Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên sắp tốt nghiệp hay mới ra trường đang băn khoăn không biết nên định hướng cho portfolio của mình như thế nào, để có thể vượt qua vòng hồ sơ của nhà tuyển dụng. Vì vậy RGB muốn giới thiệu với các bạn một bài viết của Emelyn Baker – một UI/UX designer, chia sẻ về kinh nghiệm của cô ấy để thiết kế portfolio sao cho thật hiệu quả. Mong rằng những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp các bạn có một portfolio đậm chất riêng và ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Emelyn Baker chia sẻ:
Hai năm trước đây, tôi đang ở học kì cuối cùng ở trường đại học và đang chuẩn bị cho thời khắc cuối cùng quan trọng nhất của một sinh viên thiết kế: chuẩn bị portfolio và đi tìm việc. Mặc dù tôi tốt nghiệp với tấm bằng thiết kế đồ hoạ nhưng khi đó tôi lại tìm một công việc full-time khác: UX/UI designer. Đó là cả một quá trình gian khổ, tôi đã nhận hàng tá những email từ chối và đã phạm phải nhiều sai sót đáng tiếc. Và cuối cùng sự nỗ lực đã được đền bù xứng đáng, tôi đã có một công việc ở Bloc, và cho tới tận bây giờ, khi đó vẫn là khoảng thời gian kì diệu nhất đối với tôi. Hiện tại thì tôi đang xây dựng một công ty đào tạo ra những nhà thiết kế mới ở lĩnh vực UX dựa trên những nền tảng căn bản. Và khi tôi nhìn lại portfolio cũ của mình khi đã trải qua những bài học kinh nghiệm đó thì đây là 8 điều mà tôi học được:
[quote]1. Càng nhiều kinh nghiệm thực tế càng tốt[/quote]
Khi tôi nộp đơn xin việc ở trường đại học, trong portfolio của tôi đều là những thiết kế rất hoành tráng . Tôi ứng tuyển cho vị trí thiết kế UX/UI thế nhưng vẫn không được nhận. Tại sao? Là tôi đã làm sai điều gì chăng? Sau đó tôi hỏi một người bạn – cô ấy đã từng xem qua một số portfolio của một số người bạn khác mà họ đều là những người được tuyển vào những công ty thuộc hàng top, tất cả portfolio của họ đều có những kinh nghiệm thực tế rất sống động và tuyệt vời – kể về quá trình thiết kế của họ như thế nào, thành công hay thất bại, và những hướng giải quyết.
Và khi tôi thêm vào một số kinh nghiệm vào portfolio của mình, nó thành công. Điểm đánh giá của nhà tuyển dụng với portfolio của tôi đã cao hơn trước.
Những hình ảnh thiết kế dù có hoành tráng và đẹp tuyệt vời thế nào đi nữa thì nó cũng không thể hiện được cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thể giải quyết được vấn đề hay không. Bạn có thể thiết kế một giải pháp mà người dùng, khách hàng và các bên liên quan đều vui vẻ được không? Bạn có thể kể về quá trình làm việc của bạn, những giải pháp đã từng thử nghiệm, có thành công hay không và tại sao. Đừng ngại giới thiệu những sản phẩm đầu tiên, wireframe hay những bản thiết kế đã bị loại bỏ mà chúng có thể cho thấy được rằng bạn có những kĩ năng xử lý và khắc phục rất tốt.
Hãy show cho họ thấy rằng bạn giỏi xử lý vấn đề đồng nghĩa với việc bạn rất xứng đáng với vị trí được tuyển.
[quote]2. Tính toán portfolio của bạn một cách cẩn thận[/quote]
Portfolio của bạn nên đặc biệt hay bình thường như bao người khác? Đây là câu hỏi mà những bạn sinh viên vẫn đang khó khăn trong việc lựa chọn và quyết định.
Nếu bạn vẫn đang khám phá con đường sự nghiệp của bạn và bạn vẫn không chắc chắn bạn muốn làm gì. Vậy thì cứ tự do đi, thử nghiệm và trải nghiệm sẽ tốt cho bạn hơn…Lời khuyên dành cho bạn đó là nên đa dạng hoá portfolio của mình – cho thấy sự đa-zi-năng của bạn như thế nào: thiết kế hoàn thiện gói sản phẩm, in ấn, quảng cáo, làm web… bạn đều có thể làm được.
