Martin Gommel là một nhiếp ảnh gia của trang Flickr nổi tiếng. Martin cũng có một blog mang tên KWERFELDEIN (viết bằng tiếng Đức). Sau đây là 100 bài học mà Martin Gommel đã đúc rút cho người chơi ảnh.
1. Không bao giờ nên có ý định chụp ảnh để trở thành ngôi sao nhạc rock.
2. Hãy thưởng thức mọi cái bạn đang chụp.
3. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi chụp. Để đến khi đang loay hoay chỉnh máy chụp cảnh bình minh mới nhận ra sắp hết pin thì đã quá muộn.
4. Luôn mang theo quần áo ấm khi đi chụp.
5. Chú ý tới những cảm nhận và suy nghĩ của mình trong khi chụp.
6. Đề ra các mục tiêu có thể đạt được.
7. Viết về các mẹo chụp ảnh bởi viết bài cũng là cách học hiệu quả.
8. Không bao giờ đi chụp mà không mang theo chân máy.
9. Hài lòng với những tiến bộ nhỏ.
10. Làm quen với những tay chơi ảnh sành điệu.
11. Quan sát nơi mình muốn chụp trước tiên với tình yêu và cảm hứng, sau rồi mới giơ máy lên ngắm.
12. Luôn giữ bình tĩnh.
13. Xác định thực tế mình luôn tự đánh giá quá cao bản thân.
14. Góc chụp là một sát thủ thực sự.
15. Cống hiến cho nhiếp ảnh nhưng cũng đừng hành hạ bản thân quá mức.
16. Tham gia vào các cộng đồng người chơi ảnh.
17. Luôn giữ máy ảnh sạch sẽ.
18. Đừng bao giờ so bì với người khác.
19. Đi tìm phong cách riêng cho mình.
20. Cố gắng tìm ra nhiều bố cục hơn và bấm nút ít hơn.
21. Tìm người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận bị phê phán.
22. Hành động khác thường để khơi dậy sáng tạo.
23. Tạo cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
24. Phê phán chân thành và tôn trọng người khác.
25. Lắng nghe lời nhận xét của vợ hay bạn gái.
26. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác.
27. Hành động táo bạo.
28. Chú ý tới qui tắc “tỷ lệ vàng”.
29. Ống kính góc siêu rộng 10mm thật tuyệt vời!
30. Hãy tự chụp chân dung chính mình.
31. Hãy đọc sách về nhiếp ảnh.
32. Tạo vẻ đẹp cho ảnh phong cảnh bằng sự hiện diện của một con người (có thể là chính mình).
33. Không có tình huống chụp nào giống tình huống nào.
34. Chú ý tới các đường cong chữ S và các đường viền.
35. Luôn chụp với định dang tệp ảnh thô RAW.
36. Giữ cảm biến sạch sẽ để khỏi mất thời giờ tẩy vết bẩn trên ảnh khi xử lý.
37. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp.
38. Để trở thành nhiếp ảnh gia có hạng rất tốn thời gian.
39. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có.
40. Không thể chụp được tất cả mọi thứ.
41. Phá những nguyên tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá máy ảnh.
42. Chú ý tới hiệu ứng ánh sáng khác nhau ở các chỗ khác nhau trong quang cảnh muốn chụp.
43. Ánh mắt luôn tìm tới nhưng điểm tương phản.
44. Mây mù làm tăng bầu không khí trong phong cảnh.
45. Hãy lập nhật ký điên tử (blog) về ảnh và nhiếp ảnh.
46. Đón nhận lời khen và đừng quên nói “cảm ơn”.
47. “Ảnh đẹp” không phải là lời nhận xét có giá trị lắm.
48. “Tuyệt đẹp” cũng không phải là lời nhận xét có giá trị. Cố gắng nêu cụ thể điều gì bạn thích hay không thích về một bức ảnh.
49. Bạn không phải là chiếc máy ảnh của bạn.
50. Đặt một câu hỏi ở cuối lời nhận xét để có cơ hội tiếp tục trao đổi với người chụp bức ảnh.
51. Thường xuyên xem lại đống ảnh bạn đã chụp. Thời gian chơi ảnh càng dài thì đống ảnh cũ càng có giá trị.
52. Luôn xác định rõ tiêu điểm của bức ảnh sẽ là gì.
53. Không có bức ảnh nào giá trị bằng một bức ảnh tồi.
54. Mọi người đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé.
55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng.
56. Đưa ra lời nhận xét hài hước nhưng có suy nghĩ chín chắn.
