Designer (nhà thiết kế) và Developer (nhà phát triển Web/ coder), xung đột giữa họ không bao giờ là kết thúc. Một sự thật mà tất cả chúng ta ai cũng biết đó là họ không thể sống thiếu nhau. Chính vì điều nãy, chiến tranh lạnh giữa họ xảy ra. Tôi không hề làm quá vấn đề này lên ngoài trừ trường hợp Designer và Developer nào đấy đã quá ăn ý, hòa hợp với nhau khi đã làm việc chung với nhau trong một khoảng thời gian khá dài nhưng có lẽ điều này nằm trong số ít nếu không gọi là hiếm. Giống như 2 nhân vật hoạt hình Tom và Jerry luôn luôn đấu đá và diễn ra các cuộc chiến tranh nhưng đến cuối phim, 2 nhân vật vẫn bắt tay làm bạn. Tôi tin rằng, các nhà thiết kế và nhà phát triển web cũng chia sẻ với nhau một mối quan hệ yêu-ghét tương tự. Đặc biệt khi làm việc trên một dự án thiết kế web, bất đồng là không thể tránh khỏi giữa họ nhưng họ vẫn phải chung một mục đích cuối cùng là hoàn tất dự án.
Bài viết của trang graphicdesignblog nói về vấn đề này cũng như một chút chia sẻ của tôi trong khoảng thời gian đã và đang từng làm việc với các Developer nói về những điều khiến cho Designer và Web developer khó mà trở thành 1 cặp hạnh phúc. 😀
1. Sự khác biệt về mục tiêu hướng tới:
Vấn đề đầu tiên là nguyên nhân gây xung đột giữa một nhà thiết kế đồ họa và phát triển web là sự khác biệt của mục tiêu của họ. Mặc dù đều có những mục đích khác nhau nhưng cuối cùng họ vẫn chung một mục đích duy nhất là “sự hài lòng của khách hàng”. Mục tiêu chính của thiết kế là làm cho các thiết kế có trực quan thật hấp dẫn khách hàng. Trong khi trên Mặt khác, mục tiêu chính của phát triển là để đảm bảo các chức năng và khả năng tiếp cận cho người xem. Đây là nơi xảy ra các vụ đụng độ thực sự.
2. Nghệ thuật và chức năng:
Vấn đề tiếp theo phát sinh giữa thiết kế và phát triển là cách suy nghĩ. Cả hai đều có một cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau khi làm việc. Trong khi thiết kế có một tư duy nghệ thuật, các nhà phát triển lại có những suy nghĩ về chức năng tương tác đầy thông minh. Nhà thiết kế cố gắng để chơi với các yếu tố khác nhau của thiết kế đồ họa như chữ (typo), màu sắc (color) và phong cách (style), trong khi những yếu tố đó lại gây khó khăn cho các nhà phát triển để chuyển đổi các phong cách phức tạp vào CSS hoặc HTML. Các nhà phát triển chỉ đơn giản là ghét cay ghét đắng khi nhà thiết kế sử dụng phong cách bay bổng và sáng tạo của các nhà thiết kế. Đó thực sự là một thách thức.
3. Các định dạng tập tin không hợp lệ:
Một điểm quan trọng nữa chính là các định dạng tập tin không thể chấp nhận được. Kể từ kho vũ khí chính các nhà thiết kế đồ họa là Illustrator và Photoshop, họ thưởng gửi các công việc của họ cho nhà phát thiết dưới dạng tập tin .EPS hay định dạng .PDF. Điều đó thực sự làm phiền một nhà phát triển web để nhận được các tập tin có chứa nhiều lớp không có tên. Tương tự như vậy, đôi khi khi các nhà phát triển gửi một đoạn mã script để thiết kế như một mẫu, vấn đề định dạng tập tin không hợp lệ lại một lần nữa phát sinh là các nhà thiết kế đồ họa không biết làm gì với những đoạn mã nhằng nhịt như vậy.
