Công Việc Của Một Animator

Bạn vẫn còn những băn khoăn khi nhắc đến Animation?

Nung nấu trong mình một niềm đam mê mãnh liệt với Animation nhưng bạn luôn tự hỏi rằng: “Định hướng cho sự nghiệp của 1 Animator sẽ như thế nào?”

Với bài viết này RGB hy vọng sẽ giúp bạn có lời đáp cho những câu hỏi đó.

[quote]1.  Định nghĩa và phân loại[/quote]

Sự khác biệt giữa Animation và Cartoon

Khác với Cartoon, một loại hình nghệ thuật thị giác minh họa hai chiều, Animation là quá trình tạo ra các ảo giác về chuyển động hay thay đổi trạng thái thông qua sự trình diễn ở tốc độ cao của một chuỗi các hình ảnh tĩnh, trong đó với mỗi hình ảnh lại có một sự thay đổi cực kì nhỏ so với hình ảnh trước đó.

Cartoon hay phim hoạt hình bao gồm những hình vẽ biếm họa, hí họa, hoặc truyện tranh ngắn 3 – 4 khung trên các tờ báo của Mỹ xuất hiện từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ trước.

rgb.vn_animation_1

Cartoon dạng họa báo Mèo Garfield

Tiêu biểu cho cartoon dạng họa báo là Garfield, Snoopy,… còn cartoon dạng hoạt hình series là Tom and Jerry, Dexter’s Lab, Powerpuff Girls,… Với các loại bộ phim hoạt hình chiếu rạp về siêu anh hùng hay có phong cách gần với tả thực như Disney thời kỳ đầu thì ngày nay không hoặc ít khi được xếp vào dạng “cartoon” mà thay vào đó là những tác phẩm của animation.

 rgb.vn_animation_2

Series Mr.Bean của Disney có thể coi là sự pha trộn thú vị giữa cartoon và animaton

Cartoonist (Tạm dịch là nghệ sỹ hoạt họa), cũng như họa sỹ là một nghệ sỹ thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, chuyên sáng tác các tác phẩm hoạt họa.

Animator (Tạm dịch là nhà thiết kế hoạt hình) là người chuyên sản xuất các hình ảnh động.

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_1

Glen Keane – cha đẻ của những nàng công chúa Disney thành công nhất: nàng tiên cá Ariel, út đẹp Belle, công chúa Poncahontas, và gần đây nhất là nàng công chúa tóc mây Rapunzel của Tangled.

rgb.vn_cong-viec-cua-mot-animation_09

Leo Dinh – FOUNDER/CEO của Red Cat Motion- một trong những người trẻ tiên phong trong lĩnh vực truyền thông thị giác với 7 năm kinh nghiệm trong nền công nghiệp Animation/Motion Graphic.

Những định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tiếp cận giới hạn, nhằm làm nổi bật sự khác biệt giữa hai loại hình sáng tạo này. Trên thực tế, còn rất nhiều tranh cãi về hai khái niệm animation và cartoon. Animation – kỹ thuật tạo ảnh động có thể được coi là một sự phát triển, một hình thức mới của cartoon: sử dụng sự trợ giúp của công nghệ để làm các hình vẽ hoạt họa tĩnh có thể hiện lên sống động hơn. Và ngược lại cartoon – một loại hình minh họa có thể được nhìn nhận như một khâu tạo ra chất liệu đầu vào trong quá trình xây dựng một sản phẩm animation.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự phân hóa mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sáng tạo, animator và cartoonist lại là hai công việc với những đặc thù riêng, mang tính chất và đòi hỏi khá là khác nhau.

1. Sản phẩm của Animator

Các nhà thiết kế hoạt hình – Animator là tác giả của toàn bộ những hình ảnh động dễ dàng được tìm thấy trong các bộ phim truyện, phim quảng cáo, video game, các trang web và các phương tiện truyền thông khác.

Các sản phẩm animation có thể được ghi lại với cả hai kỹ thuật truyền thông.

–          Analog media (Truyền thông kỹ thuật tương tự) với các sản phẩm như: flip book (Sách tranh tạo chuyển động khi lật các trang giấy), phim nhựa, băng video.

