RGB xin giới thiệu đến các bạn một số Visual Effects đáng kinh ngạc trong các bộ phim hoành tráng của Hollywood. Đây chắc chắn sẽ là một bài viết thú vị dành cho những “tín đồ” của VFX và điện ảnh đấy!
Phần 1 sẽ miêu tả quá trình thực hiện các bộ phim: 2012 (Ngày Tận Thế), Avatar, Alice in Wonderland (Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên) và The Lord of the Rings (Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn).
2012 (2009)
Nhóm VFX
- Marc Weigert
- Volker Engel
- Mike Vezina
- Ryo Sacaguchi
- David Stephens
Bước tiến của Visual Effects
Công nghệ mới
Ngôi sao thực sự trong bộ phim này chính là các Visual Effects. 2012 đã làm được những điều mà các bộ phim về thảm họa trước đây chưa thể làm được, từ cảnh Tòa thánh Vatican bị đổ nhào, Nhà Trắng bị phá hủy hay cảnh nước biển quét sạch dãy Himalaya.
Những gì chúng tôi đã làm được trong 2012 là điều không tưởng vào khoảng 5 năm trước – Marc Weigert
Dẹp bỏ các mô hình
Sự phát triển của phần cứng cũng như phần mềm máy tính đóng một vai trò rất quan trọng. Trong phim có rất ít mô hình thu nhỏ và chỉ mất khoảng 2 ngày để quay chúng. Đó là do mô hình CG rẻ hơn nhiều so với mô hình thật, bên cạnh đó còn do giới hạn vật lý. 2012 có cảnh thành phố Los Angeles bị tàn phá bởi một trận động đất mạnh 10.5 độ. Có cả trăm ngôi nhà trong những cảnh này. Nếu dùng mô hình thật thu nhỏ thì sẽ khó khan và đắt đỏ hơn rất nhiều.
Cảnh thật duy nhất trong đoạn này là các diễn viên trong chiếc limousine – Volker Engel
Thách thức của bộ phim
Rất nhiều hiệu ứng được phó mặc cho sự tưởng tượng của các nghệ sĩ VFX. Trong cảnh động đất ở L.A, trong kịch bản chỉ có 4 dòng mô tả các diễn viên lái xe xuyên qua Los Angeles để đến sân bay Santa Monica trong lúc thành phố đang bị phá hủy. Toàn bộ cảnh này bao gồm khu dân cư và khu thương mại đều được làm trên máy tính. Chính vì vậy chẳng có giới hạn nào cả, như cảnh chiếc xe chạy xuyên qua tòa nhà khi nó đang sập là một cảnh rất tuyệt vời.
Nhấn chìm dãy Himalaya bằng một con sóng khổng lồ là cả một thử thách vì nó không đơn giản như nhấn chìm một con phố. Cần đến 600 máy tính để thực hiện cảnh này, mỗi người làm một phần và render từng frame một rồi kết hợp tất cả lại với nhau.
Đó không chỉ là “nước tràn qua một con đường”, bạn biết đấy, chúng tôi nhấn chìm dãy núi cao nhất hành tinh! – Marc Weigert
VFX Breakdown Video
Đoạn Breakdown này sẽ cho bạn thấy những VFX tuyệt vời và cách họ kết hợp chúng lại với nhau.
[tentblogger-youtube kgGTRzu2yzs]
Alice in Wonderland (2010)
Nhóm VFX
- David Schaub
- Sean Phillips
- Ken Ralston
- Carey Villegas
Bước tiến của Visual Effects
Nhân vật lai
Là các nhân vật được xử lý kĩ thuật số trên máy tính kết hợp với diễn viên thật trên trường quay. Trong Alice in Wonderland, đây là kỹ thuật tuyệt vời để khiến diễn viên trông vừa thật vừa giàu trí tưởng tượng, điển hình là cặp sinh đôi mập lùn Tweedles và tay bồi bích Stayne. Điều thú vị nhất về kỹ thuật này không phải đơn thuần chỉ là sự giống nhau, mà chính là những biểu cảm xuất sắc của khuôn mặt diễn viên.
