Adrian Molina tiết lộ nguồn cảm hứng bất tận tạo ra tuyệt phẩm “Coco”

Đồng đạo diễn Adrian Molina tiết lộ nguồn cảm hứng bất tận để anh tạo ra tuyệt phẩm “Coco”.

Có rất nhiều yếu tố tuyệt vời trong bộ phim hoạt hình mới nhất tới từ hãng Pixar – Coco sẽ khiến khán giả từ già tới trẻ phải bàn luận không nguôi, một khi mà họ không còn phải sụt sùi lau nước mắt nữa.

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_01

Từ khung cảnh choáng ngợp của Thành phố Linh hồn đầy màu sắc, tới những bản nhạc không ngừng truyền cảm, và cả những linh thú lập lòe sặc sỡ, Coco mang đến vô kể những hình ảnh mãn nhãn cho người xem. Nhưng có một cảnh phim trông tưởng thì đơn giản nhưng lại trở thành một thử thách đặc biệt cho đội ngũ sáng tạo Coco và cả đồng đạo diễn Adrian Molina – một họa sĩ phân cảnh lần đầu thử sức mình ở vai trò đạo diễn.

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_02

[quote]Giấc mơ cháy bỏng và câu nói “Tôi muốn”[/quote]

Coco là câu chuyện về Miguel (Anthony Gonzalez), một cậu bé đáng yêu có tình yêu âm nhạc vô bờ bến dù bị bà nội (Renee Victor) nghiêm cấm, chỉ vì một mối bất hòa từ 3 đời trước có liên quan tới sự nghiệp âm nhạc của ông cố của Miguel và việc ông đã bỏ gia đình mà đi.

Ngay từ đầu phim, Miguel đã khám phá ra được rằng, ông cố nghệ sĩ của mình chính là người con thương mến nhất của cả thị trấn: Ngôi sao điện ảnh và âm nhạc Ernesto de la Cruz (Benjamin Bratt). Vào đêm của ngày lễ Dia del los Muertos (Ngày của người chết), Miguel đột nhập vào lăng của de la Cruz để “mượn” tạm chiếc đàn huyền thoại của ông cho một cuộc thi tài năng mà cậu muốn tham gia, với hi vọng sẽ thuyết phục được cả gia tộc mình không còn ghét bỏ âm nhạc nữa. Từ đây, Miguel đã rơi vào vòng xoáy của cả một cuộc phiêu lưu kỳ thú qua thế giới bên kia, đánh liều tất cả để giành lấy một ước mơ đơn giản đó.

1_rgb_creative_coco_movie_pixar_ga_phu_thuy_cam_xuc

“Cậu bé gào lên với cả gia đình, bỏ chạy, lao vào phòng mình, bước qua Vùng đất của Linh hồn, và quyết định theo đuổi tìm kiếm một người khó kiếm nhất có thể, tất cả chỉ để có một cơ hội nhỏ nắm bắt lấy ước mơ trở thành một nhạc công”, Molina giải thích. “Nếu bạn không tin rằng âm nhạc chính là không khí mà cậu bé thở, bạn sẽ ngồi trong rạp và thắc mắc là: Sao nó lại làm thế?”

Trong một phiên bản ban đầu của bộ phim, Miguel thể hiện tình yêu âm nhạc của mình chỉ bằng cách nói về nó. Hướng tiếp cận quá chân phương này đã không mang lại hiệu quả khi xem thử, có đứa bé 12 tuổi nào đã bị ám ảnh đến độ đi quanh rồi lảm nhảm là “âm nhạc ngấm trong người con, con phải được chơi nhạc, đấy là một phần con người con”? Thế nên Molina đã quay lại bàn vẽ của mình, và dần dần tìm ra giây phút Miguel ngồi một mình trong căn gác xép bí mật của mình, phủ đầy những đồ đạc liên quan tới Ernesto de la Cruz, và xem những đoạn video cũ về thần tượng của mình với cây đàn tự chế trong tay.

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_04

Đã có lúc Coco suýt trở thành một phim nhạc kịch hoàn toàn, bất cứ sinh viên hoạt hình nào cũng có thể bảo với bạn đây chính là cái giây phút một bài hát “Tôi muốn” được cất lên từ nhân vật chính, một giai điệu có tác dụng truyền tải tới khán giả mong muốn của nàng tiên cá Ariel là hòa mình vào một thế giới khác, hoặc Belle đã chán ngán cuộc sống nông thôn, hay khi Aladdin hi vọng rằng anh sẽ không phải làm một gã ăn mày cả đời.