–          Digital media (Truyền thông kỹ thuật số) với các sản phẩm như: ảnh động GIF, flash animation hay online cartoon (Các hoạt hình thiết kế cho Internet), video kỹ thuật số.

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_3“Secret chamber” – một tác phẩm flip book mê hoặc

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_4

Animation trong game Final Fantasy nổi tiếng

2. Sự phân hóa chuyên môn

Animator thường có sự phân hóa chuyên môn rõ rệt. Hai bộ phận chính của ngành này là: character animator (các nhà thiết kế hoạt hình chuyên sâu vào những chuyển động của nhân vật, đối thoại, biểu cảm diễn xuất) và special effects animator (nhà thiết kế xây dựng hiệu ứng đặc biệt : người đứng đằng sau những chuyển động khác không thuộc vào nhân vật như : chuyển động của xe cộ, máy móc, hay các hiệu ứng thuộc về hiện tượng tự nhiên như mưa, tuyết, nước chảy,…)

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_7Bản test bằng chì của nhân vật Rapunzel – sản phẩm của character animator

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_8

1 ví dụ về special effects animator

Điểm đáng lưu ý là: có rất nhiều nghệ sỹ có thể tham gia vào việc xây dựng một bộ phim hoạt hình nhưng không được xem là một animator. Ví dụ như layout artist (những họa sỹ thiết kế bố cục, ánh sáng và góc camera), storyboard artist (họa sỹ tạo khung hành động từ kịch bản), và background artist (họa sỹ vẽ phong cảnh chi tiết).

Trong những tác phẩm hoạt hình vẽ tay của Nhật Bản, chẳng hạn như những bộ phim của Hayao Miyazaki, “key animator” (nhà thiết kế chủ chốt trong vai trò tổng đạo diễn) xử lý cả hai phần : layout (bố cục khung nền) và key animation (những hành động quan trọng nhất). Một vài animator đến từ Nhật Bản, điển hình là Mitsuo Iso thậm chí còn tự mình chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiết của tất cả các cảnh.

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_5

Hayao Miyazaki – người đã mãi mãi thay đổi cái nhìn của thế giới về animation với những tuyệt tác như Spirited away, Howl’s Moving Castle, bên bàn làm việc tại studio Ghibli.

Với những tác phẩm có quy mô được sản xuất bởi các studio lớn, mỗi một animator lại có ít nhất một trợ lý. Đó là những “inbetweener” và “clean-up artist”. “Inbetweener” có nhiệm vụ dựng tiếp và chèn thêm các hình vẽ vào giữa những “key poses” (các dáng điệu chủ chốt của nhân vật) đã được thiết kế bởi animator nhằm đảm bảo số lượng hình ảnh đủ nhiều có được một sự chuyển động mượt mà và chân thực. Với những bản phác thảo bởi các animator nhưng quá thô và không thể sử dụng ngay, “clean-up artist” sẽ vào cuộc và vẽ lại các bản thô này một cách hoàn chỉnh. Thông thường, các nghệ sỹ trẻ muốn tiến thân vào ngành animation, lần đầu tiên được tuyển dụng sẽ làm việc trong những vai trò trợ lý kể trên, trước khi có thể được nâng cấp lên làm việc như một animator thực sự (đa phần là chỉ sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm từ một vài dự án đã hoàn thành).

[quote]2. Thách thức đối với Animator[/quote]

1. Để trở thành 1 animator

Ở Việt Nam hiện nay chưa có những chương trình đào tạo chính quy và riêng biệt cho lĩnh vực animation. Phần lớn các animator chuyên nghiệp (xây dựng animation đúng nghĩa chứ không chỉ làm chuyển động đơn thuần) ở Việt Nam hiện nay đều đã có quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài. Thiếu các giảng viên có kinh nghiệm thực tế, đặt nặng việc sử dụng các công cụ, trong khi kỹ năng tư duy và quy trình sáng tạo là nền tảng quan trọng lại đang thiếu sự bài bản, thực trạng ấy ở nước ta đang là những rào cản khó có thể nhanh chóng dỡ bỏ. Vì vậy, việc tự học là tối quan trọng nếu muốn phát triển sự nghiệp animator. Bên cạnh những kỹ năng sử dụng các phần mềm Graphic Design (Photoshop, AI,..) và phần mềm làm phim hoạt hình 2D + 3D (After Effect, C4D, Maya) thì kỹ năng vẽ tay, tư duy thiết kế, kiến thức về phim ảnh, camera, ánh sáng, nghệ thuật diễn xuất, nghệ thuật kể chuyện, diễn đạt ý tưởng bằng Storyboard cũng là những nền tảng cần sự chuẩn bị kỹ càng.

