Thưởng thức văn học cổ điển qua công nghệ mới, tại sao không?

“Nếu muốn mọi người đọc sách, hãy mang sách đến với họ…và màn hình của họ.”

rgb.vn-thumb

Bắt đầu bằng việc đọc văn bản điện tử, điển hình như Twitter, kể chuyện VR và quảng cáo gây hiệu ứng đám đông đã gần thư thổi bay ngành công nghiệp in ấn khiến cho cách chúng ta thưởng thức văn bản không còn như trước mà còn có thêm sự can thiệp của mảng miếng thiết kế, đây có thể gọi là thời điểm tuyệt mỹ cho những nhà thiết kế muốn làm lại hình ảnh cho trải nghiệm của độc giả bằng sự sáng tạo không giới hạn.

Một trong những studio tiên phong cho xu hướng này là Plympton với đội ngũ chuyên gia toán học và nghệ sĩ đứng sau các dự án như Jeff Bezos ‘Kindle, phim VR văn học đầu tiên của tờ New York Times, Lincoln In the BardoThư viện tàu điện ngầm (Subway Library). truyện ngắn New York trên các thiết bị di động.

Jennifer 8. Lee (J8L), Giám đốc điều hành của Plympton  và người đồng sáng lập của cô, Yael Goldstein Love đã có những chia sẻ thẳng thắn về quảng cáo gây hiệu ứng đám đông, dù nó có thể góp phần gây ra cái chết cho ngành in ấn, và cách họ mang văn học cổ điển đến với công nghệ mới.

rgb.cn_plympton-digital-book-literary-publishing-99u-2

Tác phẩm Little Woman của Lia Marcoux  và The Time Machine của Jon Cain.

Plympton là một studio văn học kỹ thuật số.

Jennifer 8. Lee chia sẻ: Chúng tôi luôn mang đến những dự án cách tân với những bước chuyển mới mẻ. Vì đa phần kinh phí khá hạn hẹp nên tôi luôn buộc mình phải tìm cách để tạo ra môi trường tốt nhất cho những con người tài năng có thể thoải mái làm việc, vượt qua mọi giới hạn mà không cần đi theo bất kỳ một tiền lệ nào.

Vậy cụ thể đó là những việc nào? Làm cách nào chúng ta có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của công nghệ đến với …tác phẩm văn học.?

Ủa vậy là sao?

“Tôi từng làm phóng viên của tờ New York Times cũng khá lâu kể từ năm 2011, sau khi ứng dụng đọc sách trực tuyến Kindle thông báo về phiên bản rút gọn (short-form), tôi liền nảy ra ý định sẽ phát triển các định dạng mới. Công nghệ kỹ thuật số sẽ làm thay đổi cách xuất bản các tác phẩm.” – Lee chia sẻ

Dự án nào bạn cho rằng đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật số và trải nghiệm đọc tiểu thuyết?
Ứng dụng Rooster. Nhiều người nói với chúng tôi rằng họ yêu tiểu thuyết nhưng chả bao giờ đọc được vì không có thời gian.”, thế nhưng lại dành thời gian để đọc tin tức, lướt facebook trên điện thoại. Bạn biết vì sao không? Vì tiểu thuyết không thể có được cảm giác tương thích trên màn hình điện tử như mặt chữ ở trên giấy. Chính vì thế, ứng dụng Rooster sinh ra nhằm mục địch giúp trải nghiệm đó được tương thích, ở đó bạn có thể chọn một đoạn văn dài ngắn tùy thích theo kiểu đọc của mình, cũng giống như khi đọc sách giấy vậy.

Ứng dụng hay VR sẽ là lựa chọn cho định dạng sắp tới của các bạn?

Cũng còn tùy. Chúng tôi thực sự rất thích dự án Recovering the Classics đã quy tụ các nhà thiết kế vẽ lại những bìa sách công cộng chỉ để trông chúng … đẹp hơn, vậy thôi! Lúc đó chúng tôi tự hỏi, trời ơi làm sao để triển khai dự án này một cách thú vị và hiệu quả nhất với lượng nhân lực ít ỏi thế này đây.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định vẽ lại bìa của phần lớn các ấn phẩm nổi tiếng với đội ngũ thiết kế từ sinh viên, đến những nhà thiết kế chuyên nghiệp hay thậm chí là đã về hưu. Một vài tác phẩm đỉnh nhất trong dự án được hoàn thành bởi rất ít nhân lực. “Sự khan hiếm thúc ép sự sáng tạo”, tôi có thể nói như thế. Nếu bạn có đông đủ lực lượng, bạn sẽ giải quyết vấn đề theo cách truyền thống, dễ chịu; nhưng sự thật bởi vì bạn không có đủ người, nên bạn phải vắt óc thật kỹ để mang lại hiệu quả tốt nhất, theo một cách chả giống ai.

rgb.vn_plympton-digital-book-literary-publishing-99u-1

The Wonderful Wizard of Oz của Karl Orozco và The Brothers Karamazov của Roberlan Borges.