Nhưng mặc dù Coco có những 3 bài hát mới được sáng tác riêng, rất nhiều bản phối khí mới cho những ca khúc Latin nổi tiếng, và ít nhất một màn trình diễn nhạc kịch đúng điệu, Pixar vẫn rất thân trọng trong việc có gọi phim bằng từ “Nhạc kịch” hay không. Thậm chí, trong một buổi TED Talk từ năm 2012, một trong số những nhà kể chuyện gạo cội của Pixar là Andrew Stanton (Toy Story, Wall-E) đã vạch ra một vài điểm khác biệt cơ bản giữa Pixar và Disney. Lấy ví dụ cụ thể bằng Toy Story, ông mở ra một màn trình chiếu có ghi:

Không có bài hát

Không có giây phút “tôi muốn”

Không có ngôi làng hạnh phúc

Không có câu chuyện tình cảm

Không có phản diện

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_05

Trong thực tế, Stanton đã phá vỡ một số các điều này trong Wall-E, nhưng Pixar vẫn quyết tâm tránh xa định hướng nhạc kịch. Mặc dù vậy, một số bài hát mới, bao gồm cả một giai điệu kiểu kiểu như “Tôi muốn” cho Miguel đã được Molina và đội của mình viết trong rất nhiều thử nghiệm để tìm giải pháp cho cảnh phim này.

“Chúng tôi đã làm một số phiên bản mà nhân vật thực sự đã cất tiếng hát theo đúng phong cách nhạc kịch, và chúng tôi ngồi xem thử. Và cảnh đó không có cảm giác là nó nên đi xa đến như vậy. Khi chúng tôi đang cố tạo ra một thế giới thực, thì việc cho nhân vật “hát về cảm xúc của mình” là một quyết định cực kỳ lớn.” – Molina cười và nói rằng có khi là 20 năm nữa, hoặc có khi sớm hơn là khi ra đĩa Bluray, Disney có thể sẽ giới thiệu tới khán giả những bản nhạc trong Coco lẽ ra đã được vào phim.

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_06
Nhưng cũng chính nhờ những ý tưởng chưa trọn vẹn trên con đường tìm kiếm kịch bản cuối cùng, chính ý tưởng rằng Miguel sẽ hát về tình yêu của mình cho việc hát hò đã giúp đội của Molina thiết kế ra căn gác xép bí mật của cậu bé, lấy cảm hứng từ chính căn phòng báu vật của Ariel trong Nàng Tiên cá.

“Nếu mà đã phải hát về việc trở thành nhạc công, thì tốt nhất là tìm một nơi riêng tư để thể hiện điều đó… Một trong số những họa sĩ của chúng tôi, Dean Kelly, đã phác họa ra chiếc bàn thờ nhỏ dành riêng cho de la Cruz. Cậu bé chỉ thiếu một tấm gương để noi theo trên con đường mơ ước của mình, và còn ai khác mà cậu đặt lên bàn thờ của riêng mình nữa? Chính là Ernesto de la Cruz.”

Cái ý rằng Miguel xem những đoạn phim ngắn về người mình ngưỡng mộ để học hỏi theo được truyền cảm hứng từ chính trải nghiệm tuổi thơ của Molina khi anh từng thu băng lại chương trình The Wonderful World of Disney trên kênh truyền hình Disney Channel để anh có thể tự học cái nghề mà anh vẫn mong muốn theo đuổi từ những họa sĩ bậc thầy.

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_07

[quote]Nguồn gốc ra đời của nhân vật truyền cảm hứng Ernesto de la Cruz[/quote]

Tuy nhiên, cội nguồn của ý tưởng sử dụng chính những lời thoại truyền cảm hứng của de la Cruz về việc nắm bắt thời cơ và ước mơ để tạo động lực cho Miguel thực ra lại đến từ một nơi rất khác. Trong lúc tìm ý cho chi tiết của câu chuyện, về một cậu bé đã nổi loạn với truyền thống gia đình để theo đuổi đam mê, đội ngũ của Coco đã xem lại một số những bộ phim có đề tài tương tự về những cô cậu bé khác thường. Ví dụ như Whale Rider (2002) tới từ New Zealand, hay Billy Elliot của Anh (2000).

