(RGB) Màu sắc là một phần hết sức quan trọng để mang lại thần thái, biểu cảm của hình ảnh, để hiểu hơn về tầm quan trọng của màu sắc, mời bạn đọc cùng RGB “ngâm cứu” bài viết lý thú này được biên dịch từ Blenderguru.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=zQdNBetmOJk[/youtube]
Phần mềm:
-
Không
Cùng tìm hiểu:
-
Tầm quan trọng của việc hiểu về màu sắc
-
Saturation và Value có thể hủy hoại tác phẩm hình ảnh của bạn như thế nào
-
6 cách phối hợp màu hiệu quả
(Vui lòng hỏi ý kiến tác giả và RGB.vn khi đăng tải lại bài dịch này)
Tầm quan trọng của việc hiểu về màu sắc
Khi được sử dụng đúng cách, màu sắc có thể ảnh hưởng đến trạng thái của hình ảnh, hay ảnh hưởng đến cả câu chuyện. Nó còn có thể lôi kéo người xem vào một điểm trọng tâm nào đó. Các bạn có thể thấy rõ điều này qua bức ảnh bên dưới, màu sắc kỹ thuật số được sử dụng một cách rất hiệu quả để thu hút ánh nhìn của người xem vào cái ống, cũng như bảng màu được điều chỉnh giúp cho bức ảnh trông rất “tĩnh”.
Còn trong bức ảnh này thì màu sắc được sử dụng hợp lý phù hợp với khung cảnh vui tươi và năng động:
Saturation và Value
Khi nói về màu sắc thì nhiều người chỉ nghĩ đến cách phối màu sao cho hài hòa, tuy nhiên Saturation và Value cũng rất quan trọng, đôi khi còn quan trọng hơn. Nếu không hiểu được chúng là gì và tại sao chúng lại quan trọng thì chả có bảng màu nào có thể giúp được bạn đâu. Có thể hiểu rằng Saturation là về cường độ (intensity), còn Value là về độ sáng/tối (brightness/darkness).
Nếu để saturation ở mức 20%, màu đỏ sẽ chuyển thành màu hồng nhạt.
Còn khi để value ở mức 20%, màu đỏ sẽ trở thành màu nâu bùn. Thực tế chỉ với việc lấy màu đỏ là điểm khởi đầu bạn có thể tạo ra rất nhiều sắc thái khác nhau bằng cách thay đổi các giá trị của saturation và value:
“Nhưng mà tại sao điều này lại quan trọng?” – Vì Saturation và Value có thể tạo nên hoặc phá vỡ bức ảnh của bạn. Vấn đề lớn nhất đối với các render CG là oversaturation:
Việc lạm dụng saturation khiến cho mắt người xem bị mệt mỏi vì bạn chẳng chừa chỗ nào cho mắt họ nghỉ cả. Nếu không muốn bị ăn chửi thì làm ơn đừng bao giờ áp dụng full saturation. Dưới đây là một ví dụ tốt hơn nhiều nè:
Nói vậy không có nghĩa saturation là xấu, thực tế bạn có thể tạo ra những bức ảnh tuyệt vời khi sử dụng có chừng mực:
Những ngọn núi màu đỏ nổi bật thu hút ành nhìn của chúng ta ngay lập tức, khiến chúng trở thành trung tâm của toàn bộ bức ảnh. Còn đối với bức ảnh dưới đây, chỉ một tinh chỉnh saturation nhỏ thôi nhưng cũng đủ dẫn dắt ánh mắt người xem lướt qua toàn bộ khung cảnh:
Và trong bức ảnh này, saturation làm cho chúa Giê-su trông nổi bật và quyền lực giữa đám người xem tò mò mờ nhạt:
Saturation còn có thể thay đổi cả cảm xúc của chúng ta. Đoạn mở đầu của bộ phim UP, màu sắc rất sống động và tươi sáng như chính cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng vậy. Nhưng khi bi kịch xảy đến, màu sắc ngay lập tức thay đổi trở nên thật u buồn:
Bằng việc áp dung saturation một cách hợp lý, các nhà làm phim đã khiến chúng ta cảm nhận được nỗi đau và sự cô đơn của các nhân vật. Thủ thuật này được sử dụng thường xuyên bởi giới làm phim Hollywood và các game bắn súng góc nhìn nhân vật (first-person shooters). (Xin vui lòng xin ý kiến tác giả và RGB.vn khi có ý định chia sẻ lại bài dịch này)
Các bạn thấy đó, sử dụng Saturation và Value một cách hiệu quả sẽ giúp ích rất lớn cho tác phẩm của bạn. Còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về…
Cách phối màu (Color Harmonies hay Color Schemes)
Ai cũng biết là có một số màu khi sử dụng cùng nhau sẽ rất đẹp, nhưng điều khó ở đây là chúng ta không nhớ nổi những màu nào. Sau đây là 6 cách phối màu hiệu quả nhất nè:
1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Cách này dễ nhớ nhất vì chỉ có một màu. Nhờ sự vắng mặt của các màu khác, khán giả sẽ tập trung vào sự khác nhau của value và saturation mà thôi. Điều này phù hợp với những cảnh môi trường hay không khí có chút kịch tích hay những cảnh có chủ thể đơn. Một số ví dụ:
Các bạn có thể xem thêm một số ví dụ về cách phối màu đơn sắc ở đây
2. Phối màu tương đồng (Analogous)
Cách phối màu tương đồng sử dụng các màu đứng gần nhau trong vòng tuần hoàn màu sắc. Điều này rất phổ biến trong thiên nhiên, nên cách phối màu này phù hợp khi bạn muốn tạo cảm giác bình yên thoải mái cho tác phẩm. Ví dụ:
3. Phối theo kiểu bộ ba (Triadic)
Đây có lẽ là một trong những cách phối màu khó làm nhất. Về cơ bản nó bao gồm ba màu cách nhau cùng một khoảng cách trong bảng màu. Khó làm bởi vì nếu bạn sử dụng ba màu này với mức độ bằng nhau nó có thể tạo ra sự hỗn loạn, nhìn rất xấu. Cách này phù hợp cho những cảnh mang phong cách hoạt hình vì những màu sắc này nhìn có vẻ hơi trẻ con. (Xin vui lòng xin ý kiến tác giả và RGB.vn khi có ý định chia sẻ lại bài dịch này)
4. Phối màu bổ sung (Complimentary)
Đây là cách phối màu phổ biến nhất: sử dụng các màu đối lập trên vòng tuần hoàn màu sắc. Các màu này nhìn đẹp một cách tự nhiên khi đi với nhau. Tuy nhiên không nên sử dụng các màu này ở cùng mức độ như nhau vì thông thường trông chúng sẽ bị thô. Bạn nên chọn một màu nổi trội (thường là màu lạnh) và màu kia dùng cho những mảng chi tiết nhỏ hơn. Bên cạnh đó bạn có thể thêm màu nâu và xám để tăng hiệu quả cho hiệu ứng. Ví dụ:
Một điểm mà các bạn nên lưu ý là các màu bổ sung làm nổi bật cho nhau rất nhiều. Chỉ một đốm nhỏ màu xanh trên nền đỏ thôi nhưng trông nó sẽ đậm hơn. Vì vậy bạn phải cẩn thận với saturation khi sử dụng cách phối màu này.
5. Phối màu chia bổ sung (Split Complimentary)
Tương tự như phối màu bổ sung, với cách này chúng ta chọn một màu đối lập với màu còn lại rồi chia nhỏ màu đã chọn ra thành nhiều màu hơn. Cách này hữu dụng khi bạn muốn mở rộng bảng màu của mình khi 2 màu là không đủ, hay khi bạn muốn tạo nên một không khí vui tươi hơn. Ví dụ:
6. Phối màu đôi bổ sung (Double complimentary)
Cũng giống như cách phối màu bổ sung, có điều ta nhân đôi lên. Với cách này, bạn sử dụng hai cặp màu bổ sung, không quan trọng ở vị trí nào trên vòng tuần hoàn màu sắc. Tuy nhiên bạn phải cẩn thận không dùng cả bốn màu với cùng một mức độ vì nó sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Tốt nhất là một cặp bạn dùng cho hậu cảnh, cặp màu còn lại bạn dùng cho tiền cảnh. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc kết hợp chúng. Ví dụ:
Bạn có để ý thấy một cặp màu bổ sung ở tiền cảnh, cặp còn lại ở hậu cảnh không?
Các nguồn tham khảo cho bài viết:
- SmashingMagazine – 3 Part Series on Color Theory. Goes more in-depth into the theory of color.
- Kuler – Awesome online app for helping you create harmonious color schemes.
- Colrd – Great for seeing the color schemes used in photos and illustrations.
- Designspiration.net – Awesome for finding images with a specific color scheme
- ShutterStock Spectrum – Fun site that allows you see stunning photos using specific colors.
- colourlovers.com – Community of Color Lovers. Find popular palettes or make your own.
- design-seeds.com – Beautiful photos and their main colors.
Hy vọng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về màu sắc và ứng dụng được cho những tác phẩm tuyệt vời của mình. (Vui lòng xin ý kiến tác giả và RGB.vn khi có ý định chia sẻ lại bài dịch này)
Để lại đánh giá