Hướng dẫn thiết kế nhân vật: Cách tạo hình mascot 3D cho thương hiệu

Chiếc tut này sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết kế nhân vât từ bước phác thảo đến ứng dụng 3D, được tập hợp bởi Sergey Prokopchuk – giám đốc sáng tạo tại Looma.

KLO là một hệ thống các trạm xăng tại thủ đô Kyiv, Ukraine. Như một phần của truyền thông thương hiệu, KLO vừa giới thiệu mascot thương hiệu theo phong cách logo của họ.

Tại Looma, quá trình tạo ra mascot thương hiệu mang tính thu hút, là nhân vật chức năng và duy trì nhận diện cho thương hiệu. Quá trình này bao gồm: tạo ra ý tưởng, hình thành mẫu 3D, đầu tư và tạo ra hàng loạt hiệu ứng hình ảnh chủ chốt.

Sergey đã sử dụng Autodesk 3ds Max nhưng cách tiếp cận của anh sẽ hoạt động trên Cinema 4D, Maya hoặc bất kì công cụ 3D nào.

Bước 1

Mỗi thiết kế nhân vật đều bắt đầu bằng việc phác thảo. Đầu tiên, chúng ta cần xác định được những hình dạng cơ bản – cụ thể, logo chính ở đây có dạng tròn và nhiều chi.

Để dễ nhận dạng, chúng tôi đã vẽ phần bụng nhân vật theo hình cầu và thêm vào sáu xúc tu.

Ở bước này, chúng ta không cần vẽ quá chi tiết, chỉ cần có cái nhìn tổng quan.

Và hãy luôn giữ trong đầu về cách xây dựng nhân vật cũng như thông điệp bạn muốn truyền tải vào nó.

Bước 2

Khi đã hài lòng với thiết kế cơ bản, hãy dành thời gian thử nghiệm các tính năng của nhân vật. Hãy cho nhân vật nhiều dáng đứng, ngồi v.v…, cho nhân vật tương tác với nhiều đồ vật trong nhiều hoạt động khác nhau.

Dĩ nhiên, bạn có thể sẽ cần thay đổi một số hình dạng của nhân vật trong phần thử nghiệm này. Bước này cực kì quan trọng để chuẩn bị cho bước tiếp theo của nhân vật: hoạt hình hóa nhân vật.

Bước 3

Tiếp theo là tạo mẫu 3D. Ở đây sử dụng Autodesk 3ds Max, tuy nhiên bất kì công cụ 3D nào cũng thực hiện được. Cách hoàn hảo để thực hiện được bước này là bạn đã có bản phác thảo mặt trước và sau của nhân vật.

Trong bước này, chúng ta sẽ làm hoàn hảo các hình dạng, tạo mẫu của nhân vật để chuẩn bị hoạt hình hóa nhân vật.

Bước 4

Khi bạn đã hài lòng với tạo mẫu 3D, chúng ta sẽ đầu tư chi tiết cho nhân vật. Đây là phần tốn nhiều công sức nhưng cũng là phần thiết yếu trong quá trình.

Những phần đa giác sẽ được gắn vào khung xương đúng cách để đảm bảo các chuyển động mượt mà. Chúng tôi thường hay ví bước này là khiến cho nhân vật “trở nên sống động như thật”.

Bước 5

Đầu tư chi tiết đã xong, chúng ta hãy thử nhiều dáng nhân vật nhé. Đặt nhân vật của bạn vào nhiều tình huống khác nhau, thêm đồ vật vào đấy để tạo ra câu chuyện độc đáo.

Bước 6

Bạn có thể tạo ra nhiều loại quần áo khác nhau bằng cách sử dụng phần mềm như Marvelous Designer. Nó sẽ giúp thể hiện tính cách cá nhân trong mỗi bức ảnh.

Bước 7

Khi mọi thứ ở trên đã sẵn sàng, đã đến lúc cho phần vật liệu và cấu trúc. Ở bước này, bạn đã xác định được phong cách cũng như cách minh họa.

Chúng ta sẽ chọn các họa tiết thực tế với màu sắc tươi sáng để đối lập với phần màu tối.

Thêm ánh sáng và tạo ra một vài bản renders.

Thêm một số chi tiết cần có và hiệu chỉnh ánh sáng để thiết kế hoàn hảo trong từng pixel.

Bước 8

Khi bản minh họa của nhân vật đã được chuẩn bị kĩ càng cũng có nghĩa chúng đã sẵn sàng xuất hiện trong các tài liệu quảng cáo và các sản phẩm khác của brand khác bằng cách sử dụng Adobe Photoshop và Adobe Illustrator.

Tác giả: Sergey Prokopchuk | Theo digitalartsonline
Biên dịch: CiCi Giang | RGB.vn