Hãng phim Colory: Khi người trẻ “liều” để thành công

Colory là studio chuyên về hoạt hình 3D, TVC, Game và các dịch vụ khác về phim, animation…đã từng là một làn sóng hiện tượng với phim hoạt hình ngắn Dưới Bóng Cây (2011) và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.

Mới đây, Colory đã rinh về giải nhì trong Lễ hội hoạt hình Việt – Hàn 2015 cho bộ phim Lu và Robo và sẽ được mang phim đi dự di Liên hoan Phim Hoạt hình Quốc tế Chuncheo tại Hàn Quốc từ ngày 5-6/9/2015.

Nào hãy cùng RGB trò chuyện cùng nhóm làm phim trẻ đầy tài năng này nhé!

[profile]Colory Animation
Founder: Đoàn Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hòa Thanh, Nguyễn Hoàng Hạnh Dung
Sinh nhật: 9/9
Fanpage: facebook.com/Colory.Animation
RGB/Colory

[/profile]

[quote]“HÃY NGHĨ, HÃY HÀNH ĐỘNG NHƯ THỂ BẠN ĐÃ THÀNH CÔNG”[/quote]
Liều lĩnh, can đảm, dám nói dám làm là những cá tính mà RGB cảm nhận qua câu chuyện và cách Colory chia sẻ. Để thành công, đó hẳn là một câu chuyện dài để kể và câu chuyện của Colory chính là sự thành công đến hay không đều phụ thuộc vào cách ta nhìn bản thân như thế nào.

— Hoạt động đã lâu như vậy, theo Colory, điều gì đã dẫn dắt mọi người đến với nhau?
“ Đam mê là thứ dẫn dắt các thành viên Colory lại với nhau. Nhưng điều quan trọng để níu giữ các thành viên ở lại và làm việc trong một thời gian dài đó chí là lòng tin và sự kiên trì.
Trong đó có lẽ lòng tin là quan trọng nhất. Khi tin tưởng vào con đường mình chọn, bạn sẽ kiên trì hơn, cố gắng hơn để vượt qua khó khăn trước mắt. ” – Đoàn Trần Anh Tuấn, CEO của Colory Animation chia sẻ.

Rgb.vn_Colory-cung-lam-viec_01Một góc làm việc của studio Colory Animation. Ảnh: Colory

— Colory thường tìm cảm hứng của mình ở đâu?
Cảm hứng của Colory chính là những câu chuyện thú vị mà chúng tôi bắt gặp được trong cuộc sống thường ngày, từ đó, kể cho mọi người nghe theo một cách nào đó dễ thương hơn, dễ hiểu hơn theo kiểu Colory.
Hoặc đó cũng có thể là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn. Nhưng cho dù là câu chuyện nào thì từ ý tưởng cho đến kịch bản cuối cùng nó cũng sẽ trải qua một quá trình xây dựng và chỉnh sửa rất nhiều lần. (Colory chưa bao giờ có được may mắn kiểu như: “Toàn bộ ý tưởng câu chuyện tuôn ra vào một đêm sáng trăng” ^^ )

— Thế câu chuyện của Colory nằm ở bộ phim nào?
Đó là chú chuột xanh trong Dưới Bóng Cây. Colory là một studio “liều” ghê lắm và quan niệm của chúng tôi là hãy nghĩ, hãy hành động như thể bạn đã thành công thì bạn sẽ thành công ( Fake it till you make it ).
Từ một góc nhìn nào đó, chú chuột Xanh cũng vậy. Bản thân nó muốn làm người hùng nhưng nó lại là một loài vật nhỏ bé, yếu ớt và lại nhát gan nữa. Thế nhưng, chính vì cái lời “bốc phét” đã đẩy nó vào một cuộc phiêu lưu không lường trước. Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, Chuột phải tự xoay sở, tự quyết định và chính khoảnh khắc quyết định lúc nguy cấp đó đã trở thành người hùng, có thể không phải là người hùng như Chuột từng tưởng tượng nhưng cũng đủ anh hùng để cứu người bạn đáng thương của mình.

rgb.vn_colory-duoi-bong-cay

Phim hoạt hình 3D “Dưới bóng cây” đã đưa tên tuổi ê-kíp làm phim Colory Animation đến với công chúng vào năm 2011. Ảnh: Internet

— Từ lúc nào Colory bắt đầu vẽ quảng cáo cho các thương hiệu như: Fristi, Bio acimin, Vinaphone?
Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta đều phải bắt đầu trước những việc nhỏ trước, sau dần mới đủ tích góp để bước lên những bước cao hơn. Thời gian đầu, các thành viên nhận việc trang trí nội thất cho các cửa tiệm cà phê nhỏ, vẽ 3D cho các MV ca nhạc của các ca sĩ, sau dần tụi mình bắt đầu những đoạn hoạt hình quảng cáo cho các thương hiệu lớn hơn như vinaphone, Bio acimin,…và đặc biệt là bộ phim dài tập Cùng là dũng sĩ của Fristi.
— Colory có thể chia sẻ một chút về bộ phim Cùng là dũng sĩ không?
Bạn đã bao giờ làm việc 12 tới 16 giờ mỗi ngày chưa nhỉ? Hãy nhân nó lên 365+ ngày kể cả ngày lễ tết. :))
Cả studio làm việc với áp lực cao và gần như không có ngày nghỉ trong suốt hơn 1 năm trời. Cái Colory đạt được sau đó là những kinh nghiệm vô giá và giới hạn của bản thân được đẩy xa hơn nhiều so với trước đó. Colory đã trưởng thành hơn nhiều từ sau dự án này.