Các kỹ năng hoàn toàn có thể dần hoàn thiện qua học tập và rút kinh nghiệm nhưng câu chuyện đằng sau một cartoonist hay animator đều nằm ở tư duy và cảm nhận hình ảnh nhạy bén và sáng tạo. Nếu năng lực sáng tạo và tưởng tượng không phải là yếu tố bẩm sinh ở bạn, bạn sẽ cần đến các lớp học về tư duy hình ảnh.

2. Phạm vi công việc

Các nhà thiết kế hoạt hình – animator chủ yếu làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, video games, quảng cáo với nhiệm vụ tạo ra các chuyển động chân thật nhất có thể dựa trên một chuỗi hình ảnh. Animator là những nghệ sỹ tìm kiếm sự biểu đạt trong việc tái tạo lại các chuyển động, sự thay đổi trạng thái từ những quan sát thực tế để thổi hồn vào những khuôn hình vô tri.

Công việc của một Animator không chỉ xoay quanh việc làm cho một hình ảnh hay nhân vật chuyển động. Nếu nghĩ như vậy thì bạn chỉ mới là một người làm chuyển động thôi chứ không phải là một Animator đúng nghĩa. Animator có thể làm việc với các bản vẽ, phần mềm chuyên dụng hoặc các mô hình và những con rối, chụp ảnh từng giai đoạn của một chuyển động. Khi hình ảnh được xem ở tốc độ cao, các nhân vật của họ sẽ trông như thể đang di chuyển. Nhưng để những hình ảnh ấy có linh hồn và thực sự đang kể chuyện, đang cảm xúc, đòi hỏi sự tổng hòa rất nhiều các công đoạn, vị trí, bộ phận khác nhau trong cả đoàn làm phim. Animator phải điều phối tất cả các chi tiết ấy.

3. Tính chất công việc

Công việc của animator chỉ là một bộ phận trong toàn bộ quá trình sản xuất hoàn chỉnh nhưng lại là một bộ phận quan trọng bậc nhất và đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng các yếu tố âm thanh, ánh sáng, khung nền trong mỗi một chuyển động được xây dựng. Bởi vậy, thay vì một nghệ sỹ độc lập và được phép phóng túng trong ý tưởng và cách thức thiết kế như cartoonist, animator có tính chất công việc giống như một đạo diễn. Họ không chỉ định hình cụ thể cốt truyện, tạo dựng nhân vật và thiết kế những điểm mấu chốt của nội dung, mà còn chịu trách nhiệm khớp nối từng khung hình đã vẽ với âm nhạc, câu chữ, từng lớp hình nền và các hiệu ứng đặc biệt. Và đương nhiên là tổng thể kết cấu nêu trên phải thỏa mãn nhu cầu nội dung của nhà sản xuất.

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_6

Các animator của bom tấn Spider Man đang thảo luận về thiết kế thiết bị bắn tơ gắn trên cổ tay siêu anh hùng.

Một trong những tố chất quan trọng nhất của một nghệ sỹ hoạt họa là khả năng làm nổi bật ý tưởng chỉ bằng một lượng hạn chế từ ngữ và hình minh họa. Để làm được việc đó, các nghệ sỹ hoạt họa phải lột tả được những hành động đủ phóng đại để bộc lộ bản chất con người, tiếp thêm sức nặng bởi các từ ngữ sắc sảo. Những nghệ sỹ hoạt họa thành công nhất là những người đủ tinh tế và vững vàng để tự hình thành và phát triển cho mình một phong cách đặc biệt, khiến cho các tác phẩm của mình dễ dàng được nhận diện.