4. Thời gian thực hiện:
Khi các thiết kế với các nhà phát triển, đồng bộ hóa thời gian là một vấn đề lớn. Khi designers hoàn thành một phần của họ về công việc tương đối nhanh hơn so với các developers, họ phải kiên nhẫn chờ đợi cho developers phát triển mã và tiến hành quyết toán của dự án. Chưa kể, những ý tưởng được xem là đầy mang tính sáng tạo và thẩm mỹ lại gây khó khăn với các nhà phát triển web.
5. Khoảng cách khi giao tiếp:
Khi 2 chuyên gia cùng làm việc trên một dự án, khoảng cách khi giao tiếp sẽ diễn ra khỉ cả 2 đều suy nghĩ theo chiều ngang. Ở đây tôi muốn nói, ví dụ nếu nhà thiết kế cố gắng nói với nhà phát triển về hướng đi của các đoạn mã script và HTML, nhà phát triển sẽ trả lời một cách thằng thừng rằng “Tôi không cần bạn phải nói với tôi phải làm việc như thế nào để làm công việc của chính tôi”. Chính điều này sẽ làm tạo nên khoảng cách lớn giữa họ.
6. Mức tín dụng:
Trong mọi trường hợp, các designers chính là người có được sự tín dụng của khác hàng từ các dự án thiết kế. Dù là Web designer hay Graphic designer thì họ vẫn nhận được những lời khen ngợi và sự công nhận kể từ đầu cho đến cuối dự án. Trong khi đó, các developer lại phải trờ lại với những hợp đồng phát triển tiếp theo, họ bị ngồi ngoài khỏi những khoảng thời gian kết thúc dự án.
Vậy:
AI MỚI LÀ ÔNG CHỦ THỰC SỰ???
Bạn chắc chắn đã nghe câu “Một thuyền chỉ có một thuyền trường“. Vậy theo bạn, ai sẽ là ông chủ thực sự, ai sẽ là người đứng ra chỉ đạo toàn bộ quá trình phát triển dự án thiết kế web?
RGB thực sự muốn những ý kiến riêng từ các Graphic designer và các Web Developer rằng đâu mới là nguyên nhân chính tạo ra sự xung đột giữa họ, cách giải quyết sẽ như thế nào ???
RGB.vn / Nguồn: graphicdesignblog
Dịch và bổ sung: Huy Hùng RGB
Bài viết hay!!
chào rgb :)), mình là developer, mình không nghĩ là code lại nghiêm túc và khô khan như vậy đâu. nếu là mình thì chắc chẳng bao giờ có chuyện đưa cho file eps, pdf mà lại bối rối cả 😀
cơ mà xét về mặt bằng chung, các thầy của mình ở trường thì đúng là như thế này thật, các thầy có 1 trang web tìm icon, 1 trang web tìm background, và họ không bao giờ cần phải vẽ hay thiết kế thứ gì cho phần mềm của mình cả :D. họ luôn thiết kế và code theo 1 mẫu có sẵn và luôn luôn là như vậy trong suốt nhiều năm.
thú vị thật, hy vọng thế hệ coder & designer trẻ sẽ không giống như vậy.
Ngọa ơi, cảm ơn cmt của bạn nhé 😀
P/s: các Designer và Developer tiếp tục thảo luận đi nào. Có khi nhờ vậy, chiến tranh lạnh sẽ nguội bớt đấy. Hehe 😀
mình nghĩ đơn giản thế này , thằng bạn nó code kệ nó mình cứ nghĩ sáng tạo và đẹp theo ý mình , sếp thích ý tưởng của mình còn nhiệm vụ ông kia code dc hay không thì ko cần biết =) , nói ra nghe khó chịu phải ko nhưng công việc mà mọi người.
đồng ý với bạn, coder có thể code được mọi thứ, nhưng có dễ dàng và nhanh chóng hay không thì tùy thuộc thái độ của người design :D. vậy mới cần có leader để gõ đầu 2 thằng này cho nó làm, cần có chuẩn thiết kế, chuẩn viết code, các kiểu chuẩn….