Còn việc kêu gọi vốn thì thế nào?

Nói chung, chúng tôi đều trả cho công cho các nhà thiết kế, chúng tôi bán dự án VR cho tờ New York Times, thậm chí là rất nhiều thứ trong thư viện để có thể tạo các sản phẩm cho họ có quyền truy cập người dùng không giới hạn. Chúng tôi thường nghĩ ra ý tưởng cho một dự án rồi mới đi tìm nguồn tài trợ. Điều tuyệt vời về nền công nghiệp sách nói chung là mọi người luôn sẵn sàng trả tiền cho chúng.

Nhưng đừng bao giờ lấy khởi điểm của ngành này là danh tiếng hay tiền tài. Anh chỉ nên bắt đầu việc này với ý định thay đổi thế giới và không một ai khác ngoài anh có thể làm việc đó. Từ khởi điểm này, anh cứ đi và gánh nặng sẽ dần được đặt lên đôi vai theo cách mà anh đam mê nhất.

Hướng đi trong tương lai mà bạn mong muốn là gì?

Chúng tôi thực sự quan tâm đến các mô hình kinh doanh cho phép chúng ta tái sáng tạo cuộc sống. Giống như việc chúng ta sẽ sống trong một xã hội nghèo nàn nếu thiếu đi những sáng tạo, thật thú vị khi nhìn vào chặng đường của Paris vào cuối những năm 1800 hoặc Trung Quốc trong thời nhà Đường. Luôn có một thời điểm thích hợp nào đó trong lịch sử nơi văn hóa có thể để lại một di sản sâu sắc mà bạn chính là người biết cách tạo ra hoàn cảnh để hợp thức hóa điều đó.

Vậy Plympton đang cố gắng tái thiết lập lại hình ảnh của một thời Phục Hưng mới?

Một chút thôi. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra những gì thời Phục hưng có thể chuyển thể sang dạng kỹ thuật số. Đồng thời tìm cách để duy trì ý tưởng ban sơ của dự án như một loại hình nghệ thuật thủ công, tạo cơ hội cho những nhân tài có thể theo đuổi được nghệ thuật của họ?

Các bạn nghĩ gì về xuất bản sách kỹ thuật số?

Xuất bản các sản phẩm kỹ thuật số thật sự rất tuyệt vời! Vượt trên cả những ấn phẩm sách báo truyền thống, xuất bản nói chung vẫn là một phương tiện truyền tải sự quan tâm, sự cứu chữa và phong cách sống của nhân loại. Vì vậy, đối với Plympton, xuất bản luôn là một nghề thủ công, từ văn bản đến các tác phẩm vẽ bìa chứ không hẳn là cần phải nhờ đến một phương pháp kỹ thuật hàng đầu hoặc Silicon Valley để xuất bản.

Các bạn nghĩ gì về nỗi sợ ngành công nghiệp in ấn sẽ lụi tàn?

Sách in thực sự là một sự phát minh tuyệt vời. Và việc phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật số sẽ không thể chiếm lĩnh ánh hào quang đó. Nên chăng, ngành in ấn sẽ tìm ra cho mình một không gian thích hợp, với định dạng nào đó, lúc đó, những tiệm sách in sẽ là biểu tượng của tính indie, một chủ nghĩa của thể loại sách in.

Đôi lúc chúng tôi thức đêm và chợt nghĩ: “Ôi trời ơi, thế hệ sau này sẽ không còn được cầm trên tay những quyển sách in nữa sao?”. Nhưng thực tế thì không hẳn vậy. Đã từng có một thời kỳ sách điện tử được marketing như điên vậy mà vẫn có không ít người không chấp nhận loại sách này đấy, cơ bản là mọi người thích cảm giác được chạm vào một quyển sách in, chạm vào từng thớ giấy mà thôi. Cũng giống như việc ngày xưa đi học, chúng ta hay được cho đọc những bài thơ kinh điển, và giờ thì chỉ có vài người tiếp tục đào sâu vào thơ văn như đọc thêm những tác phẩm đương đại mới mẻ chẳng hạn. Việc phát triển xuất bản sách kỹ thuật số cũng sẽ trở thành một phần sở thích của một cộng đồng thích trải nghiệm.

Còn công nghệ nào mà các bạn chưa trải nghiệm hay không?

Podcasting.  Ứng dụng hẹn hò qua sách. Tựa tựa như ứng dụng Alexa vậy. Chúng tôi khá hứng thú với loại hình công nghệ này, chỉ cần có vốn là sẽ triển khai ngay đó!

Dịch & Biên tập: An Du – RGB
Theo: Emily Ludolph | Nguồn: 99u

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!