gian rộng rãi hơn cho việc: Đi bộ – đạp xe – chạy nhảy – chiếu film cùng các hoạt động ngoại khoá hay giảng dạy ngoài trời, hạn chế tạo ra những chiếc hộp nhỏ xíu với những giới hạn chật hẹp.

Vậy nên Double M cân nhắc tuyệt đối với các vật liệu gỗ và ưu tiên các chất liệu tái chế như Composite/cao su EMDP và các dòng nhựa Resin tối ưu hoá cho các không gian outdoor cảnh quan ngoài trời. Thiết kế mặt sân bằng phẳng giúp cho đối tượng sử dụng có thể đi lại thoải mái, an toàn, gia tăng không gian cho các hoạt động thể chất.

Không betong móng cọc

Sân phẳng tối ưu diện tích vui chơi và chạy nhảy của trẻ nhỏ, không phân tầng hay thay đổi code nền cao độ giúp hoạt động thể chất diễn ra liên tục mà không lo lắng vấp ngã.

Bên cạnh đó, xây dựng không betong móng cọc giúp sân linh hoạt với nhiều chủ đề giảng dạy, chiếu phim, đạp xe, đi bộ cùng hàng loạt các hoạt động tổ chức biểu diễn cần không gian rộng lớn. Cùng một sân playground nhưng tổ chức được hàng loạt sự kiện chính là biểu hiện tối ưu hóa về mặt công năng.

Kết cấu đơn giản, tập trung vào các khối hình ấn tượng

Thiết kế tập trung nêu bật được yếu tố “Nước” thông qua cảm nhận về màu sắc và hình ảnh của sân chơi, đồng điệu xuyên suốt một chủ đề, tạo ra sự thu hút về thị giác với các khối hình mới lạ cũng là một phương pháp kiến tạo “Landmark” thu nhỏ của cả khu đô thị, không đòi hỏi quá nhiều kinh phí xây dựng nhưng lại rất hiệu quả trong việc truyền thông và marketing.

PHẦN 4

Triển khai thiết kế, đề xuất vật liệu, dự toán chi phí lắp đặt vận hành

Hồ sơ kỹ thuật

Vật liệu thông minh, bền bỉ, không cần bảo trì thường xuyên

Đô thị thông minh kiểu mẫu, khuyến khích sử dụng vật liệu thông minh và có độ bền cao

Inox / Kim loại tráng gương

Chất liệu có độ phản chiếu và khuếch tán ánh sáng vào ban đêm, dễ dàng tương tác với ánh sáng cảnh quan, hệ thống đèn nhằm tạo được nét ấn tượng về mặt thị giác khi quan sát. Inox đồng thời cũng là một trong những loại vật liệu thân thuộc dễ thi công, dễ tìm kiếm, có độ bền cực cao, vô cùng phù hợp với môi trường outdoor ngoài trời.

Nhựa tái chế Composite / Resin

Nhựa composite là loại vật liệu có độ dẻo bền cực kỳ cao và thích ứng tốt nhất với các ý tưởng sân playground ngoài trời. Đồ án muốn giảm thiểu tối đa việc sử dụng gỗ và các vật liệu kém bền bỉ dưới thời tiết khắc nghiệt – đòi hỏi phải bảo trì định kỳ nhiều lần gây tốn kém.

Sàn cao su EMDP

Giúp chống trơn trượt và an toàn tuyệt đối với các hoạt động thể theo, chạy nhảy và vui đùa của trẻ nhỏ. Kể cả khi môi trường Outdoor ngoài trời khắc nghiệt, cao su EPDM không bị tác động bởi thời tiết, nước mưa và không gây ra hiện tượng trơn trượt, có độ bám nhẹ chống té ngã ngoài mong muốn.

Chi phí xây dựng thấp, vận hành tiết kiệm và hiệu quả

Đô thị thông minh kiểu mẫu, không chỉ chú trọng vào hạng mục kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu, tối ưu hóa cả chi phí vận hành để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng.

PHẦN 5

Khung quy định thiết kế và quản lý tác phẩm. Mã ADN phát triển các playground tương tự

Phối cảnh

Nam Long Design Award 2021: The Shape of Community Space – Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng là cuộc thi do Nam Long Group phối hợp cùng Trường Đại học Kiến Trúc, RGB, Decox và arcvibes tổ chức.

Với tổng giải thưởng hơn 200 triệu đồng cùng sự tham gia của Ban Giám Khảo chuyên môn cao, cuộc thi chính là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng kiến trúc sư, sinh viên thiết kế. Ngoài việc tạo ra cơ hội để các bạn thử sức, khẳng định bản thân mình, cuộc thi còn tìm kiếm những thiết kế “vì cộng đồng”, có ích cho cuộc sống. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn để hiện thực hóa ý tưởng thành công trình sân chơi tại dự án đô thị tích hợp Waterpoint do Nam Long Group phát triển.

Theo dõi cuộc thi tại: rgb.vn/namlongdesignaward