Bài viết gồm 3 phần : 1. Lý trí và Cảm xúc trong một Bức tranh và trong Tình yêu 2. Người Thứ Ba Trong Tình Yêu 3. Cá nhân và thế giới Được chia là 2 lần đăng tải.
(tiếp theo Phần 1)
2. Người Thứ Ba Trong Tình Yêu
Một cách mà lý trí và cảm xúc có thể cạnh tranh trong tình yêu chính là: một cặp đôi có thể hài hòa lẫn nhau dù đó không phải cảm xúc thật của họ. Hai người có thể làm thành một cặp ăn ý, ủng hộ người kia và giữ lại sự chỉ trích cho riêng mình. Vậy nhưng như ta đã nói với phái nữ trong những buổi thảo luận về Chủ Nghĩa Hiện Thực Thẩm Mỹ, không người phụ nữ nào có thể thật sự yêu một người đàn ông không chê trách cô ấy những khi cô đối xử tệ với thế giới và mọi người xung quanh. Và sẽ không có một người phụ nữ nào khi yêu lại không chê trách người đàn ông của mình và muốn anh ta đạt được hết những mong ước của bản thân cả. Chúng ta cần có cái nhìn chân thực về sự kết hợp giữa yên bình và bất mãn này, và đây cũng chính là điều mà Renoir đã làm trong bức tranh này.
Ông chia nhỏ nhân vật trong tranh ra thành các tốp ba người – có khi một người lại ở trong hai tốp cùng một lúc. Số ba được hình thành từ số chẵn và lẻ (1 cộng 2), vừa đối xứng vừa bất đối xứng. Trong chương Tình yêu và thực tại (“Love and Reality”) của sách Tôi và thế giới (Self and World), Eli Siegel viết: “có một…. người thứ ba trong mối quan hệ của Edith và Jim. Người đó chính là toàn bộ thế giới này.” Điều đáng chú ý trong toàn bộ bức tranh về những người đàn ông và phụ nữ đắm mình trong một ngày mùa hạ cùng nhau này là, không có tốp hai người nào. Dù bằng cách này hay cách khác, chúng ta vẫn thấy Renoir có một người thứ ba. Và trong mỗi tốp ba lại có mối tương quan giữa sự thân mật và chiều rộng của tranh.
Ví như, có một người phụ nữ ngồi phía bên trái, ân cần ôm một chú chó nhỏ, và phía sau họ có một người đàn ông mặc áo trắng đang đứng, nhìn vô định vào khoảng không. Thân hình màu trắng đó của anh ta đứng trên cao hơn hẳn so với hai người họ. Ở phía bên phải, một người đàn ông khác, cũng mặc một chiếc áo trắng và đội chiếc mũ cói màu vàng, tạo thành đỉnh thứ ba của tam giác với người đàn ông đầu tiên và người phụ nữ đó.
Trong khi đó, anh ta cũng thuộc một tốp ba khác. Anh ta và người phụ nữ ngồi bên cạnh, với ánh mắt chứa đựng hứng thú và sự tan chảy ngọt ngào, được quây lại bởi người đàn ông phía sau với cánh tay sải dài và dựa vào thành ghế của họ. Tại góc phải của bức tranh phía sau họ, có một người đàn ông đang đứng và để tay lên trên eo của một cô gái, cô trông rất hoang mang và lấy tay nắm chặt mũ của mình, cùng lúc đó có một người đàn ông khác để tay lên vai của người kia.
Toàn bộ bức tranh có chung mô-típ vẽ tốp ba như thế này. Đây là một phần trong “thiết kế dễ được lý trí chấp nhận” của Renoir, và khi ngắm bức tranh này, nó lại càng làm dấy lên những cảm xúc trong thâm tâm chúng ta, xâm chiếm ta với “sự yên bình và bất mãn với thực tại”.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng trung tâm bức ảnh, chiếc trục để giữ toàn bộ bối cảnh, lại là người đàn ông mặc đồ nâu. Khác với tôi, người muốn có thật nhiều thời gian để giải đáp những câu hỏi, thì Renoir lại sắp đặt ở chính giữa bức ảnh là một người đàn ông ngồi quay lưng lại với khán giả. Điều này thể hiện thế giới này thật khó xác định. Hơn thế nữa, ông đã dùng màu nâu đất trầm để vẽ anh ta. Và hãy nhìn xem hai đường chéo trên lưng anh ta đã kết nối những hình tượng này với nhau ra sao.
