Cuối năm 2020, một cuộc thi về thiết kế ý tưởng cho không gian sinh hoạt cộng đồng trong tương lai được tổ chức bởi Archdaily và NonArchitecture. Cuộc thi đã thu hút được nhiều sáng kiến thú vị, những góc nhìn đa chiều về sự tiến hoá của không gian chung trong tương lai gần.
Với việc khuyến khích người tham gia đưa ra gỉai pháp thiết kế giúp khắc phục những vấn đề xã hội đương đại đang đối mặt, từ đó góp phần hình thành cấu trúc của các thành phố tương lai.
Là một phần trong chuỗi chương trình “City of Tommorrow” (thành phố của tương lai), cuộc thi khuyến khích các nhà thiết kế trong việc hình dung về vai trò của mình với sự phát triển đô thị. Bài viết giới thiệu một vài phương án đạt giải trong cuộc thi với rất nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau.
Underwater City – Thành phố “dưới nước”
Kiến trúc sư: Maria Barda, Martyna Majer, Nikola Musiolik (Ba Lan).
40% dân số hiện nay đang phải chịu đựng sự thiếu nước sạch, và tỉ lệ này không ngừng tăng lên. Sự phát triển của công nghiệp đã gia tăng sự tiêu thụ nước khổng lồ cùng với sự ô nhiễm, khiến thế kỷ 21 đang dần trở thành 1 kỷ nguyên của sự đấu tranh cho nước sạch. Dự án tập trung vào giải quyết vấn đề lãng phí nước. Những cột dạng phễu giúp thu nước mưa được đặt tại trung tâm cộng đồng, từ đó giúp nâng cao nhận thức của người dân xung quanh về tầm quan trọng của việc bảo vệ và dự trữ nước. Cấu trúc này trở thành những chiếc ô ngược, thay vì bảo vệ người dân khỏi ướt mưa, hệ thống giúp thu gom nước cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Những mặt nước lơ lửng trên không trung như một ẩn dụ về “thành phố dưới nước”.
Water Forum: Reveries Made of Water – Quảng trường nước: những suy tưởng từ nước
Kiến trúc sư: Myrtó Krasaki (Hy Lạp), Catarina Cameira (Bồ Đào Nha)
Phương án hướng đến việc tạo ra một mô hình có thể ứng dụng trong nhiều không gian công cộng khác nhau ở cac thành phố lớn. Quảng trường Kotzia toạ lạc ở trung tâm của Athen, Hy Lạp được sử dụng như một phương án tham khảo của dự án.
Ý tưởng thiết kế hướng đến việc tận dụng nước như một dòng chảy của sự sống, kết nối, lan toả và sẻ chia cho cộng đồng. Ở đó, nguồn nước xám (nước sau sử dụng thu được từ bồn rửa, máy giặt, mái nhà, sân vườn… ngoại trừ nhà vệ sinh) sau khi được xử lý làm sạch sẽ được dẫn về trung tâm của khu sinh hoạt cộng đồng gần đó. Hệ thống đường dẫn nước chạy theo những con đường tưới mát cho thảm thực vật và dẫn lối người dân vào không gian chung trong khu ở, nơi được nuôi dưỡng bằng nước sinh hoạt của những hộ gia đình xung quanh.
Trong mối quan hệ cộng sinh đó, nguồn nước ở khu sinh hoạt chung với lối thiết kế mô phỏng lại khu quảng trường Hy Lạp xưa giúp mang đến thêm nhiều trải nghiệm sống cho người dân. Với nhiều lớp không gian cùng cách xử lý nước khác nhau, sự tương tác cộng đồng sẽ được gia tăng đáng kể. Ở vòng ngoài cùng, nước đóng vai trò làm mát và chuyển tiếp vào bên trong. Tiếp đó, nước trở thành yếu tố trang trí, làm sạch cho không gian. Ở trung tâm, những vòi nước róc rách tuôn chảy như một biểu hiện của sự sống từ bao đời nay giúp thu hút và kết nối mọi người bất kể khác biệt về sắc tôc, tôn giáo…
Ordinary Courtyards – Từ những khoảng sân vườn
Kiến trúc sư: Valeria Righetti, Marta Sciarra (Ý)
Trong suốt thời kỳ giãn cách xã hội, sân trong cũng như các không gian mở khác của ngôi nhà đã được sử dụng như một phương án thay thế cho các không gian công cộng. Bằng cách liên kết các khoảng sân tầng trệt, có thể mang đến nhiều trải nghiệm và mục đích sử dụng khác nhau cho người dân.
