Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism hay xu huớng thiết kế tối giản đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh,.. Trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế tối giản ngày càng là lựa chọn của các công ty, khi biểu tượng thương hiệu đang trở nên đơn giản hóa. Dưới đây là 7 biểu tượng thương hiệu nổi tiếng chuyển mình theo phong cách Minimalism được đánh giá xuất sắc nhất trong những năm vừa qua.
[quote]Biểu tượng Giải ngoại hạng Anh [/quote]
Giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu nước Anh khởi đầu mùa bóng 2016 – 2017 với biểu tượng thương hiệu mới được đơn giản hóa thay cho biểu tượng sử tử truyền thống từ năm 1992. Cả hai biểu tượng thương hiệu được tạo ra bởi công ty thiết kế DesignStudio. Lần đầu là văn phòng ở San Francisco đảm nhận thiết kế và lần này là sản phẩm đến từ văn phòng tại thủ đô London của Anh.
[quote]Mastercard[/quote]
Công ty thiết kế Pentagram đã được Mastercard giao nhiệm vụ làm mới thương hiệu 20 năm tuổi của mình. Thiết kế mới vẫn giữ được hai vòng tròn màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau. Tuy nhiên, phần hai khối màu đan cài vào nhau – tượng trưng cho các giao dịch – đã được thay bằng một màu khối màu cam. Dòng chữ Mastercard cũng đã được tách ra khỏi biểu tượng và chuyển sang chữ thường. Điều này khiến chúng ta có một biểu tượng thương hiệu nhỏ hơn và khiến khách hàng nhận diện thẻ tín dụng của hãng dễ dàng hơn.
[quote]Google[/quote]
Vào tháng 8 năm 2015, người khổng lồ Google đã chuyển thiết kế thương hiệu dạng đổ bóng để sử dụng thiết kế dạng phẳng đơn giản hơn. Các kí tự cũng được chuyển từ phông serif sang sans-serif “thân thiện”. Thiết kế mới vẫn sử dụng thứ tự và màu sắc cũng như giữ nguyên chữ “e” nghiêng tinh nghịch đã trở thành đặc trưng của các biểu tượng thương hiệu Google từ trước đến nay.
[quote]MIT Media Lab[/quote]
Nhà thiết kế Michael Bierut và Aron Fay đến từ công ty thiết kế Pentagram đã sử dụng một lưới hình vuông để tạo ra nhận diện thương hiệu mới cho trung tâm nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts. Thiết kế lưới này lại được gợi cảm hứng từ mẫu lưới 7×7 được Richard The tạo ra vào năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập của MIT Media Lab.
[quote]Airbnb[/quote]
Vận dụng câu khẩu hiệu “belong anywhere” của Airbnb, công ty thiết kế DesignStudio từ Luân đôn đã tạo ra cho Airbnb một thiết kế nhận diện thương hiệu mới có tên là “Belo” với ý nghĩa “that can be drawn by anyone”.
Mặc dù nhận được khá nhiều chỉ trích vì có nhiều điểm tương đồng với một số biểu tượng thương hiệu nổi tiếng khác, DesignStudio lại cho rằng điều này làm cho thương hiệu Airbnb được nhận biết dễ dàng hơn.
[quote]McDonald[/quote]
Đầu năm 2016, chuỗi của hàng McDonald đã đồng loạt sử dụng mẫu bao bì mới theo phong cách đơn giản hóa. Vẫn là một chữ M vàng đậm đã trở thành biểu tượng của công ty, mẫu thiết kế này có kiểu chữ đơn giản hơn, kèm theo màu sắc tươi sáng bao phủ bề mặt của hộp đựng giấy và thẻ. Được thiết kế bởi công ty Boxer, mẫu bao bì này đóng vai trò như một “biển quảng cáo di động” cho gã khổng lồ thức ăn nhanh.
[quote]Bảo tàng Whitney[/quote]
Experimental Jetset, một công ty thiết kế Hà Lan, đã được thành phố New York thuê để thiết kế lại biểu tượng thương hiệu cho Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney. Công ty đã vận dụng tối đa triết lý đơn giản hóa để cho ra một chữ W mảnh mai – hình ảnh cách điệu của một đường zig-zag và chữ cái đầu tiên của tên bảo tàng Whitney.
“Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng về đường zig-zag. Những đường zig-zag là một phép ẩn dụ cho một lịch sử không đơn điệu, và phức tạp (và do đó thú vị hơn) của nghệ thuật” – trưởng nhóm thiết kế phát biểu với báo chí trong buổi ra mắt sản phẩm mới của công ty.
—
Nguồn:dezeen.com
Để lại đánh giá