Cuộc chiến khó phân thắng bại. Nhưng cả 2 đều phải cần lẫn nhau. Như việc xây nhà thì Developer chính là người xây nền, còn Designer chính là nội thất.
Nên việc tốt nhất là ai làm việc nấy đừng xen vào lĩnh vực mạnh của mỗi người. Khi designer làm xong 1 layout thì developer chỉ nên làm theo ý designer, còn chức năng thì tùy vào khách hàng.
Câu hỏi “Vậy ai làm chủ ?” thì cũng nên tùy thuộc vào người có kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo. Chứ Design hay Developer giỏi vẫn chưa chắc làm chủ giỏi !
Mình từng học code, từng học design nên mình biết, design sẽ khó như thế nào nếu phụ thuộc vào code, và code khó ra sao nếu phụ thuộc vào design.
Đã từng hỏi ý kiếm của 1 đàn anh, design cũng khá chuyên nghiệp về web. “Lúc anh thiết kế có khi nào những chỗ đó bên code ko thể thực hiện đc”, và nhận được 1 câu trả lời là, cộng sự code của ảnh là 1 master về flash. Như vậy là các bạn hiểu vấn đề rồi ha, nếu bạn có một cộng sự giỏi thì sự sáng tạo của bạn sẽ được bay bổng, thỏa sức sáng tạo mà ko cần gò bó trong khuôn khổ code.
Ngược lại, nếu bạn không có 1 cộng sự mà cái gì làm cũng đc thì mỗi thứ bạn nên biết 1 ít. Designer nên biết chút kiến thức về code và coder cũng nên có kiến thức về design. Vì thế mà đa số những trường dạy thiết kế hiện nay đều cho thêm bộ môn DW vào để designer có chút kiến thức về code và các trường dạy lập trình cũng thêm ít nhất là photoshop vào.
Cheer
Điều này em hoàn toàn đồng ý với anh. Có nếm mới biết được vị. Nếu là một Web designer chuyên nghiệp thì cũng nên tìm hiểu để biết về code. Em nghĩ, cơ bản nhất, một Web designer phải biết về HTML/CSS, còn những thứ phức tạp hợp như php này nọ thì cần bàn tay của các anh Developer. 😀
Tôi vừa là designer vừa là developer nên không gặp trường hợp này xảy ra.
Bài viết rất hay và bổ ích.
đang làm với 1 ông coder, đọc bài này xong thì cũng khá giống mình, mình thiết kế xong đưa lại cho ông ấy code mà đến lúc ông gửi lại cho mình xem mà thấy phát hoảng với thiết kế của mình, tự ý thay đổi khoảng cách,font chữ, rồi cả tỉ lệ giữa các thành phần web…. đến phát điên mất thôi
thực tế mà nói thì khi nhận 1 dự án web thì leader phải ngồi bàn bạc designer và Dev để đưa ra phương án khả thi nhất, hoặc designer và Dev ngồi bàn. trường hợp của bạn chỉ biết design làm sao cho đẹp mà o hỏi ng ta xem có phương án giải quyết hay o nên mới thế.
mình là coder đang định học thêm thiết kế .. để làm trọn gói khỏi lo đụng độ 🙂
thực tế là khi thiết kế mình luôn đặt ra câu hỏi là mình làm thế code họ có làm đc ko? mình có bàn bạc với coder nhưng họ ko code cho đúng ý mình thì phải sao đây?
may mắn làm việc với 1 ông bạn coder rất ngon lành . hợp ý . khá giỏi về mặt kỹ thuật . nên hầu như khó đến đâu cũng bụp dc @@
2 thằng bằng tuổi nhau híc
———-
cần có tiếng nói chung giữa designer và developer thì cv mới suôn sẻ dc
Đã làm web design thì nên biết cả coding, chấm hết.