Tấm khiên của nhà thiết kế

Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu.

RGB.vn | Tấm khiên của nhà thiết kế

Thiết kế đồ họa là một trong những công việc mà ai cũng cần đến, nhưng giá trị của nó không hẳn đc mọi người tôn trọng và đánh giá cao (đặc biệt là ở những nước như VN). Những người không hiểu được giá trị thực sự của nhà thiết kế đồ họa sẽ cố gắng lợi dụng bạn, đặc biệt là nếu bạn là người mới chân ướt chân ráo tiến vào ngành công nghiệp này. Một số khác sẽ cố gắng để tính toán thời gian và nỗ lực tham gia vào việc thiết kế và sau đó đặt giả thuyết bạn sẽ đáp ứng mong đợi của họ, nhưng thường toàn là những mong đợi “trên trời”.

Những chuyện như vậy sẽ làm bạn thui chột về cả tài chính lẫn tinh thần, vì vậy bạn phải tìm cách để tự bảo vệ mình. Dưới đây là bốn cách để giữ cho công việc của bạn và khách hàng của bạn luôn trong tầm kiểm soát.


1. Hợp đồng và điều khoản dịch vụ

Bất cứ khi nào bạn đặt xuống bàn một hợp đồng, hãy cố gắng trở nên rõ ràng nhất có thể với khách hàng để họ hiểu những gì sẽ xảy ra. Tôi muốn có một cuộc tham vấn hoàn chỉnh với khách hàng mới, và một khi chúng tôi đi đến một thỏa thuận cơ bản, tôi sẽ nói sơ qua những gì họ có thể mong đợi từ tôi và những gì tôi mong đợi từ họ.

Bạn có thể sẽ muốn xây dựng một hợp đồng với tất cả mọi thứ trên giấy và để chắc chắn rằng tất cả mọi thứ thật rõ ràng, đề phòng trường hợp bạn gặp rắc rối sau này. Sau đây là 1 vài điều khoản cần thiết mà bạn sẽ muốn đặt chúng vào hợp đồng của mình…

Thỏa thuận về giao hàng

Nói một cách cụ thể, những gì bạn sẽ đem lại cho họ khi tất cả đã được hoàn thành? Điều này thường theo quy định của khách hàng, họ có thể muốn các tập tin PSD của bạn hoặc có lẽ chỉ là một định dạng mà có thể in đc. Hãy cho họ biết những gì họ sẽ nhận được để tránh gây nhầm lẫn.

Thỏa thuận khi thực hiện

Sau khi đã hoàn tất thỏa thuận giao hàng, hãy cho khách hàng biết một chút về quá trình làm của bạn và những gì bạn mong đợi từ họ. Một trong những “tật xấu” nhất của khách hàng là không trả lời email một cách kịp thời, hãy đặt chúng vào trong hợp đồng của bạn.Giải thích rõ những gì bạn mong đợi từ khách hàng và những gì họ mong đợi từ bạn. Điều này bản thân nó sẽ làm sáng tỏ nhiều điều bối rối và giữ cho đôi bên chịu trách nhiệm về thời hạn của dự án.

Sửa đổi

Đây là có thể đc coi là 1 “cái nhọt trên mông” các nhà thiết kế. Giải thích rõ ràng, càng rõ ràng càng tốt sửa đổi sẽ như thế nào. Điều này là cực quan trọng, bởi vì cái “sửa 1 chút” của người này không giống như người khác. “Chú di chuyển logo sang bên trái 1 chút” và “Chú thiết kế lại hoàn toàn trang này dùm anh” là 2 việc khác hẳn nhau. Một khi bạn bạn và khách hàng đã có sự thống nhất, xác định bao nhiêu lần sửa bạn nghĩ là hợp lý cho dự án (cũng như ngân sách).

