Những Điều Cần Biết Về Creative Brief – Phần 2

Ở bài trước chúng ta đã thảo luận về vai trò của việc tiếp nhận và hiểu bản brief – một phần tất yếu của công việc của các bạn.  Khi bản brief đã được thấu hiểu, thì một trong những phần thú vị nhất của quá trình sáng tạo có thể bắt đầu – nghiên cứu và lập bản đồ tư duy. Đây là giai đoạn mà các bạn được toàn quyền đào sâu vào dự án của mình, khám phá trí tưởng tượng và đưa ra đầy đủ sự kiểm soát khả năng sáng tạo mà không sợ bị chi phối bởi khách hàng (điều đó có thể xảy ra sau này!)

Xem Những điều cần biết về Creative Brief – Phần 1

Những Điều Cần Biết Về Creative Brief – Phần 2

RGB.vn Creative Brief


Kiểm tra, đối chiếu với bản brief

Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là một phần không bị kiểm soát trong quá trình sáng tạo nhưng thông qua đó bạn sẽ kiểm tra lại tiến trình công việc của mình để đối chiếu lại với bản brief gốc. Nếu không làm thế thì có khả năng sẽ không đi đúng hướng như bản brief yêu cầu!


Bản đồ tư duy

RGB.vn Creative Brief

Đề cập đến bản đồ tư duy ở đây thì rất tốt vì nó có thể là 1 tài sản vô giá đối với việc đưa những ý tưởng ban đầu lên giấy. Bản đồ tư duy là một giao diện khác của phương pháp não công. Phương pháp này được phát triển bởi Tony Buzan, người Anh vào năm 1974, và được dựa trên những hình ảnh thấy được từ bên trong khi nghiên cứu não người. Ông đã sử dụng nghiên cứu của mình để tạo ra 1 phương pháp thuyết trình mà đã chỉ ra cả hai bán cầu não trái và phải đều bằng nhau bằng cách kết hợp ngôn ngữ và logic với  trực giác và hình ảnh. Cấu trúc điển hình của bản đồ tư duy giống như một cái cây, ở đó dự án được viết ở giữa trang giấy. Những từ đại loại như slogan hay chủ đề ngắn gọn, súc tích được sử dụng ở đây là tốt nhất;  những câu dài hơn thì không có hiệu quả.  Các từ khóa này nên tạo ra những sự kết hợp và những chuỗi kết hợp bằng cách liên kết những ấn tượng, cảm giác, và ý tưởng. Những từ khóa xuất phát từ chủ đề trung tâm được viết lên những dòng mà sẽ hình thành nên những nhánh chính, và từ những nhánh chính này ta tiếp tục viết tiếp những khái niệm phụ tiếp theo.

Nếu có những biến đổi về những ý tưởng chính thì ta có thể thêm vào một nhánh nữa như là một nhánh chính. Điều này sẽ tạo ra nhiều nhánh hơn một chút so với những nhánh hiện có. Kết quả từ bản đồ tư duy có thể được tổ chức và tái cơ cấu ở bất kỳ giai đoạn nào vì nó không rõ ràng từ khi bắt đầu và hướng phát triển của bản đồ. Hãy sử dụng kỹ thuật có hiệu quả cao này cho công việc của bạn!

 

RGB.vn/ Dịch và biên tập bởi Rey
Nguồn: TheGraphicDesignSchool