Nền xanh (Chroma key)
Đây là một trong những kỹ thuật nổi tiếng nhất sử dụng trong phim ảnh. Nó loại bỏ một màu sắc rồi thêm vào đó các hậu cảnh được xây dựng hoàn toàn bằng tạo hình máy tính. Alice in Wonderland mang đến một thế giới tuyệt diệu với các nhân vật đầy tính tưởng tượng. Vì vậy khi Alice ở trong thế giới này, không có gì là thật hết – mọi thứ đều được quay trên nền xanh. Không chỉ cảnh vật xung quanh, mà cả con người – các kỹ thuật viên, nhóm làm hiệu ứng hay bất kỳ ai nằm trong khung hình đều phải có màu xanh hết.
Nền xanh rất hiệu quả để làm hiệu ứng, nhưng về mặt thị giác và tâm thần học thì cực kỳ mệt mỏi khi vây quanh bạn là một màu xanh lè trong suốt một thời gian dài – Ken Ralston
Thách thức trong bộ phim
Tạo ra một thế giới thần tiên, nơi Alice (một con người thực thụ) và những cư dân tò mò khác như Nữ Hoàng Đỏ (Red Queen), cặp sinh đôi Tweedles, Mũ Điên (Mad Hatter) và nhiều khung cảnh khác nhau có thể cùng chung sống là một trong nhiều thách thức của bộ phim. Với Red Queen, thách thức đầu tiên đó là phải gần như gấp đôi kích cỡ cái đầu của bả trong suốt bộ phim. Để làm được điều này, người ta chụp hình mụ bằng một camera độ phân giải siêu cao 4K trên một nền xanh. Sau đó phần thân mụ được giảm xuống chuẩn HD, còn phần đầu được giữ nguyên độ phân giải 4K rồi ghép vào phần thân. Khung cảnh của trận chiến cuối cùng trong phim được CG hoàn toàn. Việc quay Alice chiến đấu với một con quái vật không có trên trường quay rất khó khăn, và cảnh này được biên đạo rất nhiều lần trước khi được quay một cách hoàn hảo.
VFX Breakdown Video
Đoạn video này sẽ cho bạn thấy những VFX tuyệt vời và cách họ kết hợp chúng lại với nhau.
[tentblogger-youtube Z3Hc4n5k8sY]
Avatar (2009)
Nhóm VFX
- Stephen Rosembaun
- Joe Letteri
- Richard Baneham
- Andrew R. Jones
Bước tiến của Visual Effects
Tạo ra người Na’vi
Các nhân vật được tạo ra sao cho chân thực hết mức có thể. Để làm được điều này, một số bộ phận trọng yếu phải làm việc hết tốc lực từ việc tạo hình khuôn mặt và cơ thể, quay animation và motion đến render; tất cả các bộ phận này làm việc hiệu quả với nhau để mang đến những khung hình đẹp nhất.
Diễn viên được scan và chụp rất nhiều ảnh để lấy chi tiết cho nhân vật kỹ thuật số, cả người Na’vi và con người.
Một vài nhân vật như Jack có một bộ đôi Avatar và kỹ thuật số. Một lượng lớn dữ liệu được thu thập thông qua digital scanning và light-stage capture. Thêm vào đó là rất nhiều extra texture và shade work để đảm bảo tất cả các chi tiết đều được render.
Facial Capture và Motion Capture
Để người Na’vi nhìn giống thật, cử động là rất quan trọng. Họ dùng nhiều kỹ thuật để nâng cử động khuôn mặt lên một tầm cao mới. Quan trọng nhất trong số đó chính là bắt chuyển động cơ mặt (facial motion capture). Bằng cách dùng một video camera độ phân giải cao gắn vào khuôn mặt của diễn viên và đánh dấu khắp mặt họ, phần mềm có thể vẽ ra bản đồ cho biết cơ mặt nào đang hoạt động và đem tất cả các thông tin này vào nhân vật kỹ thuật số.
Facial rigs là công nghệ tiên tiến nhất mà tôi từng làm việc cho tới nay – Andy Jones
Stereo 3D
Các khung cảnh được tăng cường lên bởi một trong những điểm nổi bật của bộ phim – 3D lập thể (stereoscopic 3D). Các cảnh hành động trong phim được quay bởi hệ thống camera 3D Fusion tạo bởi James Cameron và Vance Pace, còn các cảnh stereo được kết hợp bởi một phiên bản tùy chỉnh của Shake.