Nhưng nếu bạn chỉ thích thiết kế những ứng dụng trên điện thoại, muốn sản phẩm tương lai của bạn sẽ phải là như vậy? Vậy thì bạn phải chuyên biệt hoá sản phẩm của mình, portfolio của bạn phải thể hiện những kinh nghiệm liên quan đến mọi thứ về ứng dụng điện thoại càng nhiều càng tốt và chỉ có như thế nó mới ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Khi tôi mới bắt đầu, tôi muốn mình là một UI designer, vì vậy tôi chỉ nộp đơn ứng tuyển cho mỗi vị trí đó. Portfolio của tôi hầu hết đều là về giao diện thiết kế web hay giao diện trên điện thoại. Nhưng bí mật ở đây đó là: không hẳn những kinh nghiệm của tôi chỉ riêng mỗi sản phẩm về web mà một nửa đó là về lĩnh vực in ấn. Thế nhưng tôi không hề muốn một công việc khác nào ngoài UI designer, nên tôi nghĩ không cần thiết phải đưa những kinh nghiệm đó vào portfolio của tôi. Và cuối cùng thì tôi đã có được công việc mà tôi luôn mơ ước.
[quote]3. Show tất cả những sản phẩm của bạn cho dù nó không phải là sản phẩm hoàn hảo[/quote]
Khi ở trường đại học, tôi đã có một công việc thực tập rất tuyệt vời. Tôi thiết kế nhiều sản phẩm được toàn team công nhận và ngưỡng mộ khiến tôi rất hài lòng và tự hào về nó. Nhưng không lâu sau đó, sau khi dự án của tôi bị thất bại, và team của tôi bị giải tán bởi một phần là do lỗi của tôi. Thật khó xử, sản phẩm trông rất được thế nhưng cuối cùng nó lại bị thất bại. Câu hỏi đặt ra là: Tôi có nên đưa kinh nghiệm thất bại này vào trong portfolio của mình? Thậm chí có thể tôi sẽ phải chia sẻ về câu chuyện này với nhà tuyển dụng trong tương lai?
Cuối cùng tôi vẫn để nó trong portfolio của mình. Và nó thực sự rất kì lạ: trong suốt cuộc phỏng vấn, tôi đã phải thuyết trình về một dự án mà tôi đã thất bại?! Nhưng bạn biết không, ngược lại nó thực sự là một tài sản quý giá. Tôi đã trình bày thẳng thắn về dự án đó, làm sao nó thành công và rồi lại thất bại, nó sẽ tốt hơn ra sao nếu như sử dụng hướng giải quyết khác hiệu quả hơn. Tôi chứng tỏ được rằng tôi đã làm được và học được những gì. Những kinh nghiệm ấy đã được thuyết phục người phỏng vấn tôi trong lần ấy.
Khi một designer phỏng vấn bạn, họ không hề biết rằng họ sẽ làm việc với bạn như thế nào trong tương lai trừ phi họ đã từng làm với bạn. Vì vậy, bạn hãy cho họ thấy cách bạn đã làm việc với những người khác như thế nào, kinh nghiệm thực tế sẽ chứng minh cho họ thấy được tính cách của bạn – người có thể làm việc nhóm hiệu quả, dưới áp lực cao, deadline liên tục… Nếu như dự án đó sản phẩm không được xuất sắc, hãy nói rằng nó tốt. Vấn đề ở đây không phải là việc bạn phải xấu hổ về sản phẩm không mấy thành công do mình làm ra mà người thông minh như bạn sẽ biết phải khéo léo khi trình bày về sản phẩm của mình như thế nào.
[quote]4. Hãy tập trung vào những kinh nghiệm thực tế của bạn[/quote]
Portfolio thứ nhất: poster về quảng cáo, typography, sản phẩm…
Portfolio thứ hai: poster quảng cáo sản phẩm, concert…
Portfolio thứ ba: ứng dụng trên điện thoại, chiến dịch quảng cáo…
Portfolio thứ n…
Qua hàng trăm các portfolio như thế, không hề khó để chọn ra được những dự án nổi bật.
Bởi thực sự mà nói thì những tấm poster mà hồi năm nhất bạn thiết kế trông có vẻ được đấy nhưng nó không cho thấy rằng bạn có thể làm việc một cách độc lập và giải quyết vấn đề tốt – nó chỉ cho thấy bạn đang show những sản phẩm đã cũ của bạn ra mà thôi. Vậy nên cách tốt nhất là biến chúng thành kinh nghiệm thực tế của bạn.
[quote]5. Thành quả bạn đạt được[/quote]
Khi tôi đang phỏng vấn cho vị trí thực tập sinh, lúc đó tôi thiết kế theo yêu cầu của một bài test và trình bày concept đó cho người phỏng vấn tôi. Tôi đã thiết kế một wireframe rất tỉ mỉ, mang tính tương tác với vô số điểm đặc biệt. Khi kết thúc phần trình bày, tôi hoàn toàn tự tin và rất tự hào về bản thân mình.
Sau đó người phỏng vấn hỏi tôi: “Mục tiêu của bạn khi thiết kế sản phẩm này là gì?” Tôi lắp bắp và lặp đi lặp lại mãi. Và cuộc phỏng vấn dừng lại ở đó, tôi đã thất bại. Không cần nói cũng biết, tôi đã không có cơ hội được thực tập ở đó.