Cá nhân tôi không quan tâm sửa đổi nhỏ, nhưng thiết kế lại hoàn toàn thì giống như giết người rồi. Để tránh điều này, bạn có thể cung cấp nhiều mẫu design khác nhau cùng một lúc và sau đó thu hẹp chúng trong thời gian tới. Nhưng nếu bạn làm vậy, hãy chắc chắn rằng nó có trong hợp đồng.Hãy cố gắng giành thế thượng phong khi bàn về các sửa đổi, và khi bạn gửi thông tin cập nhật, nhắc nhở khách hàng những gì cả 2 đã thỏa thuận.

Thanh toán

Đây chắc hẳn là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Bạn muốn được trả tiền theo cách nào? Bạn có muốn một khoản tạm ứng ko? Nếu có thì là bao nhiêu? Trả lời tất cả những câu hỏi này để khách hàng biết phải làm gì.

Tôi thật tình khuyên bạn đề xuất một khoản tạm ứng trước khi bạn bắt đầu một dự án, để bạn biết khách hàng có nghiêm túc về việc thực hiện công việc hay ko. Một số nhà thiết kế yêu cầu thanh toán trước đầy đủ, trong khi những người khác có vài điều kiện nhất định tùy thuộc vào tổng số tiền của dự án. Xét xem giải pháp nào sẽ phù hợp với bạn, thảo luận với khách hàng, và bắt đầu từ đó.

Hủy

Chúng ta ko bao giờ thích nghĩ rằng ai đó sẽ hủy dự án đang làm với chúng ta. Đó là một trong những cảm giác tồi tệ thê lương nhất trái đất. Nhưng sự thật là, nó sẽ xảy ra, và bạn cần phải tự bảo vệ mình bằng một cách nào đó. Có lẽ thảo luận với khách hàng một khoảng thời gian mà họ có thể hủy bỏ, hoặc yêu cầu tạm ứng không hoàn lại. Tìm một giải pháp có lợi cho bạn, và, tất nhiên,nhấn mạnh rõ ràng trong hợp đồng. Bạn ko bao giờ muốn làm một đống công việc xong rồi đem nó giã thành muối và đổ ra biển. Không nên có ngoại lệ.


2. Nói không

Một số nhà thiết kế rất háo hức với 1 núi công việc hoặc ham tiền đến nỗi họ không thể nói không với các dự án. Dự án đến quá nhiều không phải là vấn đề tồi tệ nhất, nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận được sự bực mình và bị kiệt sức. Bạn sẽ muốn tránh 2 loại dự án sau…

Dự án có ngân sách bèo nhèo

Tự thỏa thuận với chính mình mức giá thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận. Bạn có thể phải bỏ qua cả tấn của dự án, nhưng những người sẵn sàng trả tiền cuối cùng sẽ đến. Bạn không muốn thấy mình bị nhồi trong một loạt các dự án chỉ đủ cho bạn 1 bịch bánh tráng trộn.

Dự án nằm ngoài chuyên môn của bạn

Hãy trung thực về kỹ năng của bạn. Khi tôi bắt đầu, tôi đã tham gia các dự án đã được bên nằm ngoài khả năng của tôi, chỉ vì tôi muốn mình luôn bận rộn. Tôi không có kiến thức làm việc với Flash, nhưng tôi sẽ đảm bảo với khách hàng một đoạn giới thiệu Flash hay banner. Đó là một sai lầm rất lớn, bởi vì tôi phải học các kỹ năng và thực hiện nhiệm vụ theo ý thích của khách hàng trước thời hạn. Đó là một công thức cho bạn nào thích sự căng thẳng (nhưng tôi cá là ko có ai đâu :)) )

Chỉ nhận công việc nằm trong khả năng của bạn. Hãy trung thực với chính mình và khách hàng của bạn. Có lẽ bạn có thể thuyết phục họ với một giải pháp thay thế nằm trong khả năng của bạn.