57. Nêu các kinh nghiệm của mình với bạn bè cùng chụp ảnh.
58. Giới hạn các bức ảnh theo chủ đề.
59. Tham gia các cuộc thi ảnh đẹp.
60. Xử lý sau khi chụp = Tạo hiệu quả tốt nhất cho từng bức ảnh
61. Thử nghiệm các mức độ phơi sáng càng nhiều càng tốt
62. Càng ít sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa photomatix càng tốt. Ảnh chỉnh sửa HDR luôn tạo cảm giác không trung thực
63. Luôn ghi nhớ điều khiến bạn muốn chụp một bức ảnh
64. Không bao giờ nên chụp một người không muốn “bị” chụp
65. Luôn chú ý quay lại đằng sau. Nhiều khi những hình ảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn
66. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải yếu tố quyết định.
67. Không sợ phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều.
68. Nếu có một ý tưởng nhưng bạn còn ngần ngại thì nên cứ thử xem sao. Khi nghi ngờ bao giờ cũng nên bấm máy.
69. Tìm hiểu đồ thị ánh sáng histogram và luôn theo dõi đồ thị này khi chụp. Đồ thị này cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng về bức ảnh của bạn.
70. Tìm hiểu kỹ lưỡng chiếc máy ảnh của bạn. Tìm kiếm các chức năng trên menu trong đêm là thời gian bạn không bao giờ muốn phí phạm.
71. Bấm máy càng nhiều càng tốt.
72. Tin tưởng vào bản thân.
73. Đừng sợ bẩn chân tay hay quần áo.
74. Chú ý tới chất lượng ảnh bạn chụp.
75. Những bức ảnh bạn chụp chính là bản đồ tâm lý của bạn.
76. Luôn kiểm tra lại chế độ ISO. Thật khủng khiếp nếu phát hiện máy bị đặt sai chế độ.
77. Tỏ lòng biết ơn những lời nhận xét dài và có suy nghĩ đối với những bức ảnh của bạn
78. Đừng bao giờ tin vào màn LCD. Thường hình ảnh bao giờ cũng sáng và căng nét trên màn LCD.
79. Hãy chuẩn bị đủ ổ cứng chứa ảnh. Ổ cứng bây giờ giá rẻ và chơi ảnh kỹ thuật số rất cần lưu ảnh.
80. Học cách thưởng thức những khoảnh khắc tuyệt đẹp ngay cả khi bạn không đem theo máy ảnh
81. Luôn có mặt tại địa điểm chụp ảnh nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hay mặt trời lặn vì bạn không nên chụp vội vã
82. Luôn nỗ lực hơn khả năng sức khỏe và trí lực cho phép. Chụp thêm vài kiểu nữa ngay cả khi bạn nghĩ “thế là đủ.”
83. Chú ý tới quang cảnh bầu trời và chờ đợi lúc quang cảnh bầu trời phù hợp với cảnh bạn định chụp
84. Năng tới chụp ở cùng một địa điểm càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho quang cảnh khác nhau
85. In phóng ảnh của bạn ở kích cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích những bức ảnh mình chụp
86. Căn chỉnh đồng bộ màu màn mình vi tính. Chỉnh sửa ảnh trên màn hình vi tính không trung thực về màu sắc chẳng khác nào phải làm việc với những kẻ bất tín, chỉ đem lại kết quả tồi tệ.
87. Đừng nghĩ ngợi những điều người khác có thể bình phẩm về bức ảnh của bạn. Nếu bạn thích một bức ảnh nào đó tức là bức ảnh đó đáng đem đăng.
88. Đừng bao giờ tự giày vò bản thân vì những sai lầm. Học từ sai lầm, nhìn về phía trước, đừng nhìn về phía sau.
89. Bỏ những thói quen lười nhác. Sự sáng tạo chỉ có được sau khi có ý thức kỷ luật.
90. Tự hỏi câu hỏi: “Mình muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh của mình?”
91. Hãy suy nghĩ thoáng hơn, sưu tầm các ý tưởng mới trên các bức ảnh khác nhau và tự hỏi: “Sao lại không?”
92. Tìm người hướng dẫn, chỉ bảo.
93. Nhiếp ảnh không bao giờ lãng phí thời gian.
94. Cộng đồng nào cũng có lúc thăng trầm. Đừng bao giờ trở nên quá khích.
95. Bao giờ cũng có người không thích những việc bạn đang làm.
96. Henri Cartier-Benson nói rất đúng: “10 nghìn bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tồi nhất của bạn”.
97. Có máy ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp.
98. Bao giờ cũng nên nghĩ tới khi in ảnh trong lúc bạn chỉnh sửa ảnh.
99. Nhiếp ảnh là sân chơi công bằng: Bạn nổi tiếng vì những bức ảnh chất lượng. Trừ khi có kẻ đánh cắp ảnh của bạn, không có cách nào tự lừa dối tốt hơn như vậy.
100. Viết các mẹo chụp ảnh như 100 bài học này.
Theo I AM NIKON VIETNAM
“Rock star” ko phải là “ngôi sao nhạc rock” đâu nhé!!!
Thế là j?
Một số sách về nhiếp ảnh, anh chị tham khảo
http://www.sachgiamgia.vn/index.php?option=com_books&view=detail&catid=&oldid=&id=107535