[quote]ĐOẠN PHIM 48 GIÂY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TRONG…1 NĂM[/quote]
Có thể nói, Lu and Robo là một thành công gần đây nhất đã mang về cho Colory giải nhì trong Lễ hội phim hoạt hình Việt –  Hàn trong năm nay với những niềm vui mới, trải nghiệm mới mẻ và có những ước mơ xa hơn năm xưa.

— Hoạt hình Lu and Robo đã mang về cho Colory giải nhì trong Lễ hội phim hoạt hình Việt – Hàn 2015, Colory có thể chia sẻ một chút về đoạn phim này?
Đoạn phim Lu and Robo mà nhóm nộp dự thi đơn giản là một câu chuyện lấy cảm hứng vào dịp Giáng sinh mà thôi. Khi giám khảo chia sẻ, họ nói rằng lý do họ chấm cho tác phẩm của mình vượt lên những tác phẩm khác là do phong cách nó hơi … lạ, nhưng lại có những điểm tương đồng với những phim của nước họ. Ban giám khảo rất muốn gặp để trao đổi thêm về bộ phim này *cười*

Một số hình ảnh tạo hình nhân vật trong phim hoạt hình Lu and Robo:

rgb.vn_Colory-tao-hinh-nhan-vat-phim-Lu-Robo_04

rgb.vn_Colory-tao-hinh-nhan-vat-phim-Lu-Robo_05

rgb.vn_Colory-tao-hinh-nhan-vat-phim-Lu-Robo_02

Ảnh: Colory

— Có những khó khăn gì trong quá trình thực hiện đoạn phim này không?
Nguyễn Hòa Thanh, Co-founder của Colory cho biết: “Thật ra Lu và Robo là 2 đoạn demo khác nhau. Đoạn đầu tụi mình làm cách đây được 1 năm rồi và dùng nó để giới thiệu ở buổi họp với Disney Asia. Đoạn này đơn giản nhất nên tụi mình chỉ mất khoảng 1 tuần để hoàn thành và xong đúng ngay buổi sáng của hôm đi họp luôn.
Sau này, nhóm mới bắt đầu làm tiếp đoạn sau, tức là những khung đoạn chuyển động khi 2 nhân vật nhảy múa, chỉ có vài giây thôi nhưng nhóm phải mất đến gần 2 tuần sáng đêm với màn hình để bắt kịp tiến độ. Nên có thể nói đùa là tụi mình mất những 1 năm để hoàn thành đoạn phim này”

2 đoạn phim Lu and Robo của nhóm Colory:
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=-hIZy1Xj_8U[/youtube]

— Được biết, để có thể mang đi dự thi Liên hoan phim Hoạt hình Quốc tế Chuncheon tại Hàn Quốc, các bộ phim cần phải được tư vấn bởi các chuyên gia để hoàn thiện hơn. Theo Colory, phim Lu and Robo còn có những thiếu sót nào cần hoàn thiện?
Về mặt kỹ thuật thì nhóm được nhận xét là “không phải vấn đề lớn” nhưng vì việc sản xuất hoạt hình luôn gắn liền với ngành giải trí dành cho trẻ em nên nếu chỉ làm phim thôi thì rất khó để có thể tiếp cận trực tiếp đến các đối tượng. Thế nên, nói đúng hơn thì đóng góp của các chuyên gia chủ yếu theo khuynh hướng thương mại hóa là chính.

rgb.vn_Colory-tai-Han-Quoc_02

Hình ảnh các thành viên trong nhóm Colory tại Hàn Quốc: Đoàn Trần Anh Tuấn – Nguyễn Hòa Thanh ( từ trái qua phải )

Processed with VSCOcam with hb2 preset

– Ảnh: Colory

[quote]VÔ CÙNG NGHIÊM TÚC TRONG VIỆC THEO ĐUỔI ĐAM MÊ[/quote]
Sáng tạo không hề dễ, đặc biệt là trong các ngành nghề chuyên về thiết kế, nghệ thuật – ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cũng như có rất nhiều cạnh tranh và áp lực trong công việc. Nắm bắt được bản chất của nghề, hiểu được giá trị bản thân, mỗi thành viên trong Colory đều luôn cháy hết mình với đam mê và niềm tin để có thể phát triển và mang sản phẩm của mình ra phục vụ cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau.

