Bí kíp sáng tạo với phong cách Retro

Hãy bước vào cỗ máy thời gian và để lịch sử khơi nguồn cảm hứng cho các thiết kế của bạn.

Thiết kế đồ họa đương đại thường lấy cảm hứng từ thiết kế đồ họa thời đại cũ hay phong cách cổ điển. Thật vậy, nguồn cảm hứng có thể được tìm thấy ở cả các tài liệu tham khảo về văn hóa và mĩ thuật của những thiết kế trong quá khứ, nhưng cách ứng dụng tốt nhất là được thiết kế lại và nâng cấp lên thay vì sao chép hay bắt chước. Điều đó có nghĩa là nhìn vào quá khứ để tham chiếu và tạo sự tương quan với hiện tại.

Vì vậy, còn chần chừ gì mà không cầm lấy giấy và bút cùng RGB, vì chúng ta sắp lội ngược dòng thời gian. Hãy cùng nhìn lại những thiết kế đồ họa của 150 năm trước từ năm 1850 đến 2000 và cách chúng ta có thể mang đến sức sống mới cho tác phẩm sáng tạo của bạn với phong cách retro.

[quote]01.  Thời đại Victorian (1850—1900)[/quote]

Thiết kế đồ họa trong thời Victorian mạnh về typography và quan điểm “càng nhiều càng tốt” khá phổ biến thời bấy giờ. Đặt tên theo triều đại của nữ hoàng Victoria, thời đại Victorian (và Cách mạng Công nghiệp trước đó) chứng kiến nhiều sự thay đổi trong sản xuất và chế tạo cũng như sự thay đổi về kinh tế và xã hội.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Letterology 2: B/I/D 3: Letterology

Nhiều công nghệ mới giúp cho việc in ấn và giấy trở nên dễ dàng chi trả hơn và các doanh nghiệp tận dụng thiết kế đồ họa cho lợi ích thương mại. Những người sáng tạo kiểu chữ phát triển thêm nhiều typeface và lettering mới và dùng chúng trên khắp các poster, quảng cáo, tạp chí cũng như tất cả các chất liệu in khác với gu thẩm mĩ phức tạp, đối xứng và nhiều hoa văn, họa tiết.

The Brand Bean

Khơi nguồn cảm hứng từ thiết kế thời Victorian:

  • Tạo bố cục dày đặc nhưng phải đảm bảo tính đối xứng
  • Thử nghiệm với các typeface trang trí hoặc viết tay
  • Thêm đổ bóng, đường viền và chăm chút chi tiết cho chữ
  • Kết hợp chữ và hình ảnh như một tác phẩm nghệ thuật

Thiết kế đồ họa phong cách Victorian là sự lựa chọn phù hợp cho quán cà phê có tên “Victoria” và có nhiều chi tiết độc đáo và sáng tạo bên trong thiết kế. Logo màu nâu The Victoria Brown của The Brand Bean có bố cục đối xứng, typography đặc biệt và hình thức hoa hòe và trên đầu có một chiếc vương miện.

Mr. Cup

Lịch in dập nổi của Mr. Cup là cách thể hiện hiện đại của thiết kế đồ họa thời Victorian với những đường góc cạnh và hình học đối xứng tỏa ra từ tâm. Họa tiết không được làm nổi sẽ lấp kín trang giấy và theo mắt thường có thể thấy, nó trông vừa phải hơn nếu để màu đen.

[quote]02. Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ (Những năm 1870—1910)[/quote]

Nếu bạn nghĩ thiết kế đồ họa thời Victorian có nhiều họa tiết? Vậy là bạn lại chưa thấy đủ đâu. Phong trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ là một phản ứng chống lại tính sản xuất hàng loạt và hàng thứ phẩm của Cách mạng Công nghiệp.