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_08

Molina nói rằng thực ra anh không cần phải em lại Billy Elliot, câu chuyện về cậu bé trong một thị trấn mỏ than chỉ mong được nhảy múa, vì anh vẫn nhớ mãi một cảnh phim cụ thể sẽ giúp anh truyền đạt được điều tương tự cho Miguel mà không cần dùng lời. ”

Có một cảnh khi mà cậu ta ở trong đội đấm bốc, và Julie Walters thì đứng đầu một lớp múa ba lê. Cậu ta cảm thấy bực bội với đầy những cảm xúc phức tạp, và cậu ôm lấy cái bao đấm, hoàn toàn phờ phạc, và khán giả có thể thấy được ánh mắt bỏ cuộc của cậu. Camera lúc đó đẩy gần vào khuôn mặt cậu, nhưng khán giả vẫn nghe thấy giọng nói của Julie Walters khi cô đang hướng dẫn cho các bạn nữ tập ba lê. Nhưng thực ra ý nghĩa đằng sau những lời đó là ‘ngẩng cao đầu lên’. Tôi nghĩ đó chính là một phương pháp truyền đạt cực kỳ sâu lắng, cực kỳ mạnh mẽ, và đẹp vô cùng, khiến chúng ta nhập tâm được vào nhân vật một chú bé này, một người chưa biết cách diễn đạt thành lời mong muốn của mình.”

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_09

Cái cách mà Miguel nhìn chăm chú vào camera cũng khiến chúng ta liên tưởng tới một nhà làm phim khác có tài kiến tạo nên những nhân vật thiếu nhi đầy cảm xúc với ước mơ lớn lao: Steven Spielberg. Trong một video từ năm 2011 có tên “The Spielberg Face” – lấy cảm hứng từ một bài viết của Matt Patches – Kevin B. Lee đã định nghĩa khung hình đặc trưng mà Spielberg hay sử dụng như sau: “Mắt mở to, nhìn chăm chú vào điều tuyệt vời không tên nào đó, trong giây phút thời gian ngừng trôi. Nhưng hơn hết, một sự tập trung cao độ kiểu thiếu nhi. Cả của chúng và cả chúng ta. Như thể rằng sự mê mẩn đó của chúng phản chiếu chính chúng ta vậy.”

Khi Miguel đã trôi vào đam mê, bài hát và lời thoại của Ernesto de la Cruz “trở nên vang vọng như tiếng nước để thể hiện cảm xúc của Miguel khi đã nhập tâm hoàn toàn vào thứ âm nhạc này. Miguel và âm nhạc đã nhập làm một, và nếu chúng tôi thể hiện được điều này, thì chúng tôi sẽ không cần phải nói thêm một lời nào nữa trong suốt phần còn lại của bộ phim, rằng cậu bé muốn được chơi nhạc đến nhường nào. Và nó trở thành cái cảm xúc mà chúng tôi theo đuổi suốt cả bộ phim luôn.”

Molina nói rằng khung hình Spielberg thực ra không trực tiếp gợi ý cho giây phút của Miguel ở đây, nhưng đúng là cảm hứng từ đạo diễn gạo cội này đã len lỏi vào phim theo cách khác. Khi Molina lần đầu tiên nhìn thấy trang phục của Miguel – một chiếc quần bò, một áo may ô trắng, và một áo nỉ có mũ trùm màu đỏ, anh đã thốt lên rằng: “Đây chính là Elliott trong phim E.T. rồi!” Người đồng nghiệp của anh, đạo diễn Lee Unkrich thì nghĩ đến một ví dụ “nhiều tuổi” hơn: “Steve Austin trong phim Six Million Dollar Man.”

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_010

Thực ra, chúng ta không cần phải tìm đâu xa ngoài chính thư viện các tác phẩm kinh điển của Pixar để thấy các nhân vật có ánh nhìn đê mê đầy ắp ước mơ và hi vọng lên một chiếc màn hình tivi. Cả chú robot cô đơn Wall-E và chú chuột Remy đều đã từng nhìn thấy giấc mơ của họ tỏa ra từ những chiếc màn hình nhấp nháy.

Molina có một giả thuyết cho lý do vì sao khung hình đặc biệt này thường xuyên xuất hiện trong phim của Pixar, và cả những phim khác. “Rất có thể bởi vì tất cả chúng tôi ở đây đều đã tới Pixar bởi vì đã có những giây phút trong đời, chúng tôi ngước nhìn lên một chiếc màn hình nào đó và nhìn thấy những điều chạm tới tâm hồn mình. Có thể hơi nhàm khi nói mai về việc tôi yêu hoạt hình và cày đi cày lại chương trình The Wonderful World of Disney bởi vì tôi muốn biết họ làm thế nào, nhưng ký ức đó đã hằn sâu vào bộ não tôi mất rồi. Chính những giây phút này khi chúng tôi nhìn vào một cái màn hình và mơ về một mối liên hệ nào đó, và rồi một điều kỳ diệu đã xảy ra để điều đó thành hiện thực.”

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_011

[quote]Mối liên hệ giữa Molina và Miguel[/quote]

Mỗi liên hệ giữa Molina và Miguel thật ra sâu sắc hơn chỉ là tình yêu với băng đĩa cũ. Khi dược hỏi là anh đã lấy cảm hứng từ khuôn mặt của ai khi cậu bé lỡ đánh sai một nốt nhạc ngay trong lúc đang đắm mình vào nghệ thuật, Molina ngượng ngùng thừa nhận đó chính là mặt của anh.

