Các nguyên tắc thiết kế có thực sự đã chết?

Tôi thường không mấy mặn mà với các nguyên tắc trong thiết kế cho lắm, kiểu như có thể chúng dễ nhớ như một phương trình nào đấy (“Less is More”) hay cũng khá sâu sắc như lời nói từ một nhà tiên tri (“Form follows function”), nhưng đôi khi những nguyên tắc ấy trở nên nhàm chán (“Good design is innovative”) và điều đó không giúp ích gì trong việc đưa ra quyết định trong thiết kế cả.

Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi chúng thường bị lầm lẫn với quy luật và quy tắc (như trong cuốn sách này), sự thiếu phân biệt làm cho công việc của ta không hề mang tính khoa học. Quy luật, quy tắc và nguyên tắc thật ra đều có vai trò riêng và chúng tạo nên nền tảng trong nguyên tắc thiết kế.

Việc đưa ra những định nghĩa tốt hơn về vai trò của từng loại cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và biết cách sử dụng các nguyên tắc đúng cách tốt hơn:

Luật lệ là một tuyên bố mô tả các góc nhìn về hành vi của người dùng, dựa trên sự quan sát lặp đi lặp lại và liên tục. Trong cùng một điều kiện, quy luật luôn được áp dụng và ngụ ý rằng phạm vi ảnh hưởng của luật lệ đều có mối liên hệ tương hỗ với nhau (cùng xem ví dụ về Fitts’s Law hoặc là Hick’s Law)

Quy tắc là như toa thuốc mà ta phải nghiêm ngặt tuân theo. Quy tắc thường được tạo ra bởi quy ước như là kết quả của một hình mẫu được xác lập sẵn (chính là quy luật như đã định nghĩa ở trên)

Thay vào đó, nguyên tắc như là một tuyên bố mạnh mẽ miêu tả một giá trị chung hoặc nét đặc trưng mà sản phẩm vốn phải có.

Do vậy, với các mối quan hệ được định nghĩa rõ ràng: nguyên tắc được tạo ra bởi quy luật nhưng quy luật không thể được suy luận từ các nguyên tắc. Quy tắc được suy ra từ quy luật để hỗ trợ sự tuân theo các nguyên tắc chung. Hãy cùng xem qua ví dụ này nhé:

Theo quan sát ta biết được rằng người dùng không thể xử lý hết toàn bộ các chi tiết trong một giao diện cùng lúc (Miller’s Law), nên ta cần có một quy tắc để nhắc bản thân phải giữ số chi tiết tối đa là ba trên một trang (quy luật), giúp ta luôn giữ mọi thứ đơn giản (nguyên tắc).

Về cơ bản, các nguyên tắc được đúc kết từ sự lặp lại các phương pháp đến khi một số được tiếp tục phát huy còn lại bị đào thải. Nguyên tắc như là một hiệu ứng Darwin về “chọn lọc tự nhiên” dành cho các phương pháp hàng đầu. Và đó là khi ta phải cảm ơn các nguyên tắc: khi mà chúng là những cây cầu nối các quy tắc lại với nhau.

Ba yếu tố không thể thiếu đó là: tính hiệu quả, tính rõ ràng và sự kiểm soát.

Chúng ta cần bao nhiêu nguyên tắc để thiết kế được một sản phẩm ngon lành? Nếu ta giới hạn câu hỏi này vào mảng thiết kế giao diện, chỉ riêng danh sách của Bruce Tognazzini đã có tới 76 nguyên tắc, vốn chỉ như món khai vị so với 1370 nguyên tắc được liệt ra ở trang web này.

Là một nhà thiết kế muốn thay đổi thế giới này, và là một người đang mất dần đi ký ức, tôi không thể ngăn bản thân tìm những nguyên tắc hữu ích nhất mà bản thân có thể nhớ được và truyền tải.

Sau khi tham khảo qua hàng loạt các bộ nguyên tắc từ Don Norman, Bruce Tognazzini, Jakob Nielsen, John Maeda, Massimo Vignelli, và gần đây nhất là những nguyên tắc thiết kế của Apple HI Guidelines, Google và Facebook, không kể đến kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi tổng hợp được một danh sách nhỏ như điểm xuất phát cho việc thiết kế các sản phẩm, cụ thể:

Tính hiệu quả: một hệ thống hiệu quả nên có ít chi tiết nhất có thể để tạo được kết quả tối đa nhất theo mục tiêu mong muốn. Trải nghiệm nhận thức không giống với thực tế từ hành vi kinh tế nơi tiền tệ là một nguồn năng lượng nhận thức mà người dùng phải “tiêu” để hiểu giao diện của ta. Bạn không muốn “phá sản” họ sớm đâu.

Tính rõ ràng: Một hệ thống tốt nên tránh tạo nên sự mơ hồ, bất kể bởi nhãn dán, chi tiết trực quan hoặc không có cái nào cả. Sự mơ hồ là một chướng ngại ngăn cản ta phát triển bản thân mình.

Kiểm soát: Một hệ thống tốt nên để người dùng thoải mái điều khiển trải nghiệm của mình trừ khi hệ thống đang cố gắng hướng người dùng ra khỏi những phần bị lỗi. Phản hồi trực quan nên đảm bảo trạng thái của hệ thống và sự điều hướng, cùng với các chế độ tự phục hồi, những tùy chọn hủy bỏ và thoát ra bất cứ khi nào người dùng cần.

Những nguyên tắc này chính là con đường dẫn ta đi đúng hướng nhưng chúng không chỉ ta cách đi hay cách biến tác phẩm của mình thành tuyệt phẩm. Đó là lý do quy luật luôn cần thiết.