Dưới góc nhìn của người làm đào tạo, ThS. Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia đã có những chia sẻ thiết thực về nền tảng thay đổi của chương trình đào tạo mới và những lợi thế dành cho người học.
Mạng xã hội phát triển một cách chóng mặt với các chức năng cho phép người dùng tự sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nội dung số (text, ảnh, video, …) nhanh như cafe hoà tan.
Sự phát triển của công nghệ đã giúp hình thành các nền tảng (Canva, Venngage, Pablo, Camtasia, Prezi, DesignBold,…) để trao đổi kho ứng dụng khổng lồ các công cụ sáng tạo, hỗ trợ người dùng đầu cuối tự làm những video, ảnh, thiết kế đơn giản phục vụ nhu cầu cá nhân và các yêu cầu truyền thông doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng ngày.
Sự nâng cấp của mạng viễn thông (3G, 4G và 5G), sự phát triển vượt bậc của công nghệ di động biến các thiết bị cầm tay thành một cái máy tính và TV, khiến nhu cầu tiêu thụ nội dung giải trí kỹ thuật số (film, game, ứng dụng học tập và phục vụ cuộc sống như ẩm thực, du lịch, đi lại,…) và khối lượng giao dịch thương mại điên tử tăng theo cấp số nhân.
Tất cả những biến động đó mang lại cơ hội, đồng thời kèm theo những thách thức cho các Nhà thiết kế và các Nhà sản xuất nội dung giải trí kỹ thuật số tương lai. Đầu năm 2017, Arena Multimedia đã cập nhật chương trình đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP 2017) để đáp ứng những thay đổi của ngành Công nghiệp Sáng tạo và đón đầu xu thế phát triển trong thời gian sắp tới. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ThS. Vũ Anh Đức, Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia tại Việt Nam:
ThS. Vũ Anh Đức – Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia chia sẻ việc triển khai chương trình đào tạo AMSP 2017
Theo ông, bối cảnh thay đổi của ngành Công nghiệp Sáng tạo trên thế giới và Việt Nam có song hành hay chúng ta đi sau một số năm?
Theo báo cáo của UNESCO, ngành Công nghiệp Sáng tạo đã cung cấp việc làm cho gần 30 triệu người trên toàn thế giới và tạo ra doanh thu 2.25 nghìn tỷ USD, tương đương 3% GDP của thế giới trong năm 2013. Trong đó nghành truyền thông toàn cầu chiếm 1.57 nghìn tỷ USD lớn hơn GDP của Ấn Độ, Nga, hoặc Canada.
Ngành Công nghiệp Sáng tạo tập trung nhiều ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Cụ thể khu vực Châu Á Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) đóng góp phần lớn nhất, tạo ra 743 tỷ đô la (33 % tổng số toàn cầu cho ngành Công nghiệp Sáng tạo) và 12.7 triệu việc làm (43% tổng số toàn cầu). Châu Âu đứng thứ 2 với 709 tỷ đô la (32%) và 7.7 triệu việc làm (26 %). Bắc Mỹ đứng thứ 3 với 620 tỷ đô la (27 %) và 4.7 triệu việc làm (16 %).
Nguồn: Cultural times: the first global map of cultural and creative industries, EY, 2015
Qua các số liệu chính thức được UNESCO nghiên cứu và công bố cuối năm 2015, phần nào chúng ta thấy được tầm quan trong của nghành công nghiệp sáng tạo trong sự nghiệp phát triển trên thế giới.
Theo tôi Việt Nam tuy nằm trong khu vực tăng trưởng và đóng góp phần lớn nhất (Châu Á Thái Bình Dương) nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng so với tiềm năng. Nếu so với các nước láng giềng trong khu vực như Thailand, Philippine, Singapore, Indonesia, Malaysia… thì Việt Nam đều ở mức thấp hơn, chứ chưa so sánh với các nước đã đạt được những thành tích cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tuy vậy với tiềm năng lớn về con người (dân số trẻ), thế giới phẳng (học tập, nghiên cứu tiện lợi) và kết hợp với sự nhận thức lớn hơn từ nhà nước, doanh nghiệp về vai trò của nghành Công nghiệp Sáng tạo và Văn hóa sẽ giúp nghành này phát triển hơn nữa ở Việt Nam, qua đó đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Ông có nhận xét gì về những thay đổi của Nhà tuyển dụng trong thời gian 1-2 năm gần đây? Những nhóm việc nào gia tăng, những nhóm việc nào đòi hỏi cao hơn?