Bản chất 3D của bộ phim được thỏa hiệp với việc sử dụng các yếu tố 2D. Matte paintings là chủ đề của rất nhiều tranh luận tìm ra cách hiệu quả và thực tế nhất để tạo ra các khung cảnh trong phim.
Khung cảnh thực
Thế giới trên Pandora là một khu rừng, do vậy có rất nhiều VFX có cảnh khu rừng trong đó. Họ đã tạo nên rất nhiều loại cây sử dụng phầm mềm procedural foliage của riêng họ, nhưng cũng có một số được vẽ tay. Hầu hết chúng được tạo ra ở độ phân giải cực kỳ cao; những cây to nhất lên tới 1,2 triệu polygons. Bất kỳ một khung hình nào cũng có thể có tới hàng trăm ngàn cây cối được render trong đó. Năng suất rất quan trọng, vì vậy họ cũng xây dựng các phiên bản ít phức tạp hơn của các loại cây. Bằng cách này, các cây cực kỳ chi tiết sẽ ở gần camera, các cây ít chi tiết thì ở xa hơn.
James Cameron và đội của mình bỏ rất nhiều thời gian để thiết kế môi trường cho bộ phim – Dan Lemmo
VFX Breakdown Video
Đoạn video này sẽ cho bạn thấy những VFX tuyệt vời và cách họ kết hợp chúng lại với nhau.
[tentblogger-youtube YOfI3xQQoKo]
The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
Bước tiến của Visual Effects
Mô hình thu nhỏ
Hầu hết các cảnh dùng trong The Return of the King là mô hình thu nhỏ và matte paintings kết hợp với tạo hình máy tính. Họ phải dùng nhiều loại kỹ thuật đồ họa và camera điều khiển bởi máy tính khác nhau để đan xen một cách hoàn hảo các mô hình thu nhỏ với diễn viên và khung cảnh
Tạo hình các sinh vật
Rất nhiều sinh vật như Trolls, Shelob, Mûmakil và các sinh vật khác được tạo ra hoàn toàn trong máy tính. Họ bỏ hàng tháng trời cho các bản thảo thiết kế, điêu khắc và bản vẽ để scan vào máy tính. Các animators sau đó sẽ thêm xương và cơ bắp rồi làm animation. Họ cũng tạo ra các bản đôi kỹ thuật số sau khi scan diễn viên, rồi tạo chuyển động cho phù hợp với cảnh trong phim. Tạo ra một Gollum và làm tán xạ cho da của nó để đạt độ chân thực cần thiết hóa ra rất khó nhằn.
Như thể bạn đang ở đó
Chuyển động của camera trong nhiều cảnh được sử dụng trong các hiệu ứng khác nhau. Mục đích là để tạo ra sự chân thực. Nếu bạn đang trong một trận chiến, bạn muốn cảm thấy như bạn đang ở trong đó. Để khiến bạn có cảm giác như đang cưỡi ngựa, camera sẽ chuyển động như thể bạn đang di chuyển về phía trước. Một hiệu ứng di chuyển khác được dùng cho Mûmakil đó là khi chúng dậm bước, camera sẽ rung lắc để cảm nhận sức nặng của chúng. Độ rung của camera sẽ tăng lên khi chúng đến gần camera.
VFX Breakdown Video
Đoạn video này sẽ cho bạn thấy những VFX tuyệt vời và cách họ kết hợp chúng lại với nhau
[tentblogger-youtube DfeWUGgD8A0]
Cận Cảnh Những VFX Hoành Tráng Nhất Của Hollywood – Phần 2
RGB.vn
Dịch và biên tập bởi Pascal
Nguồn: Tutplus
yeah \m/
good job
quá đã quá đã 😡
đỉnh cao là đây!!!!
awesome!! mê quá đi!
tuyệt vời, chờ phần 2 😀
ngưỡng mộ các bậc thầy Hollywood quá!!!
Đáng ngữong mộ ^^ khiếp!
phải thử thôi… 😀
đã thiệt
like
Ôi, Hollywood.
Xem mún xỉu..><
đúng là VIP thật, ko có phần mềm này xài hehehe