Còn để có thể trở thành một nhà thiết kế hoạt hình thành công, sự am hiểu và cảm nhận tinh tế về chuyển động là một yêu cầu bắt buộc, cụ thể là sự thấu hiểu về diễn xuất và những nguyên lý của ngôn ngữ cơ thể. Thay vì chú trọng phong cách sáng tác và một tuyên ngôn riêng trong nghệ thuật như cartoonist , animator lại cần có sự đào sâu ở phương thức tiếp cận mới với việc khai thác các kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

[quote]3. Cơ hội việc làm[/quote]

1. Môi trường làm việc

rgb.vn_animation_10

rgb.vn_animation_11

Không gian làm việc của animator dưới ánh đèn sáng

Không gian làm việc của các Animator là các văn phòng đủ ánh sáng hoặc ở các hãng phim. Vì phải làm việc trên khung ảnh động nên họ thường xuyên phải đứng trong thời gian dài dưới ánh đèn nóng của studio hoặc ngồi hàng giờ để vẽ ảnh trên bảng vẽ hoặc trên máy tính. Vì phải làm việc với cả một đội ngũ trong từng bước sản xuất nên các animator thường xuyên phải trao đổi ý tưởng với những vị trí khác. Đây cũng là một nhân tố gây áp lực không nhỏ nhất là trong bối cảnh phải hoàn thành theo tiến độ và đảm bảo trong phạm vi ngân sách cho phép.

2. Phát triển nghề nghiệp

Bên cạnh đó, ngành Animation tuy mới mẻ ở Việt Nam nhưng với nhu cầu bùng nổ và thị trường vô cùng rộng mở không chỉ ở trong nước mà còn cả những dự án lớn quốc tế, animator trở thành một nghề với mức lương hấp dẫn nhất trong toàn bộ ngành thiết kế công nghiệp. Đại diện Sparx Animation Studio – hãng sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng của Pháp cho biết: “Có những xưởng phim số lượng nhân viên lên đến 800 nhưng chủ yếu tập trung sản xuất game 3D , còn đối với những phim hoạt hình vốn phức tạp hơn thì hãng phải thuê nhân lực tại Việt Nam. Điều này cho thấy nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam trong lĩnh vực 3D được quốc tế đánh giá rất cao và đây sẽ là động lực đánh thức tiềm năng đam mê nghề nghiệp và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ”.

Animator có thể được thuê cho những vị trí ổn định trong các hãng phim, truyền hình và các nhà sản xuất video games, với thời lượng làm việc cũng giống như dân văn phòng, mặc dù đôi khi sẽ phải làm việc thêm giờ để đảm bảo đúng thời hạn. Tuy vậy, hiện nay đa số các animator đều ưa thích cách làm việc tự do như freelancer, bán thời gian hoặc ký kết những hợp đồng tạm thời (gắn với một dự án nhất định).

Về Cartoon, trong độ khoảng 10 năm trở lại đây thì ở Việt Nam có sự xuất hiện của rất nhiều những nhóm họa sĩ truyện tranh/hoạt hình/minh họa trẻ rất có tài năng như 2 anh Thành Phong – Khánh Dương, nhóm BRO, Idea Production, 4Leaf Studios… và không gian sáng tạo của các họa sĩ này cũng hết sức rộng mở và cởi mở, dần dà cũng đang tạo được 1 môi trường rất tích cực để các họa sĩ trẻ có thể tham gia, tự tìm lấy niềm yêu thích của bản thân, và phát triển thành một nghề được công nhận trong xã hội.

Cartoonist cũng có rất nhiều cơ hội làm việc cho các công ty quảng cáo, các nhà xuất bản sách và các ấn phẩm giáo dục, các công ty thiết kế thiệp và thậm chí là cả  chính phủ – những đối tượng có nhu cầu vô cùng lớn về các tác phẩm minh họa.