–       Điều gì tạo nên nét khác biệt cho phim hoạt hình của hãng Colory so với những hãng phim khác?
Trẻ, tự do và không đặt nặng giáo điều nhưng không có nghĩa là không nhân văn và kiến thức.
Những phim của Colory đều được nghiên cứu khá kỹ trước khi thực hiện. Nếu làm phim về khoa học viễn tưởng, các team liên quan sẽ nghiên cứu nhiều về khoa học không gian, du hành vũ trụ… Nếu làm phim về loài vật thì mình sẽ vào Thảo Cầm Viên và vào rừng để tìm tư liệu. Colory rất quan trọng giai đoạn này, có lẽ đây là một trong những điểm mang đến sự khác biệt cho Colory.

rgb.vn_Colory-tai-Han-Quoc_01

Ảnh: Colory

— Đánh giá của Colory về thách thức tại Việt Nam trong lĩnh vực hoạt hình?
Theo Colory nghĩ, vấn đề lớn nhất trong lĩnh vực làm phim hoạt hình ở Việt Nam là vấn đề về nhân lực. Thẳng thắng mà nói, mỗi năm có rất rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường dạy thiết kế khác nhau, và cũng có rất nhiều hãng phim tuyển người nhưng 2 bên kiểu như không thể “có duyên với nhau”.
Các bạn của tôi, làm ở những xưởng phim khác nhau, mỗi lần có dịp gặp nhau cứ than: “Sinh viên thì nhiều nhưng không tuyển được ai làm được. Phần lớn đều phải đào tạo lại từ đầu.”
Ví dụ như có một trung tâm tuyên bố sẽ “Đào tạo theo kiểu Cầm tay chỉ việc”. Ý của trung tâm đó có lẽ là phương pháp dạy trên thực hành. Nó hoàn toàn không sai, nhưng nhiều bạn học viên lại hiểu sai đi. Bạn ấy trở nên thụ động trong suy nghĩ, chỉ mong giảng viên giải đáp cho mọi vấn đề của mình. Muốn được cầm tay chỉ từng bước chứ không muốn động não tự tìm giải pháp. Cứ như vậy là tiêu rồi. Thật buồn khi biết là ngoài kia không ít bạn trẻ vẫn tư duy như thế.
Cá nhân tôi nghĩ, người này khác người kia phần nhiều là ở ý chí, kiên trì và cách mình nhìn nhận bản thân. Nếu bạn nghĩ bản thân mình chịu trách nhiệm trước mọi việc thì bạn sẽ có thái độ sống khác hẳn. Bạn giỏi hay dở là do bạn học có nghiêm túc hay không. Trường học và giảng viên chỉ là những người hỗ trợ cho việc học của bạn. Khi học hãy có gắng tự hỏi “tại sao” nhiều vào và hãy tự tìm câu trả lời cho mình. Có như vậy mới có thể tự phát triển sau này, khi không còn trường lớp thầy cô bên cạnh nữa. Chừng nào các bạn trẻ còn chưa tự ý thức, tự học, tự nghiên cứu được thì  ngành này ở Việt Nam vẫn chưa tiến nhanh được.

Rgb.vn_Colory-cung-lam-viec

Ảnh: Colory

— Colory có thể tiết lộ một chút về dự án sắp tới không?
Sắp tới thì Colory có quá nhiều dự định luôn, mà chưa bật mí được *cười*. Nhưng nếu nói riêng về Lu and Robo thì nhóm có thể bật mí một chút:
Lu sẽ trở thành nhân viên vận hành quảng cáo cho các thương hiệu trên mặt trăng. (Mỗi dịp trăng rằm sẽ có logo một hãng xuất hiện. Hoặc truyền thông điệp yêu thương của ai đó…)
Một ngày nọ Lu đặt mua một robo giúp việc tên là “Robo”. Do quy trình lắp ráp bị lỗi nên Robo không giống những cỗ máy khác là phục tùng mệnh lệnh, mà trở thành một Robo vụng về đầy lỗi.
Rất bực mình vì Robo làm rối tung công việc của mình. Lu yêu cầu nhà sản xuất đến chỉnh lại Robo giúp mình. Cuối cùng Robo cũng được chỉnh lại, nhưng Lu thì lại cảm thấy trống vắng…
Kết thúc xin đợi nhiều năm nữa (nếu phim được sản xuất) ^^

LAN MAN:
— Các thành viên trong Colory thường làm gì khi rảnh rỗi?
Đi bộ, leo núi, bơi lội, trồng cây, rèn luyện kỹ năng làm phim 3D
— Nếu không làm nghệ sĩ 3D Animation, các thành viên trong Colory sẽ làm gì?
Làm thợ mộc, thợ làm vườn, làm đồ da và hàng ti tỉ thứ linh tinh khác.
— Câu nói yêu thích của nhóm:
Fake it till you make it

 An Du thực hiện – Ban biên tập RGB
Liên hệ tác giả trước khi đăng tải lại bài viết | banbientap@rgb.vn