Được dẫn đầu bởi William Morris, những người cùng chí hướng đề xuất quay lại với thiết kế thủ công, dùng đúng bản chất vật liệu và niềm vui trong lao động. Họ sử dụng quá trình sản xuất truyền thống và dùng thiên nhiên và yếu tố lịch sử để tạo nên họa tiết và nguồn cảm hứng.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Đại học Glasgow 2: Artyfactory 3: William Morris

Khơi nguồn cảm hứng từ thiết kế Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ:

  • Sử dụng bảng màu từ thiên nhiên
  • Tạo họa tiết dày đặc với các hoa văn, họa tiết đan cài chéo nhau và các dạng uốn lượn
  • Tả thực các kiểu hoa lá cành
  • Sử dụng typeface in đậm và kiểu thời trung đại
Dana Tanamachi

Dana Tanamachi là một nghệ sĩ vẽ chữ và là nhà thiết kế sở hữu kỹ năng vẽ phấn trong các quán bar, café và nhà hàng khắp New York. Bức tường này dày đặc nét phấn vẽ những họa tiết hoa lá đan cài với nhau không chỉ lấp chỗ trống giữa những con chữ mà còn cũng biến tấu những con chữ đấy.

Studio Ahamed

Bộ nhận diện vườn rau củ hữu cơ Puree của Studio Ahamed không có những họa tiết dày đặc giống nhau nhưng nó tả thực các loại rau củ quả trong đời sống và sử dụng bảng màu từ thiên nhiên. Kết quả là trông mọi thứ ngon mắt và có thẩm mỹ.

[quote]03. Art Nouveau – Tân nghệ thuật (Những năm 1880—1910)[/quote]

Tân nghệ thuật thường được hiểu như việc diễn tả một sự mô tả méo mó của tự nhiên. Trên thực tế, Tân nghệ thuật là một biểu hiện của sự thay đổi tâm lý – và nỗi lo âu – diễn ra vào lúc chuyển giao của thế kỷ hai mươi và nhiều thiết kế lượn sóng, uốn lượn phản ánh tình trang thay đổi liên tục.

Có nhiều phát hiện và công nghệ mới cũng như nhận thức của thế giới đã được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, đàn ông cảm thấy bị đe dọa bởi những người phụ nữ hiện đại ngày càng tự do nghiên cứu, học tập, làm việc và chạy xe đạp (nếu bạn có thể tin nó) và họ đại diện cho người phụ nữ trong tình trạng chèn ép.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Britannica 2: Citrinitas 3: Taringa

Khơi nguồn cảm hứng từ thiết kế Tân Nghệ thuật:

  • Nhấn mạnh đường nét, các hình thù trừu tượng và tạo thiết kế phẳng, hãy tham khảo truyền thống Nhật Bản
  • Sử dụng đường cong, lượn sóng và hình dạng có thể biến đổi, di chuyển và tan chảy
  • Thiết kế nên có chủ đề
  • Miêu tả khuôn mặt người phụ nữ
Juan Hernaz

Bìa cuốn sách Ancient Tales of Japan – Truyện cổ Nhật Bản của Juan Hernaz được khơi nguồn từ những ảnh hưởng của thiết kế Nhật Bản phổ biến trong suốt thời đại Tân nghệ thuật. Chữ “C” và “J” trong tựa đề chuyển thành dạng tự nhiên; hoa mọc lên từ đáy bìa; và một chú chuồn chuồn (biểu tượng phổ biến của phong trào nghệ thuật thời này) bay ở trên góc phải.

Martin Sitta

Bộ nhận diện cho sản phẩm Violette Chocolatier có đặc điểm gồm nhấn mạnh hình dạng dễ chuyển hóa, đặc điểm online và khuôn mặt người phụ nữ nằm trong logo. Nhà thiết kế Martin Sitta nói rằng nó được gợi hứng từ tác phẩm Alphonse Mucha, một họa sĩ Tân nghệ thuật có những poster và quảng cáo đặc biệt miêu tả khuôn mặt xinh đẹp của người phụ nữ và những đường nét xoắn. (– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)

[quote]04. Dada (Những năm 1910—1920)[/quote]

Dada là phong trào nghệ thuật tiêu cực dùng để tập trung chống chiến tranh.