[quote]4.  Quá trình lao động của animator[/quote]

Cho đến nay có rất nhiều kỹ thuật dựng animation khác nhau đã được phát triển và áp dụng, loại hình kỹ thuật sẽ quyết định cách thức và đặc thù lao động của một animator. Có thể phân chia kỹ thuật trong thiết kế hoạt hình theo ba loại sau: animation truyền thống (có sự tham gia của những hình vẽ 2D bằng tay), kỹ thuật stop motion (sử dụng các mô hình tái hiện: con rối, nhân vật bằng đất sét, lego, hay thậm chí là sự diễn xuất của con người rồi kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh), và cuối cùng là computer animation (thiết kế với các phần mềm đồ họa trên máy tính, tiêu biểu là vẽ đồ họa 3D CG).

 rgb.vn_animation_12

rgb.vn_animation_13

rgb.vn_animation_14

Và video dưới đây chính là quá trình chuẩn bị phim hoạt hình Zero với việc tái hiện nhân vật bằng chất liệu len và đất sét hết sức kì công từ những nhà sản xuất.

[vimeo]http://vimeo.com/8452412[/vimeo]

Do tiến trình chuyển đổi không ngừng từ kỹ thuật hoạt hình 2D truyền thống sang kỹ thuật đồ họa vi tính 3D, công việc thuở sơ khai của một animator là vẽ lại cùng một khuôn hình ít nhất 24 lần cho một giây chuyển động giờ được thay thế bằng nhiệm vụ mới: phát triển hàng tá (thậm chí hàng trăm) khung hình chuyển động cho từng bộ phận khác nhau của một nhân vật. Công việc của một animator chỉ bắt đầu khi nhân vật đã được xây dựng hoàn chỉnh (sau một loạt công đoạn thiết kế: từ bản vẽ 2D của các nghệ sỹ visual development, phát triển chiều sâu 3D của modeler đến vẽ màu và xây dựng những cấu trúc bề mặt phức tạp của các nghệ sỹ texture, xác lập không gian chuyển động bởi đạo diễn kỹ thuật và cả bố cục và phông nền cũng được hoàn thành bởi layout artist). Mọi chất liệu trong khung cảnh đều đã sẵn sàng khi được giao đến tay của animator chỉ còn chờ sự nhào nặn để có được những chuyển động chính xác trong các chi, cơ bắp và biểu cảm khuôn mặt.

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ON1hgps3qGE[/youtube]

Inside Out: Behind the Scence

 rgb.vn_animation_15

rgb.vn_animation_16

rgb.vn_animation_17

Frozen – Behind the scences

Đến đây, vai trò của những nhà thiết kế hoạt hình trên máy tính cũng có những khía cạnh trùng lặp với những gì mà người tiền nhiệm của họ với kỹ thuật dựng animation truyền thống vẫn làm: tạo dựng những cảnh chuyển động trên những bản nháp storyboard của các nghệ sỹ nội dung và khớp cử động của môi và miệng nhân vật với các đoạn đối thoại được hoàn thành bởi biên kịch và các diễn viên lồng tiếng. Kể cả có những ràng buộc đó, các animator vẫn có không gian đáng kể để vận dụng những kỹ năng nghệ thuật cá nhân và toàn quyền phát triển những chuyển động của nhân vật, giải quyết mục tiêu của mỗi cảnh theo góc nhìn của mình.

Mỗi cảnh khi được dựng xong sẽ được chuyển vào qua quá trình “sweet box” – các animator sẽ nhận phản hồi từ đạo diễn, nhà sản xuất trước khi cho ra những dữ liệu cuối cùng để bước vào giai đoạn render rồi edit và lắp ráp thành đoạn phim hoàn chỉnh bởi biên tập viên.

[quote]Kết luận[/quote]

Thế giới Animation ở Việt Nam là một thế giới đa màu thú vị, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký tham gia talkshow Design8 #06: Để thành công với thiết kế ngay để có cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ với những con người có cùng chung một đam mê đồng thời học hỏi những bài học và tám chuyện cùng Leo Dinh – Founder/CEO Red Cat Motion.

rgb_congvieccuaanimationtrongthoidaiso_2

Nguồn: designs.vn | Biên tập bởi Châu Lai và Minh Hoa | Ban biên tập RGB
Xin ý kiến tác giả khi đăng tải lại bài viết.

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!