Hành trình tìm kiếm “nhịp điệu” riêng của bản thân trong công việc

Bạn hiểu như thế nào là đắm chìm vào công việc? Đó có phải là việc ngồi vào bàn làm việc và bạn dường như quên mất mình là ai? Hay mối lo âu mỗi ngày đều tan biến khi bạn hòa vào công việc của mình? Hay là lúc bạn chợt thốt lên “Ô, nhanh đến thế rồi à?!” cứ mỗi lúc nhìn giờ đồng hồ trôi qua vô thức?

Nếu bạn đang trải qua những cảm giác như thế, chúng mừng bạn, bạn đang ở trong “dòng chảy công việc” rồi đấy. Nó gắn liền với sự thỏa mãn và hiệu quả trong công việc – yếu tố có lợi cho cả bạn và công việc bạn đang phụ trách. Giai điệu này là điểm dừng ngọt ngào của công việc giữa “sự buồn chán” – boredom và “nỗi âu lo” – anxiety. Vùng màu vàng (trong biểu đồ dưới đây) không quá khó nhưng cũng không quá dễ để chúng ta đạt được.

RGB.vn_timkiemnhipdieu_2

Khi tìm thấy điểm cân bằng hoàn hảo này, “nhịp điệu công việc” (và mọi niềm phấn khởi có liên quan) sẽ đến một cách tự nhiên. Nhưng hành trình tìm kiếm nó không diễn ra một cách ngẫu nhiên, bạn cần phải chỉnh sửa cách làm việc cũng như chánh niệm về cách làm việc của mình trước đã.

[quote]Vấn đề 1: Có quá ít sự thử thách trong công việc[/quote]

Sự nhàm chán chính là kết quả của việc kỹ năng vượt xa những thử thách hiện tại. Bạn có thể thay đổi các nhiệm vụ bằng cách khiến chúng trở nên đầy thử thách hơn. Việc nâng độ khó lên sẽ khiến kỹ năng và hoạt động của bạn được nâng cao lên.

Tối ưu hóa và thử thách hóa các nhiệm vụ hiện tại

Nếu công việc quá nhàm chán, bạn có thể than thở về nó, hay gạt nó sang một bên để có thể tập trung vào những thứ khác thú vị hơn.

Hãy biến công việc mà bạn ghét thành một cuộc thi – cuộc thi giữa bạn và thời gian. Mục tiêu sẽ trở nên rõ ràng hơn, và bạn sẽ nhận ra được mục tiêu tiến trình của mình. Ví dụ như vận động viên chạy đường dài thường chiến đấu với sự nhàm chán bằng cách vượt qua kỷ lục trước đó của mình. Tương tự, trong văn phòng, một số người thường cảm thấy tự hào khi trả lời hết toàn bộ email của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Bạn sẽ không có thời gian riêng tại bạn làm việc, nhưng có một số thứ bạn có thể làm để thành thục công việc, hoặc ít nhất là hoàn thành nó. Hãy tìm các công cụ giúp công việc dễ dàng hơn kể cả tìm những thứ kém hiệu quả trong công việc và loại bỏ chúng. Bây giờ, bạn đã có một mục tiêu để thử thách bản thân, cũng như cải thiện khả năng giải quyết vấn đề của mình rồi đấy. Và thay vì là sự nhàm chán như trước, giờ đây bạn đang hòa mình vào nhịp điệu công việc của bản thân. Hãy nên nhớ rằng, năng suất chính là việc sống có mục đích và đạt được những thứ mình hoài bảo nhất.

Trở thành chuyên gia trong công việc

Thay vì chỉ hiểu biết bề nổi của công việc, hãy thử thách bản thân bằng cách thử trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Bạn ghét những nhiệm vụ nhiều giấy tờ hoặc phải nhập liệu? Hãy thử suy nghĩ và đề xuất một hệ thống tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn. Hoạc nếu khả thi hơn, hãy thử xây dựng hệ thống đó thông qua việc tìm hiểu thêm các phần mềm giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tối ưu nhất. Khi đó, có thể bạn sẽ trở thành một nhân tố không-thể-thiếu trong doanh nghiệp. Ngoài ra, kĩ năng này cũng giúp bạn khá nhiều nếu sau này bạn ôm ấp giấc mơ mở một start-up cho riêng mình.

[quote]Vấn đề 2: Quá nhiều thử thách trong công việc[/quote]

Mặt khác, nỗi âu lo chính là kết quả của việc quá nhiều áp lực mà không đủ khả năng. Khoảng cách giữa kỹ năng và thử thách là cần thiết để tìm kiếm nhịp điệu trong công việc và cải thiện kỹ năng của bản thân. Nhưng nếu khoảng cách quá lớn, bạn sẽ trượt khỏi nhịp điệu này và đến với dòng chảy khác mà bạn không bao giờ mong muốn.

Hãy học hỏi từ những người đi trước

Trong môi trường làm việc, hai cách nhanh nhất để giảm thiểu thách thức là xin dời deadline hoặc nhờ sự giúp đỡ từ những người có kỹ năng tốt hơn trong lĩnh vực mà bạn đang gặp phải. Một email ngắn cho người đó, một buổi hẹn cà phê, hay hỏi thẳng họ; có vô số cách bạn có thể làm được, đơn giản chỉ trong một từ “học hỏi”.

Có hai lợi ích chính khi bạn thực hiện được điều này, một là: bạn sẽ có một góc nhìn khác giúp bạn giải quyết vấn đề và hai là: xây dựng mối quan hệ của mình – một trong những việc làm tối quan trọngbạn có thể làm giúp cho sự nghiệp của mình.

Nhận ra khiếm khuyết của bản thân và cải thiện nó

Thay đổi tỉ lệ giữa kỹ năng/thử thách nhằm tránh được sự lo lắng bằng cách cải thiện những kỹ năng còn thiếu sót của bản thân. Hãy nhìn nhận một cách trung thực, và có thể bạn cũng cần một người bạn chân thật giúp làm được việc này. Từ đó, hãy tạo ra thói quen luyện tập có chủ đích sẽ giúp bạn vượt qua rào cản này. Bạn không thể trở thành chuyên gia trong một sớm một chiều được, nhưng chắc chắn bạn sẽ đi đúng hướng. Rất dễ cảm thấy bất lực, khi mà ta luôn cảm thấy mình không đủ giỏi. Nhưng trong thế giới công nghệ hiện đại như hiện nay, thật không khó để tìm kiếm các khóa học trực tuyến uy tín, kể cả các nguồn tài liệu vô tận trên internet nữa.

***

Tìm thấy được nhịp điệu của bản thân có lẽ chính là điều tuyệt vời nhất trong công việc của mình. Việc nâng cao nhận thức về tỉ lệ kỹ năng/thử thách trong công việc hàng ngày giúp bạn có khả năng kiểm soát tốt hơn các nhiệm vụ. Sự hài lòng trong công việc bạn cảm nhận được không phải là trách nhiệm của người khác và càng không xảy ra nếu chỉ trông chờ vào “may mắn” có được công việc mong muốn – tất cả đều do quyết định nơi bạn.

Nguồn: Sam Spurlin | 9UU
Dịch: Thế Bảo