Kín lịch

Nếu công việc đã làm ko xuể, đừng nhận thêm nữa. Bạn sẽ chỉ nhận được các thời hạn và căng thẳng hơn mà không đc gì. Đo nhịp bản thân, tránh bị dí hoặc rơi vào một khủng hoảng. Hãy tạo cho mình một khoảng trống để thở giữa các dự án để bạn có thời gian để hồi teen và đi lên với những ý tưởng mới.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án và làm việc quá giới hạn của bản thân thường xuyên không tốt cho sức khỏe về cả tinh thần lẫn thể chất của bạn. Đừng quá nhanh chóng chấp nhận bất cứ điều gì đi qua con đường của bạn. Hãy để cho công việc tốt đến với bạn, và làm chúng trên các điều khoản của riêng bạn.


3. Nâng mức giá

Bảo vệ bản thân liên quan rất nhiều tới các loại khách hàng bạn gặp gỡ. Nếu bạn thu hút những người không hợp với bạn khi làm việc hoặc những thể loại bựa và khó khăn để làm việc chung, xem xét việc tăng giá của bạn.

Số tiền bạn tính tỉ lệ thuận với giá trị (và chất lượng) sản phẩm của bạn. Nếu bạn tính xu còm cho các dự án lớn, bạn có thể thu hút một loạt các khách hàng, nhưng họ sẽ không nhất thiết phải hiểu được giá trị bạn muốn truyền đạt. Khi người ta không hiểu giá trị của bạn hoặc cảm thấy bạn làm ko đc nhiều, họ sẽ dựa vào đó mà ứng xử với bạn.

Nếu bạn mua một máy ảnh kỹ thuật số $ 100, bạn có thể thỏa mãn với nó, và nếu bạn làm rớt nó hoặc làm nó trầy một chút, bạn cũng sẽ không tiếc mấy vì nó chỉ 100 $. Nhưng nếu bạn mua một máy ảnh $ 1500, bạn sẽ cẩn thận hơn với nó. Đó là tâm lý hầu hết mọi người có với các nhà cung cấp dịch vụ.

Thật không may, chúng ta sẽ phải làm việc với những người không tôn trọng dịch vụ mà designer mang lại nên rất căng thẳng. Xem xét việc tăng giá để thu hút một loại khách hàng khác, những người tôn trọng giá trị công việc của bạn.


4. Thiết lập “tường lửa” với gia đình và bạn bè

Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với hầu hết designer. Tất cả chúng ta đều yêu mến bạn bè và gia đình của mình, nhưng chúng ta thường là desinger duy nhất họ biết. Và khi họ đến với chúng ta vì công việc, họ mong đợi 1 đợt giảm giá hoành tráng hoặc thậm chí miễn phí. Nhận thức trước những chuyện đó và “đặt vòng”.

Nếu bạn giảm giá, hãy chắc chắn rằng ít nhất thời gian của bạn chi cho dự án sẽ được bù đắp. Nếu ko, đối xử với họ giống như một khách hàng bình thường. Tất nhiên, bạn có thể muốn có một chút linh hoạt hơn trong số lần sửa đổi và những thứ liên quan (cũng phải thôi).

Xử lý các yêu cầu công việc miễn phí khó khăn hơn một chút. Nếu tôi chấp nhận một dự án miễn phí, tôi coi nó như là dự án cá nhân của tôi. Toàn quyền điều khiển sự sáng tạo, và hạn chế tối đa sửa đổi một khi nó đã được giao, và chắc chắn không có thiết kế lại. Nói lại, tìm ra những gì tốt nhất cho bạn và công việc của bạn, bình tĩnh ngồi xuống và nói sơ qua nó với người thân hoặc bạn bè của bạn.

Sau khi có một cái nhìn qua tất cả những điều trên, nếu có thể mong bạn cùng chia sẻ với CHTK kinh nghiệm của bạn cũng như xem thử bạn muốn thêm bất cứ điều gì vào danh sách này ko 😀

Tác giả: Kendra Gaineswww.kgainez.com
Dịch và biên tập bởi: Bự www.facebook.com/yeuthietke

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!