Bạn sắp có buổi thuyết trình, đây là 4 cách để vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông

“Chúc mừng! Anh sẽ trở thành diễn giả trong buổi hội nghị hoành tráng lệ hôm đó nha!” – Thôi chết, đã 1 tháng nghe câu đó trôi qua rồi mà tay vẫn đổ mồ hôi con mồ hôi mẹ quá trời nè. Vậy phải làm sao bây giờ?

Tác giả bài viết, Liv Siddall chia sẻ: “Cách đây 2 tuần, tôi thức dậy trong phòng, mở điện thoại ra đã 7 giờ sáng. Vậy là còn 6 tiếng nữa tôi sẽ có một cuộc họp với 1 rapper nổi tiếng và hẳn là show sẽ được livestream qua kênh xã hội với khoảng 24 triệu lượt theo dõi. Thế là người tôi cứ run bần bật, cảm giác tưởng tượng như có người sắp ập vào phòng và giết chết mình để tôi khỏi phải đi dự cuộc họp ấy đó.” Cùng RGB tìm hiểu một số bí quyết để trở tên tự tin hơn trong những buổi thuyết trình nhé!

rgb_creative_presentation_4_cach_vuot_qua_noi_so_dam_dong

Tôi cũng không biết vì sao cảm giác này vẫn cứ tiếp diễn. 8 năm qua tôi đã tổ chức hàng nghìn sự kiện trong giới sáng tạo, đọc những bài thuyết trình dài hang giờ trước mặt hơn một nghìn người. Thế nhưng, bằng lý do gì đó, tôi vẫn chưa thể vượt qua cảm giác bồn chồn để có thể đứng trước đám đông và nói-chuyện-như-bình-thường. Hầu hết chúng ta là những kẻ lậm công nghệ, nhà văn, nghệ sĩ ngại giao tiếp xã hội chứ không phải là diễn viên.

Ở Copenhagen, tôi cố gắng làm đúng việc của mình, và đó cũng là điều khiến tôi sợ hãi. Sợ một thứ gì đó sắp sụp đổ, một thứ gì đó tồi tệ sắp diễn ra mà khôngcó căn cớ thể giải thích, rồi đến việc sợ hãi bài thuyết trình của mình quá dài, quá ngắn, quá nhàm, quá cũ, quá xàm. Vâng, là đủ thể loại sợ hãi đấy!
Thế nhưng, khi đồng hồ gõ boong, đã tới lúc nhấc mông lên sân khấu, trán và long bàn tay đổ đầy mồ hôi, lấy hết sức bình sinh “bắn” bài thuyết trình nhanh như tên bay, khan giả vỗ tay, và thế là xong.

Thế nhưng tôi đã muốn tìm hiểu them về nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, vì thế tôi quyết định kết nối đến những người làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo và xin xỏ những mách nhỏ để vượt qua nỗi sợ này.

[quote]1.    Xem việc nói trước công chúng như là một kỹ năng nghề nghiệp, không phải là nguy cơ gây bẽ mặt.[/quote]

Danielle Pender, người sáng lập và tổng biên tập tạp chí Riposte, là một trong những người thực sự rất ghét nói trước công chúng nhưng công việc bắt buộc cô phải duy trì điều đó. “Bài thuyết trình hoành tráng đầu tiên mà tôi từng làm là tại một hội thảo biên tập ở Munich trước 600 người,” cô nhớ lại. “Trong nhiều tuần, cứ nghĩ đến buổi thuyết trình là tôi cảm thấy mệt mỏi, tôi mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị và tập dợt không ngừng nghỉ với sự hỗ trợ của viên thuốc Kalms (* một loại thuốc an thần). Tôi đã rất lo lắng, sau đó thì bị phát ban, và trong lúc đó, tôi nghĩ chắc mình đổ bệnh trước khi lên sân khấu mất. ”

“Tôi buộc bản thân mình làm điều đó để quen dần, mặc dù có thể nói nó là một kiểu tra tấn,” cô nói thêm. “Tôi không phải lúc nào cũng cảm thấy phấn chấn, nhưng vẫn hạnh phúc đôi khi, là vì bản thân đã hoàn thành được điều mình không phải sinh ra để hoàn thành.

