11 điều trường thiết kế không dạy bạn

Các nhà sáng tạo hàng đầu thế giới tiết lộ về những điều mà họ ước phải chi đã biết khi còn ngồi tại giảng đường đại học và bật mí cho bạn cách để có một khởi đầu thuận lợi trong sự nghiệp sáng tạo của mình!

Dù bạn có học hành chăm chỉ như thế nào thì tất cả chúng ta đều có những thiếu sót ở trường thiết kế. “Damn You Art School”là một trang web sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống đó.

Trường thiết kế thật tuyệt. Nó cho bạn cơ hội để trở thành một designer, illustrator, website builder hoặc một nghệ sĩ thực thụ – cung cấp hành trang cho sự nghiệp của bạn ở ngoài đời thực và những khởi đầu mới của một design portfolio. Tuy nhiên, trường học không thể dạy bạn mọi thứ.

Như đã nói, chúng tôi trò chuyện với các chuyên gia sáng tạo và lắng nghe chia sẻ về những điều mà họ ước rằng họ đã biết khi còn học ở trường mỹ thuật – và những điều này sẽ mang đến cho bạn một khởi đầu thuận lợi trong ngành học của mình.

Các khóa học ở học viện như Đại học Mỹ thuật California có thể dạy bạn rất nhiều. Nhưng họ không thể dạy tất cả mọi thứ cho bạn…

[quote]01. Có bằng cấp không có nghĩa là bạn sẽ có việc làm[/quote]

Janna Hagan, web designer đến từ Toronto, Canada chia sẻ: “Mặc cho những lời khuyên răn đẹp đẽ mà thầy cô và bố mẹ nói với bạn, thì trong thực tế bằng cấp không hẳn sẽ mang đến việc làm cho bạn. Hãy thể hiện những lĩnh vực mà bạn có khả năng làm tốt nhất trong portfolio hay thể hiện niềm đam mê và tiềm năng của bạn với người tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều khả năng lọt vào mắt xanh của họ hơn so với một học sinh chỉ có những kiến thức giáo dục chính quy.  Sở hữu một portfolio độc đáo và có cá tính riêng sẽ mang đến cho bạn công việc ở bất kỳ nơi đâu.

[quote]02. Biết cách sử dụng Photoshop[/quote]

Bowman ước rằng anh ấy được học Photoshop ở trường.

Jeffrey Bowman là dân thiết kế đồ họa và vẽ tranh minh họa tự do sống ở Hemsedal, Norway. Từng làm việc tại Studio Output và là giảng viên của trường Đại học Shillington, Bowman đã làm việc với rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới. Và bây giờ anh cho rằng đáng ra mình nên biết những điều đó từ khi còn đi học mới phải, vậy đó là những điều gì?

Anh ấy chia sẻ: “Kỹ năng sử dụng phần mềm có lẽ là quan trọng nhất, chúng ta nên tập trung vào nó khi học ở trường. Đó là thứ bạn phải tự học vì ở nhà trường không thực sự dạy bạn và không phải lúc nào bạn cũng có thể truy cập vào máy tính, vì vậy tự thân vận động vẫn là chính.”

“Am hiểu về phần mềm sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi bước vào trong ngành công nghiệp sáng tạo vì đó là cách mà ngành công nghiệp này hoạt động.  Và những loại kỹ năng này sẽ khiến bạn nổi trội hơn những ứng cử viên ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh hay một nhân viên mới .”

(– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bài viết này)

[quote]03. Các quy trình thực tế[/quote]

Jo Gulliver của Computer Arts magazine nói rằng kinh nghiệm làm việc quan trọng hơn kiến thức, lý thuyết trong sách vở.

Jo Gulliver, art editor của Computer Arts magazine – chịu trách nhiệm cho diện mạo và cảm xúc của các tựa đề bài viết trong gần 6 năm – cô đã từng làm việc với những tài năng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực minh họa, nhiếp ảnh và thiết kế trong suốt quãng thời gian đó. Khi còn học đại học, cô ấy biết mình muốn gắn bó với tạp chí nhưng trước khi tham gia Future Publishing, cô không hề biết quy trình chính xác từ  lúc mang tạp chí đi in đến khi xuất bản khắp thế giới diễn ra như thế nào.

“Tôi đoán rằng sẽ thật tuyệt vời khi nghiên cứu về ngành công nghiệp mà bạn muốn tìm hiểu sâu về nó –  tập trung làm việc để tích lũy kinh nghiệm nhưng cũng phải quan tâm đến quy trình in ấn, agency, các buổi chụp hình thời trang, vân vân..”, cô khuyên chân thành. Tích lũy tối đa các kinh nghiệm nghề nghiệp ở vị trí của mình và đặt câu hỏi để hiểu được mọi quy trình của công việc. Điều này sẽ giúp cho bạn có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn khi bạn tìm kiếm một công việc.”

[quote]04.Hiểu biết về thương mại[/quote]

Daker định hướng nhiều cách kiếm tiền từ các kỹ năng của cô

“Điều cốt lõi mà tôi đã không nhận ra hồi còn đi học, đó là có một thị trường dành cho những bức vẽ có giá trị cao,” Abigail Daker nói – nghệ sĩ vẽ tranh minh họa tự do, nổi tiếng với các bức vẽ quang cảnh đô thị bằng chì vô cùng ấn tượng.