“Một trong số những điều nhức nhối nhất khi bạn viết kịch bản cho một cảnh phim như thế này là khi chúng tôi đã trao đổi đi trao đổi lại rất nhiều lần về việc người ta chưa cảm nhận được điều đó, và tôi cứ đâm đầu vào đây mãi. Tôi là một họa sĩ, nhưng tôi cũng đã bắt đầu tập guitar khi làm phim này. Tôi đã có cái trải nghiệm khi mình đang chơi đàn và rồi thành ra mê đắm, và những ngón tay chuyển động mà đầu không cần phải nghĩ. Mình chìm sâu vào việc chơi đàn quá đến cái mức độ như ngồi thiền với bài hát. Tôi cứ nói là ‘Mình sẽ làm được thôi. Mình biết là mình sẽ làm được. Chỉ cần cố lên thôi. Chỉ cần tìm được đúng bài’. Tôi nhận ra là ngay khi tôi đang nói những điều thế này, tôi đã thể hiện luôn nó ra rồi. Tôi đã nhắm mắt vào rồi.” Molina, ban đầu là một họa sĩ vẽ phân cảnh phim, có nói thêm là nếu bạn có bao giờ xem một họa sĩ phân cảnh ngồi phác thảo, bạn sẽ thường xuyên thấy “làm cho khuôn mặt trở nên méo mó xấu xí đủ kiểu, bởi vì họ đang cảm nhận chính những gì họ đang vẽ.”

rgb_creative_ideas_pixar_cam_hung_tao_ra_coco_phim_hoat_hinh_012

Đối với Molina, cơ hội để trở thành nhà biên kịch và đồng đạo diễn cho Coco là một điều anh đã theo đuổi một cách nhiệt huyết ngang với việc Miguel đuổi theo âm nhạc. Đã từng làm việc cùng Unkrich với vai trò họa sĩ phân cảnh trong Toy Story 3, Molina đã từng được ưu ái làm việc với vai trò không kém cạnh gì bây giờ. Nhưng người đàn ông 32 tuổi này còn thấy cả di sản của đất nước Mexico trong câu chuyện – một thứ anh không thể quên được kể cả khi về nhà. Anh đã dành hàng giờ cho Coco mỗi tối và cuối tuần, làm thêm giờ dù không ai nhờ. “Với tôi, đã đến lúc tôi có thể kể một câu chuyện thật gần gũi với cảm xúc của tôi về gia đình,” anh nói. Molina nộp bản thảo cho Unkrich, tin chắc rằng rồi sẽ có lúc “người ta bảo, thôi đừng cố nữa, thế là ngon rồi.”

Thay vào đó, Molina được thăng chức từ họa sĩ lên làm đạo diễn cho một bộ phim mà hầu hết các chuyên gia đã dự đoán sẽ có cơ hội thắng giải Oscar năm 2018 sắp tới. Nhưng khi Molina còn đang đeo đuổi tượng vàng, anh cho rằng phần thưởng thực sự nằm ở những phản hồi tuyệt vời từ người dân Mexico, nơi Coco được công chiếu trước tất cả mọi nơi từ cuối tháng Mười, đúng vào dịp Dia de los Muertos. “Bọn trẻ không nói gì mấy, nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều nói rằng thật tuyệt vời khi được xem một bộ phim mà họ được đại diện, và không chỉ đại diện, mà còn đóng cả vai chính luôn… Khi tôi xem phim, tôi có thể nhận ra được anh đã trút vào đây bao nhiêu ruột gan.”

Coco cũng đang gây tiếng vang lớn ngay cả ngoài các cộng đồng Mỹ Latin, cũng giống như Whale Rider và Billy Elliot đã từng quyến rũ Molina. Nhưng người Mỹ Latin, theo như anh giải thích, không có gì khó hiểu khi họ có nhiều sự liên hệ hơn bất cứ ai với nhân vật Miguel, và khi thấy câu chuyện của họ “không bị bao phủ bởi những đặc điểm một chiều và đơn điệu trong nhân vật.” Đó chính là lý do vì sao mà anh đã dành ra ngần ấy tâm huyết. “Đó là lý do tại sao ngay cả khi tôi cảm thấy tôi không biết mình có thể làm được không, tôi vẫn cố gắng.” Dẫn lời của người mà Miguel ngưỡng mộ Ernesto de la Cruz, Molina đã chạm tới giấc mơ của mình, giữ chặt lấy nó, và biến nó thành hiện thực.