[quote]2.    Nên tập trung vào sân khấu[/quote]

rgb.vn_public-speaking-01

Tương tự, phó tổng biên tập tạp chí Gal-Dem, Charlie Cuff thừa nhận cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt toàn bộ dây thần kinh của mình vào một bên hoàn toàn là vì cô nhận thức được giá trị và tác động của việc nói chuyện trước công chúng. “Một điều tôi đã mài dũa qua rất nhiều năm là tìm cách kể một câu chuyện theo cách trực tiếp nhất, gạt bỏ những thứ nhàm chán, không liên quan mà chỉ giữ lại những yếu tố cốt lõi.

[quote]3.    Giữ vững tinh thần.[/quote]

Will Hudson, đồng sáng lập của It’s Nice ThatLecture in Progress đã có những phát biểu tại các sự kiện và các hội nghị của các diễn giả trong ngành sáng tạo từ năm 2007. “Nam ca sĩ Bruce Springsteen khi được hỏi rằng anh ta có lo lắng không và anh ta trả lời rằng, đó là cảm giác mà bạn luôn phải vượt qua: bụng cồn cào, tim đập thình thịch, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, và đó chính là vì cơ thể anh đang nói rằng anh đã sẵn sàng. Sẵn sàng bước lên sân khấu và làm điều mà anh ta thực sự rất giỏi. ”

[quote]4.    Và cuối cùng là những mách nhỏ không nên làm khi đứng trước công chúng.[/quote]

rgb.vn_public-speaking-02

Ông Bingo, một giảng viên về nghệ thuật vẽ tranh minh họa đã tham dự trên dưới 50 cuộc đàm phán vào năm ngoái. “Tôi đã có những phát biểu tại các hội nghị lớn, các buổi gặp mặt trong giới sáng tạo ở địa phương và tại các công ty như Channel4, BBC và Universal Music. Năm nay, tôi tự nhủ rằng mình sẽ giảm thời gian dành cho việc diễn thuyết và đầu tư hơn vào công việc, thế nhưng cảm giác được diễn thuyết thực sự gây nghiện và tôi thực sự thích nó. Và sau chuyến lưu diễn vòng gần 8 năm, dưới đây tôi viết lên danh sách những điều cần tránh:

–       Đừng chỉ nói về công việc: Mọi người đã nhìn thấy công việc của bạn trên các kênh truyền thông rồi, vì vậy việc đem những thứ đó lên sân khấu thì có hơi dư thừa.

–       Đừng khoe mẽ bề nổi: Nói với khán giả về những điều tồi tệ. Những thất bại và tình huống dở khóc dở cười khiến bạn trông “con người” hơn, đáng tin hơn, thật hơn.

–       Đừng dính mắt vào slide thuyết trình: Thực tế, nếu thuyết trình mà không cần nhìn slide thì tuyệt vời không còn gì bằng. Ngôn từ nên truyền tải từ miệng của diễn giả chứ không nên được đọc bằng mắt của khán giả.

Thấy không? Dễ ợt ấy mà. Chỉ cần nhớ được những điều nên và không nên, bạn sẽ cảm thấy ổn thôi. Vấn đề chính là bạn cần lắng nghe những chuyên gia đi trước, dù gì thì bạn vẫn phải trải qua hiệu ứng đổ mồ hôi tay trước khi lên sân khấu đó thôi. Việc cảm thấy bồi hồi chả có gì sai hết, điều đó có nghĩa là bạn không quá ỷ y và tự mãn mà thôi.

 Dịch & Biên tập: An Du – RGB
Theo: Liv Siddall – 99u

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!