“Có nhiều lý thuyết về tranh vẽ được dạy trong khóa học của tôi, có nhiều cuộc thảo luận về sự xuất sắc của việc vẽ tranh và vai trò của nó trong thế giới mỹ thuật đương đại. Nhưng lại không có một chương nào nói đến những bức vẽ có thể được xem như một sản phẩm thương mại, cũng không có lời khuyên nào về cách điều chỉnh các tác phẩm nghệ thuật sao cho phù hợp với những dự án thương mại.” Lời khuyên của Daker là tìm hiểu về thương mại – bất kể bạn nghề nghiệp dự định của bạn là gì.

[quote]05. Cách duy trì sự sáng tạo[/quote]

Ian Wharton nghĩ rằng các bạn trẻ nên chuẩn bị tâm lý sẵn cho khả năng sau này bản thân sẽ dần mất đi sự sáng tạo .

Ian Wharton, giám đốc sáng tạo của Zolmo và là người lãnh đạo tài năng đằng sau các thiết kế của ứng dụng điện thoại cung cấp công thức nấu ăn best-selling của đầu bếp nổi tiếng thế giới Jamie Oliver, luôn ủng hộ những tài năng trẻ và thường xuyên tham gia làm giám khảo, tổ chức các buổi hội thảo và xuất bản ấn phẩm thúc đẩy sự sáng tạo trẻ. Vậy anh ấy đã từng ước mình biết những gì khi còn học ở trường?

“Thật khó nhưng lại vô cùng cần thiết đấy, đó là phải duy trì tinh thần sáng tạo đầy bản năng của tuổi trẻ,” anh nói. “Tôi đã từng xem sự sáng tạo ấy là điều hiển nhiên.” Và lời khuyên của anh ấy là gì? “Khám phá không ngừng. Mọi ngóc ngách của sự sáng tạo sẽ khiến bạn cảm thấy phấn khích – đắm chìm và không phải lo lắng về câu trả lời chính xác. Bạn có thời gian, sự lanh lợi và nhiều nguồn tài liệu để thực hiện điều đó.”

“Khi bạn rời khỏi trường, đừng bao giờ ngừng học hỏi và lãng phí thời gian làm những thứ không đáng.”

[quote]06. Tìm kiếm con đường riêng cho bản thân[/quote]

Thiếu sót lớn nhất của trường học là về kiến thức kinh doanh và marketing

Là người lọt vào vòng chung kết của BBC Wildlife với giải thưởng nghệ sĩ của năm 2011/2012, các bức tranh minh họa động vật xuất sắc của Jonathan Woodward đã dẫn dắt anh đến công việc với những nhà xuất bản như Penguin, Transworld Publishing và Random House. Anh ấy ước mình đáng lẽ phải biết điều gì sớm hơn?

“Có lẽ tôi cũng như hầu hết các nghệ sĩ vẽ tranh minh họa khác không được học về kinh doanh và marketing ở trường đại học.”

“Một trong những bài học quan trọng nhất đó là tìm một thị trường ngách (niche*), thay vì cố gắng làm tất cả những thứ giống như mọi người hay làm. Chỉ khi tôi thực sự tập trung kết hợp hai niềm đam mê chính là thiên nhiên và vẽ minh họa, nghĩa là chuyên về vẽ thế giới hoang dã thì nhiều thứ mới bắt đầu phát triển theo hướng tích cực và những công việc dành cho tôi đã thực sự bắt đầu.”

(– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bài viết này)

[quote]07. Đừng quá vĩ đại hóa các thiết kế của bạn [/quote]

Wignall ước anh sớm biết rằng việc thỏa thuận được một cách nhanh chóng với khách hàng mới là chuyện bất thường.

James Wignall là nghệ sĩ đồ họa chuyển động và hoạt hình làm việc tại London. Một trong những tài năng mới xuất hiện của UK, điều này được công nhận qua giải thưởng danh giá ADC Young Guns mà anh đã nhận được vào năm 2012. Anh ấy ước mình biết được điều gì khi còn đi học ? “Đừng quá vĩ đại hóa các thiết kế của bạn,” anh cười.

“Chắc chắn khách hàng sẽ muốn thay đổi, và bạn hẳn sẽ nghĩ họ thật là tệ. Công việc của bạn là làm hết sức có thể phục vụ cho khách hàng, không phải cho portfolio của bạn. Có nhiều khi bạn và khách hàng hợp ý nhau và hoàn thành sớm dự án, bạn tự hào đăng lên portfolio và bạn có thể trả tiền thuê nhà tháng đó nhưng những chuyện như thế rất hiếm gặp và có thể hơi xa vời.”

“Đằng sau mỗi dự án tuyệt vời mà bạn thấy trên mạng, có khoảng hơn 10 project không trả được tiền hóa đơn cho bạn. Khi bạn đã làm tất cả và nhượng bộ với khách hàng, sếp hay người trả hóa đơn xong, sau đó bạn vẫn luôn thì có thể làm lại theo ý mình một cách “hạnh phúc” và ví nó như là một option khác của dự án.