Thị trường việc làm Thiết kế sôi động hơn trong một vài năm gần đây, do các công ty, doanh nghiệp và cơ quan dần quan tâm và hiểu được giá trị của nghề thiết kế ứng dụng. Có thể thấy số lượng tin tuyển dụng nhiều hơn trên các trang tuyển dụng lớn như Vietnamworks, JobStreet.com, Careerlink,…
Tại Arena Multimedia, chúng tôi đã xây dựng một kênh tuyển dụng riêng nhằm hỗ trợ việc làm cho học viên và kết nối các nhà tuyển dụng. Nhóm hoạt động Facebook – Facebook group “Job Arena”được coi như “Job Window” – cửa số giao dịch việc làm, nơi có thể quan sát bức tranh khá toàn diện về hoạt động hỗ trợ việc làm và thị trường nhân lực thiết kế. Tham gia nhóm này là các học viên, cựu học viên Arena, sau này mở rộng ra cho đối tượng sinh viên chuyên ngành Thiết kế của các trường ĐH, CĐ; các chuyên viên thiết kế mong muốn có cơ hội việc làm tốt hơn và tất nhiên là các công ty tuyển dụng.
Mảng Thiết kế Đồ họa luôn được các nhà tuyển dụng tập trung tập trung săn đón
Độ “nóng” của thị trường nhân lực Thiết kế và Multimedia tăng lên rõ rệt từng năm qua số lượng đăng ký của các thành viên (đến nay đã gần 9.000 thành viên) và số lượng giao dịch. Trong 2 năm vừa qua, tỷ lệ học viên ra trường có việc làm duy trì ổn định ở mức khá cao (85%).
Nhu cầu tuyển dụng vẫn tập trung vào phần thiết kế đồ họa (thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế website và các ấn phẩm quảng cáo in – nội dung đào tạo Học kỳ 1 & 2 tại Arena Multimedia). Đây là nhu cầu thiết yếu cho hầu hết các loại hình giao diện truyền thông của các công ty, tổ chức, kinh doanh cá nhân. Nhóm công việc này phổ biến như công ty cần kế toán vậy.
Tuy nhiên từ năm 2016 lĩnh vực sản suất nội phim kỹ thuật số cho mạng xã hội (Youtube, Facebook, Vimeo…) và các kênh truyền hình tăng cao nên cũng tạo nhiều cơ hội việc cho các bạn đam mê làm phim, video và phim hoạt hình so với các năm trước. Với việc nền tảng chia sẻ video trên mạng xã hội được cải tiến mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng cho mảng này chắc chắn sẽ tăng mạnh trong một vài năm tới.
Lĩnh vực game, làm phim quảng cáo và phim hoạt hình đang thiếu nhân lực do thời gian học dài hơn, yêu cầu công việc khó hơn, bù lại thường thì các bạn chuyên tâm theo học sẽ có mức lương cao hơn và dễ kiếm việc hơn (nếu có khả năng).
Ngoài ra, ứng viên cần đáp ứng những yêu cầu nào để tồn tại và phát triển với nghề?
Nghề Thiết kế là một nghề đặc biệt ở Việt Nam. Có tiền, có quan hệ chưa chắc đã có việc làm; và ngược lại chỉ cần có khả năng là có việc làm và có cơ hội thành công. Tôi đánh giá đây là một trong số các nghề khá công bằng, sòng phẳng tại thị trường lao động quốc gia này.
Các sinh viên ngoài quá trình học tập tại các môi trường trên lớp, cần rèn cho mình khả năng tự học, nghiên cứu sâu các vấn đề và đặc biệt trau dồi thêm các kỹ năng sống,và các kiến thức xã hội, văn hóa để qua đó có nhiều phương án giải quyết các vấn đề gặp phải khi làm việc.
Biết nghiên cứu tài liệu tiếng Anh (đọc và nghe) là các kỹ năng cần có để các bạn có thể tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới nhanh hơn.
Kiên trì và ham học hỏi là một phẩm chất cần thiết khác để đi đường dài với nghề.
Chương trình AMSP 2017 có gì mới so với chương trình hiện đang triển khai?
Cấu trúc của toàn bộ chương trình đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP 2017) như sau:
- Kỳ 1: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ)
- Kỳ 2: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số)
- Kỳ 3: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game)
- Kỳ 4: 3D Animation (Hoạt hình 3D)
Nhìn chung chương trình đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện AMSP 2017 đã có chuyển biến rõ nét, định hướng nhiều hơn vào thiết kế ứng dụng cho môi trường Digital Marketing cũng như Social Media. Ngoài ra phần thiết kế Games và Hoạt hình 3D cũng được xây dựng hoàn chỉnh hơn.
Học kỳ Thiết kế Web sẽ trở nên “mềm mại” hơn với những nội dung học mới
Trước đây kỳ 2 – Thiết kế Web tương tác – luôn là một học kỳ khó nhằn đối với các học viên Arena do có liên quan đến một số môn học code (lập trình). Nhưng giờ đây Arena Multimedia toàn cầu đã có điều chỉnh giúp kỳ 2 “mềm mại” hơn, phù hợp với phần đông những người yêu thích thiết kế hơn. Phần lớn của kỳ 2 các bạn sẽ học để ứng dụng tất cả các kiến thức thiết kế như cách sử dụng chữ, hình ảnh, màu sắc, các nguyên tắc thiết kế, sao cho có được những bố cục các trang web có thẩm mỹ nhất.