Người đàn ông này chính là Baron Raoul Barbier, người tổ chức bữa tiệc trưa trên thuyền này mà nhờ đó Renoir mới có cơ hội để vẽ lại khung cảnh trên. Tại đây, Renoir giữ nguyên những cách sắp xếp khung cảnh. Ông thể hiện sự biết ơn thông qua các hính dáng. Và tôi tin rằng Renoir cũng muốn nhắc đến tầm quan trọng của việc tôn vinh điều mà ta không biết, “thế giới như một người thứ ba”, vừa bí ấn nhưng cũng rất thân thiện.
3. Cá nhân và thế giới
Tôi đã học được rằng mục đích của tình yêu chính là việc thông qua một người mà yêu toàn bộ thế giới. Một trong những sai lầm lớn mà con người mắc phải là việc phân chia rạch ròi giữa cảm xúc dành cho một người với mọi người. Để tạo nên một tuyệt tác từ những người bạn biết, và thấy mối tương quan giữa họ để thấy ý nghĩa của mỗi người, chính là điều Renoir đã làm và cũng là điều thiết yếu khi yêu.
Người con gái mà Renoir đem lòng yêu và dự định cưới, Aline Charigot, cũng ngồi cùng mọi người và đại diện cho cảm xúc về nhân loại và toàn bộ thế giới. Nàng là một phần của “một thiết kế dễ được lý trí chấp nhận”. Nàng chính là cô gái ngồi bên trái và ôm chú chó. Cùng với họa sĩ Gustave Caillebotte, bạn của Renoir – người ngồi ở phía bên phải, nàng được đặt ở vị trí gần với chúng ta, và gần với người họa sĩ trong quá trình vẽ, giúp cho bối cảnh được cân bằng.
Chủ Nghĩa Hiện Thực Thẩm Mỹ đã chỉ ra rằng, để có thể thực sự thấy được mối tương quan giữa con người và thế giới, ta cần thấy những đối cực của thế giới thể hiện ra sao trong người đó. Renoir phác họa Aline Charigot như sự kết hợp giữa sự yêu mến và sự sơ lược, xù xì và khúc khuỷu, tối tăm và rực rỡ, mãnh liệt và ân cần. Màu đỏ trên vạt áo của nàng gây kích động và thoả mãn, nhưng có chút lưỡng lự trong cách tác giả trộn lẫn màu đỏ ấy với những tông màu trồng hơn. Nàng ngồi đó, tĩnh lặng, chiếc vạt áo đỏ như một dòng chảy, giúp định hình hình dáng của nàng.
Thông qua màu sắc, các tính chất và bối cảnh, nàng có mối liên hệ với tất cả mọi người trong bức tranh. Ta có thể thấy điều này một cách rất logic, và ta dành cho nàng nhiều cảm xúc hơn thế. Nàng có thấp kém hơn vì mặc đồ màu xanh tím đậm có viền đỏ, giống như những chai rượu không? Không hề, nàng thậm chí còn cao sang hơn thông qua mối tương quan đó, và nàng cũng nâng tầm mọi thứ khác nữa. Trong cuốn Bản thân và thế giới, Eli Siegel viết:
Một cá nhân có thể nói với một người khác rằng, “Thông qua những điều ta làm, những điều ta có thể làm và bản chất con người của ta, ta có thể được là chính bản thân mình hơn; và ta có thể nhìn thấy được vô số những điều tuyệt vời nơi ta, dành cho ta, và do đó ta tốt bụng và gần như vậy một cách mạnh sắc nét và tuyệt vời.
Tôi nghĩ rằng Renoir đã bộc lộ điều đó trong bức tranh này. Và ông cũng bộ lộ điều đó trong mỗi chủ thể trong bức tranh. Đây là sự logic trong cảm xúc mà mỗi người đều muốn có được.
Bài viết gốc What Can Art Teach Us About Love?
Renoir’s Luncheon of the Boating Partyarked the Impressionist Movement
Bởi Carrie Wilson, tại Aesthetic Realism
Lược dịch bởi Artplas
Bản dịch thuộc bản quyền của Artplas & RGB, vui lòng liên hệ khi có ý định đăng tải lại
Để lại đánh giá