[quote]08. Biết lùi lại một bước[/quote]

Radim Malinic cảm thấy học thiết kế khuyến khích bạn chuyên về một thứ duy nhất

Giám đốc mỹ thuật, nghệ sĩ vẽ tranh minh họa và thiết kế đồ họa tự do Radim Malinic chịu trách nhiệm cho các chiến dịch đầy ấn tượng trong thời gian gần đây.

Anh nói: “Tôi đoán là giáo dục cố tình không cho bạn cơ hội để đi sâu vào thực hành công việc hằng ngày. Nó khuyến khích bạn chuyên về một thứ duy nhất. Khi bạn ra ngoài đời và lấn sâu vào thế giới miệng lưỡi đầy gai góc khi làm việc với khách hàng, thật dễ dàng để họ tận dụng bạn bằng việc chú ý vào các chi tiết nhỏ trong thiết kế và không lo lắng về những phần cốt thiết yếu khác của công việc  .

“Dù bạn là freelancer hay thành viên của một team lớn hơn làm việc dưới những cặp mắt đánh giá của các account managers hay giám đốc sáng tạo thì hãy bảo vệ tiếng nói của mình thông qua những dự án. Bỏ ra nhiều hơn một chút thời gian và lùi lại một chút để xem lại những gì mình đã làm, bạn không chỉ nhìn nhận kỹ càng về mọi khía cạnh và nhận ra sai sót mà còn khám ra tiềm năng cho những dự án trong tương lai.”

“Khách hàng có thể có tầm nhìn bị giới hạn và đội ngũ sáng tạo có thể đảm bảo rằng sẽ khiến họ vui. Tác phẩm vĩ đại thường không xuất hiện một cách tình cờ, nó là cơn đói kéo dài thôi thúc con người ta tạo ra những “món ăn” tươi ngon để trở nên thành công.”

[quote]09. Cần lắm sự khiêm tốn![/quote]

James Wignall chia sẻ một chút khiêm tốn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

“Con đường học vấn của tôi không bắt đầu từ thế giới mỹ thuật và thiết kế, tôi vốn là một cử nhân khoa học tự nhiên,” James Wignall nói. “Nhưng những điều sau có thể áp dụng cho mọi ngành học. Điều đầu tiên bạn nên học hỏi khi đi làm đó là sự khiêm tốn – đó là cả một quá trình dài!

James Wignall tâm sự: “Một số người học chung với tôi cho rằng vì họ đứng đầu lớp nên họ chính là món quà của thượng đế mang đến cho chuyên ngành đó. Sai hết! Luôn luôn có người giỏi hơn bạn và các nhà tuyển dụng không có thời gian cho kiểu thái độ tự cao tự đại đó. Một nơi làm việc cần những con người biết hợp tác với nhau cùng nhau xây đắp ý tưởng.”

[quote]10. Không phải tất cả đều là những thứ bạn thích![/quote]

Tác phẩm thiết kế ngoài đời thực không thể hiện niềm đam mê, ý thích cá nhân như các project ở đại học – Jo Gulliver nói.

Jo Gulliver chia sẻ: “Ở đại học hầu hết các dự án đều thể hiện những ý thích riêng của sinh viên. Bạn không thực sự được trải nghiệm làm việc với khách hàng. Sẽ rất tốt nếu bạn đi làm và có cơ hội làm việc trực tiếp với một và khách hàng khi vẫn đang đi học – chỉ một vài project nhỏ thôi nhưng làm việc cho người khác sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về cách làm việc của nghề design này.”

“Và nó cũng là trải nghiệm học tập hữu ích về cách quản lý project – cách đưa ra giá, quản lý thời gian và nhiều thứ khác. Đây là những điều thực tế bạn thường phát hiện và khám phá khi bạn ở ngoài đời thực – không phải trước đó!”

[quote]11. Cách để lựa chọn sự nghiệp thật kỹ càng[/quote]

Nghĩ về những định hướng nghề nghiệp bạn muốn sau khi học thiết kế là vô cũng cần thiết. – Jonathan Woodward nói

Jonathan Woodward nói: “Lời khuyên quan trọng dành cho sinh viên trường mỹ thuật đó là phải suy nghĩ thật kỹ về định hướng nghề nghiệp mà các bạn muốn làm. Nghĩ về lĩnh vực bạn thực sự muốn thay vì thứ bạn nghĩ bạn nên làm và sau đó gầy dựng sự nghiệp cùng một portfolio có thể phản ánh điều đó.”

Anh bổ sung thêm: “ Nếu bạn chỉ ra loại công việc trong portfolio mà bạn không muốn, có thể chắc chắn rằng đó chính là công việc mà bạn sẽ nhận được.” Đó là một điểm thú vị – hãy đảm bảo rằng bạn chỉ nêu trong portfolio công việc bạn làm tốt nhất và phù hơp nhất.

(– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bài viết này)

Nguồn: Creativeblog.com | Việt hóa: Thương Thương | Ban biên tập: RGB.vn

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!