Material Design (kỳ 1): Giới thiệu

Material Design là một phong cách thiết kế được Google giới thiệu vào năm 2014. Để tìm hiểu kỹ hơn Material Design được xây dựng dựa trên nền tảng gì và có đặc tính ra sao, RGB xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết phân tích được việt hóa từ nguồn của Google. Bài viết sẽ được phân thành nhiều kỳ, các bạn nhớ theo dõi nha 😛

[quote]GIỚI THIỆU[/quote]

Chúng tôi thử thách chính mình để tạo ra ngôn ngữ thị giác cho người dùng, tổng hợp các nguyên tắc cổ điển của thiết kế tốt với sự đổi mới và tiềm năng của công nghệ, khoa học. Đây được gọi là Material Design. Tài liệu sống sẽ được cập nhật khi chúng tôi tiếp tục phát triển các nguyên lý và các chi tiết cụ thể của Material Design.

Chúng tôi thử thách chính mình để tạo ra ngôn ngữ thị giác cho người dùng, tổng hợp các nguyên tắc cổ điển của thiết kế tốt với sự đổi mới và tiềm năng của công nghệ, khoa học. Đây được gọi là Material Design. Tài liệu sống (live document) sẽ được cập nhật khi chúng tôi tiếp tục phát triển các nguyên lý và các chi tiết cụ thể của Material Design.

Mục tiêu

RGB.VN_material-design_01

Tạo ra một ngôn ngữ thị giác kết hợp những nguyên tắc cổ điển của thiết kế tốt cùng với sự đổi mới và tiềm năng của công nghệ và khoa học.

Phát triển một hệ thống cơ bản độc nhất cho phép một trải nghiệm hợp nhất xuyên suốt các nền tảng công nghệ và kích thước thiết bị.  Các quy tắc chuyển động là cơ sở, nhưng cảm ứng, giọng nói, chuột, bàn phím là những phương thức nhập ưu tiên nhất.

RGB.VN_material-design_02

[quote]CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN[/quote]

RGB.VN_material-design_003

Chất liệu là phép ẩn dụ

Phép ẩn dụ chất liệu là nguyên lý hợp nhất giữa không gian đã được hợp lý hóa với một hệ thống chuyển động. Chất liệu này được căn cứ vào thực tế xúc giác, lấy cảm hứng từ sự nghiên cứu của giấy và mực, từ công nghệ tiên tiến, từ sự mở cửa cho trí tưởng tượng và phép thuật. Các bề mặt và các khía cạnh của chất liệu cung cấp tín hiệu thị giác dựa trên cơ sở thực tế. Việc sử dụng các thuộc tính xúc giác thân thuộc giúp người dùng có thể hiểu được nhanh chóng các dấu hiệu tương tác (affordance). Tuy nhiên, sự linh hoạt của các chất liệu tạo ra các dấu hiệu tương tác mới thay thế cho các đối tượng trong thế giới tự nhiên mà không vi phạm các quy tắc tự nhiên.

Các nguyên tắc cơ bản của ánh sáng, bề mặt và chuyển động là chìa khóa để truyền đạt cách các đối tượng di chuyển, tương tác, và tồn tại trong không gian và trong mối quan hệ với nhau. Ánh sáng thực tế cho thấy các đường nối, không gian hình vẽ và chỉ ra các bộ phận chuyển động.

RGB.VN_material-design_04

Đậm, sinh động, có chủ ý

Các yếu tố nền tảng của thiết kế in ấn – typography, lưới (grid), tỉ lệ (scale), màu sắc, và sử dụng hình tượng – dẫn dắt việc xử lý thị giác. Những yếu tố trên không chỉ làm thích mắt người dùng. Chúng tạo ra một hệ thống thứ bậc, mang ý nghĩa và tập trung. Lựa chọn màu sắc thận trọng, hình tượng sắc cạnh (edge – to edge), typography kích cỡ lớn và không gian màu trắng có chủ ý tạo ra một giao diện đậm nét và sinh động và nhấn chìm người dùng vào trải nghiệm.

Sự nhấn mạnh vào những hành vi của người dùng làm cho các chức năng cốt lõi ngay lập tức rõ ràng và cung cấp tọa độ điểm (waypoint) cho người dùng.

RGB.VN_material-design_05

Chuyển động mang ý nghĩa

Lấy sự tôn trọng người dùng và tăng cường sức mạnh người dùng là động lực chính cho chuyển động. Những hành vi chủ yếu của người dùng là những điểm uốn cong khởi đầu cho chuyển động, làm biến đổi toàn bộ thiết kế. Tất cả những hành động này diễn ra trong một môi trường riêng biệt. Các đối tượng được hiển thị cho người dùng mà không cần phá vỡ tính liên tục của trải nghiệm ngay cả khi chúng chuyển đổi và được tổ chức lại.

Chuyển động mang đầy ý nghĩa và thích hợp, phục vụ để tập trung sự chú ý và duy trì tính liên tục. Phản hồi tinh tế nhưng rõ ràng, chuyển hóa có hiệu lực nhưng chặt chẽ.

 

Xem tiếp phần 2: Material Design là gì?

 

Nguồn: design.google.com | Dịch & biên tập: Trang Đài | BTT RGB.vn
Vui  lòng xin phép tác giả khi đăng tải lại bài viết