Kinh nghiệm đã cho tôi biết rằng: nếu thiết kế của bạn không cải thiện được trải nghiệm cho người dùng, không giải quyết được mục tiêu kinh doanh hay đầu ra không phải là sản phẩm bạn mong muốn, thì đơn thuần nó chỉ là một thiết kế mang tính trang trí và cực kì vô dụng.
Nói về kết quả đạt được thì việc bạn có một con số thực tế càng tốt. Nhưng nếu điều đó là không thể với những dự án của các bạn sinh viên, cách giải quyết đó là hãy phỏng vấn người dùng hay những người liên quan để thấu hiểu và nắm vững cho mục tiêu sản phẩm đầu ra của bạn. Khi bắt đầu và đến khi kết thúc dự án bạn phải có mục tiêu định hướng sản phẩm rõ ràng.
[quote]6. Làm cho portfolio của bạn dễ dàng thông qua vòng hồ sơ[/quote]
Mỗi ngày tôi có rất nhiều việc phải làm: thực hiện khảo sát phỏng vấn người dùng, họp với đối tác, thiết kế sản phẩm, phê duyệt thiết kế, lên concept và cuối cùng là xem qua hồ sơ xin việc mới vừa nhận được.Tôi nhanh chóng loại ra những CV không đủ tiêu chuẩn, thời gian chỉ trong vòng 2phút/ 1 portfolio.Có nhiều portfolio có những thiết kế rất đẹp, tinh tế và rất đổi mới, một số thì có những cách trình bày layout rất thú vị và giao diện được thiết kế một cách tuyệt vời. Nhưng nhiều khi tôi cảm thất rất nản khi phải cân nhắc nên loại hồ sơ nào và chọn hồ sơ nào vào vòng phỏng vấn.
Hãy khiến cho người tuyển dụng khi họ xem portfolio của bạn phải cảm giác hứng thú giống như khi lướt web hay một app nào đó trên điện thoại vậy. Nếu trải nghiệm dựa trên portfolio của bạn không tốt như trải nghiệm trên sản phẩm của chính bạn thì rõ ràng nó là sản phẩm không hiệu quả và dễ dàng bị loại ngay.
[quote]7. Hãy tìm hiểu và viết thư xin việc một cách chân thành[/quote]
Tôi đã nhận được một email rất xuất sắc gửi từ một designer. Thành thật, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề – là những gì cô ấy đã cho tôi thấy được: sự đam mê học hỏi, hoàn toàn phù hợp với công việc và có một sự hài hước khá ấn tượng. Cô ấy đã được nhận vào ngay ngày hôm sau phỏng vấn.
Bạn nên biết rằng một nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm email xin việc và hầu hết những email đều bắt đầu bằng: “Kính gửi nhà tuyển dụng…” nhìn chung thì hầu hết nội dung đều hơi thừa, lời nói văn vẻ, hoa mỹ, và thường xuyên kết thúc bằng: “tôi tin rằng tôi hoàn toàn phù hợp với công việc/vị trí này”
Đừng đi theo một khuôn mẫu nào hết, trong email đầu tiên bạn hãy làm cho họ ấn tượng, cho họ thấy bạn là một designer xuất sắc, đầy nhiệt huyết và đam mê, trình bày về những kinh nghiệm hay những vấn đề liên quan đến lĩnh vực của công ty mà bạn đã từng giải quyết và khắc phục. Cho họ thấy rằng bạn am hiểu rõ về công ty như thế nào và bạn thực sự quan tâm, rất quan tâm với vị trí công việc này. Chân thật và ngắn gọn là đủ, bởi giữa hàng tá email xin việc đầy tính khuôn mẫu kia, bạn sẽ nổi bật lên bởi cá tính độc đáo của riêng chính bạn.
[quote]8. Hãy thể hiện đam mê của bạn[/quote]
Trong lần phỏng vấn đầu tiên của tôi ở Bloc, 10 phút đầu tôi chỉ toàn huênh hoang về kiến thức design của tôi, rồi giá trị của sự phấn đấu học tập, sự khó khăn của việc tự học, sự trưởng thành dần trong cộng đồng thiết kế như thế nào, những công cụ mới tôi đã thử nghiệm… và khi tôi nhìn lên, tôi tự thấy xấu hổ về những điều phát ra từ miệng tôi chỉ trong một vài phút trước. Nhưng đấy là sự đam mê. Bởi cộng đồng thiết kế đang dần thay đổi và phát triển, bạn đam mê về ngành công nghiệp này và ao ước muốn làm ở công ty bạn đang xin việc thì bản thân sự đam mê đó đã là một tố chất tốt rồi.
Hãy tham gia vào cộng đồng online hay offline tuỳ bạn, chia sẻ link, thảo luận về chúng, viết về những lĩnh vực thiết kế mà bạn yêu thích. Hãy cống hiến cho dù bạn vẫn phải đang học hỏi.
Hãy để niềm đam mê đó được toả sáng!
Chúc bạn may mắn và thành công với portfolio của mình và có được công việc mong muốn.
Để lại đánh giá