Phương án hướng đến thiết kế những hệ thống ngăn chia giữa các khoảng sân để đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp với những nhu cầu riêng. Khi đuợc mở ra, những vách ngăn gia tăng sự chuyển động và kết nối, trong khi những không gian cần được riêng tư, cáh biệt sẽ được bảo vệ bằng những bức vách đóng lại.
Formalised Deformalisation: An adaptable urban environment – Sự thích ứng mới cho môi trường sống đô thị
Kiến trúc sư: Ludovica Beltrami (Ý), Sanne Sophie Hoogkamer (Hà Lan)
Ô tô, xe máy ngày càng gây nhiều sức ép lên hệ thống hạ tầng đô thị và môi trường. Vì lẽ đó, ở nhiều thành phố lớn ngày càng có nhiều tuyến phố đi bộ, nhằm đem lại nhiều trải nghiệm và cuộc sống bền vững hơn cho người dân. Với sự chuyển đổi đó, các giao lộ sẽ lột xác từ một nút giao thông thành không gian giao lưu cộng đồng.
Phương án thiết kế đề xuất tạo ra một hệ lưới với các điểm nút là nơi sắp đặt các đồ nội thất ngoài trời nhưng dễ dàng chi chuyển và thay đổi theo nhu cầu người dân. Các nút có thể tổ chức nhiều loại hoạt động giải trí và cho phép các nhóm có quy mô khác nhau cùng chia sẻ.
Bằng cách sắp xếp lại trải nghiệm hiện tại ở không gian chung, người dân có thể có được cảm giác mạnh mẽ hơn về địa điểm và cộng đồng.
Spatial + – Không gian cộng thêm
Kiến trúc sư: Selin Onay, Philipp Schmider (Đức)
Trong một thế giới không ngừng thay đổi, không gian công cộng cần được hình dung lại, diễn giải và phát triển theo những nhu cầu liên tục được đổi mới của con người. Phương án thiết kế đề xuất gắn kết một cấu trúc tạm thời được làm bằng hệ giàn giáo nhằm làm sống động hơn những không gian công cộng đã có. Những khoảng không gian chung này (trung tâm thành phố, quảng trường, bờ sông…) được nâng tầm giá trị không chỉ bởi những lớp cao độ được thêm vào mà còn vượt ra ngoài giới hạn chu vi bằng yếu tố kỹ thuật số giúp khai thác những tiềm năng của không gian như một nền tảng xã hội lâu dài.
Đề kết nối môi trường thực tế và thế giới ảo, thiết kế hướng đến việc gắn kết mọi người, học tập và trao đổi văn hoá trong cộng đồng, bất kể sự khác biệt về thế hệ, sắc tộc, và hoàn cảnh sống. Mục đích của nhóm kiến trúc sư là mang mọi người đến với nhau trong một ý tưởng về không gian công cộng vượt ngoài giới hạn của không gian bằng cách cung cấp một cấu trúc vượt thời gian tuân theo sự năng động của xã hội đương đại.
The good nomad place – Những không gian “di cư”
Kiến trúc sư: GERLAND Anaïs, LAUNAY Marie (Pháp)
Không gian công cộng của ngày mai sẽ gắn kết mọi người lại với nhau, nhường chỗ cho tranh luận và trở về với nguồn gốc của thành phố: tạo nên xã hội. Trong bối cảnh đất đai đang dần trở nên khan hiếm ở các thành phố, ngày càng có nhiều dịch vụ lưu động di chuyển luân phiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng.
Lấy cảm hứng từ những chiếc xe du mục phục vụ lễ hội, ăn uống cho cộng đồng, dự án hướng đến việc thiết kế những chiếc xe ‘chở’ không gian công cộng đến nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Bàn ghế được thiết kế theo module tháo ghép giúp linh hoạt trong việc vận chuyển và sắp xếp, bài trí không gian. Từ đó, cư dân có thêm những sự kiện thường nhật để tận hưởng cuộc sống, đó có thể là một buổi chiếu phim, một sân khấu văn nghệ, một hội chợ ẩm thực, hay tranh luận và đóng góp ý kiến cho những dự án mới của địa phương. Cùng với nhau…
Theo archdaily
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Hiểu rõ tầm quan trọng của các sân chơi và không gian công cộng trong cuộc sống đô thị hiện đại, cũng như mong muốn tạo cảm hứng cho tinh thần sống gắn kết cộng đồng, Nam Long Group ra mắt cuộc thi thiết kế nhằm kết nối và tôn vinh những Kiến trúc sư, sinh viên tài năng. Cuộc thi Kiến tạo sân chơi gắn kết cộng đồng – The Shape of Community Space đang diễn ra từ 28/06 đến hết 01/08/2021 với những giải thưởng hấp dẫn lên đến hơn 200 triệu đồng. Theo dõi thông tin tại đây.
Để lại đánh giá