Các môn học mới được đưa vào như UI/UX & Responsive Design (Thiết kế giao diện web, trải nghiệm người dùng và thiết kế tuỳ biến) hay Digital Marketing & Media Concept (Marketing kỹ thuật số & Ứng dụng truyền thông báo chí) sẽ giúp cho người học đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của ngành truyền thông trong thời đại Kỹ thuật số.
Học viên được học cách thiết kế giao diện một trang web và thấu hiểu sự vận hành của trang web để làm việc nhóm với Coders (Lập trình viên) để có thể nhận hợp đồng thiết kế và đưa vào hoạt động một ứng dụng web hoàn chỉnh.
Kỳ 3 được thiết kế dài hơn, mục đích học rõ ràng hơn. Nửa đầu kỳ 3 học viên sẽ được học về các bước cơ bản để làm phim (các thể loại phim), nửa cuối kỳ 3 người học được làm quen với việc dựng hình, làm vật liệu các nhân vật, môi trường 3D qua đó có thể sử dụng kết hợp trong các dự án phim. VD: Hulk, Transformer làm bằng 3D kết hợp với cảnh quay thật, các TVC quảng cáo ứng dụng mô hình 3D như: Comfort, Dove…
Chương trình 3D cơ bản còn là bước chuẩn bị tuyệt vời khi bước vào kỳ 4 (3D Animation) do các bạn đã có kỹ năng cơ bản nên việc làm quen với phần mềm 3D Maya và các thao tác chuyển động sẽ nhanh hơn.
Tất nhiên các phần mềm với phiên bản mới nhất cũng được cập nhật trong chương trình AMSP 2017 như bao gồm các bộ công cụ của Autodesk và Adobe Creative Cloud cũng như các phần mềm thiết kế giao diện web.
Người học sẽ được lợi thế gì và phải đối diện với những thách thức nào?
Về lợi thế: Người học theo đuổi toàn bộ chương trình AMSP 2017 sẽ nắm bắt được tất cả các mảng chuyên môn của Multimedia (Thiết kế đồ hoạ; Web, Ứng dụng Kỹ thuật số; Game, Film; 3D Animation). Đây là lợi thế vô cùng lớn trong môi trường đòi hỏi người làm Thiết kế đa năng, vẹn toàn; đồng thời cũng giúp học viên có cái nhìn tổng thể về các mảng công việc để có thể dễ dàng thực hiện các dự án phức tạp, nhiều mảng truyền thông.
Chương trình mới giúp người học tiến gần hơn với cách làm phim hiện đại, đưa các kiến thức nâng cao về kỹ xảo kết hợp mô hình 3D
Về thách thức: Chương trình mới đòi hỏi người học sự tập trung, kiên trì trong việc theo học. Do chương trình được xây dựng có tính hệ thống cao, có sự liên quan logic và chặt chẽ với nhau nên đòi hỏi người học phải chú tâm thì mới đạt kết quả tốt và qua đó nâng cao được cơ hội việc làm trong và sau khi ra trường, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong dài hạn.
Chương trình đưa về Việt Nam có những điều chỉnh gì để phù hợp với thực tế của địa phương hay không?
Chương trình này khi về Việt Nam đã có một số điều chỉnh cho phù hợp với thị trường tại quốc gia này. Theo chương trình gốc đưa ra đi vào lĩnh vực hẹp và chuyên sâu, do thị trường tại Ấn Độ đi trước chúng ta một số năm. Khi đưa vào thị trường Việt Nam do yêu cầu đa năng đối với một Nhà thiết kế nên chương trình AMSP 2017 vẫn tập trung vào đào tạo bài bản, đa dạng. Việc tạo được nền tảng vững chắc, khơi gợi đam mê cho người học là mục tiêu mà chương trình mới hướng đến qua đó người học có cơ hôi kiếm được việc làm và phát triển thêm sau khi đi làm.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng có những chương trình khác (nâng cao hơn) phù hợp với yêu cầu ngách của từng thị trường (TP HCM phát triển hơn về công việc Kỹ xảo – VFX hay phim quảng cáo – TVC) và sẽ mở ra trong thời gian tới.
Việc thay đổi chương trình như vậy có kéo theo sự đòi hỏi cao hơn ở đội ngũ giảng dạy hay không? Arena Multimedia đã có biện pháp nào để đáp ứng điều đó?
Hàng năm đội ngũ giảng viên Arena đều phải thực hiện các bài thi chuyên môn trên hệ thống portal của Arena Multimedia toàn cầu. Chỉ khi vượt qua bào test này, giảng viên mới được cấp quyền giảng dạy tại các cơ sở của Arena Multimedia.
Ngoài ra, Arena Multimedia luôn chú trọng tuyển dụng những giảng viên có tư duy đào tạo dân chủ, coi học viên là trung tâm. Phương pháp kết hợp các giảng viên có khả năng sư phạm, có kinh nghiệm và các chuyên gia làm nghề có tên tuổi làm nên một đội ngũ giảng viên vững vàng, cân bằng và ổn định.
Cảm ơn những chia sẻ của ông.
Để lại đánh giá