Đối với các họa sĩ Dada, chiến tranh là vô nghĩa, nó dấy lên câu hỏi về xã hội họ đang sống và do đó đưa đến những câu hỏi cho nghệ thuật của họ. Các họa sĩ Dada tìm kiếm những giá trị truyền thống trong nghệ thuật để phá hủy chúng thay thế bằng cái mới.

Họ thử nghiệm chỉ đạo một cuộc cách mạng typography chống lại “những cuốn sách lỗi thời chỉ toàn những khái niệm ghê tởm và ngu ngốc” và kết quả những trang giấy với hình ảnh và kiểu vẽ chữ tự bộc phát cố tình “tăng thêm sức mạnh của ngôn từ”.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Kdan 2: Libcom 3: Lịch sử ngành Thiết kế

Khơi nguồn cảm hứng từ Dada:

  • Thử nghiệm với typograhy, bố cục và khoảng trắng
  • Phá vỡ luật lệ và không tuân theo khuôn mẫu nào
  • Cắt xén hình ảnh, vé, báo và các tài liệu in khác rồi dán chắp vá lại
  • Đặt câu hỏi và phá vỡ nghĩa bằng cách kết hợp đa dạng ảnh và chữ
Lauren Golembiewski

Đặt câu hỏi là những gì các họa sĩ Dada đã làm và thiết kế bao bì của Lauren Golembiewski đã thể hiện ra ngay trên cái hộp: Yêu cấu mùi vị! (Question taste!) Thiết kế khai thác khoảng trắng, thực nghiệm lettering và chắp vá ảnh và mỗi chai trông đầy hương vị với một cái tên vô nghĩa.

Romério Castro

Ý tưởng cho poster này đặt ra câu hỏi khu vực của Vila Madalena ở Sao Paulo có ý nghĩa gì với con người. Kết quả cuối cùng là truyền tải đa dạng những sự kiện văn hóa nghệ thuật ở khu vực và do đó nó bị ảnh hưởng bởi công việc thực nghiệm của các họa sĩ Dada.

[quote]05. Avant Garde (Những năm 1920—1930)[/quote]

Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh là một thời đại đổi mới và thuật ngữ Avant Garde được dùng để chỉ người và tác phẩm đến từ giai đoạn này. Thực vậy, các họa sĩ thực nghiệm đã gây chấn động và thúc đẩy giới hạn của thiết kế.

Ở Netherlands, tập hợp nghệ sĩ De Stijl đã trừu tượng hóa và tối giản hình dạng và màu sắc để thể hiện ý nghĩ duy tâm mới của sự hòa hợp về tinh thần và trật tự.

Ở Nga, nhà thiết kế Kiến tạo kết nối nghệ thuật với công nghệ mới và hệ tư tưởng chính trị để giúp xây dựng tình thế mới mang tính cách mạng.

Ở Đức, Bauhaus đề xuất kết hợp nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ và công nghiệp để thiết kế mặt hàng tốt hơn cho số đông.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Đại học Ferrara 2: The Creators Project 3: Wikimedia 4: Kvetchlandia

Truyền cảm hứng bởi thiết kế Avant Garde:

  • Ưu tiên hình dạng và đường nét hình học cứng rắn
  • Dùng bảng màu bão hòa và màu cơ bản
  • Kết hợp các mảng miếng chắp vá với nhau
  • Tạo typography lớn và đậm để truyền tải thông điệp
Rocket and Wink

Rocket and Wink có bảng màu đậm và tối giản ngay trên sản phẩm thiết kế của German Haus. Hơn nữa, được gợi hứng từ Bauhaus, thiết kế bao gồm các dạng hình học – hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hình tròn và sử dụng hiệu ứng ở tất cả các yếu tố của bộ nhận diện .

Yannuck Buchs

Thiết kế bìa CD (chưa chính thức) của Yannuck Buchs được khơi nguồn từ tác phẩm của các nhà Kiến tạo Nga với màu đỏ, đen và trắng; những đường hình học lớn chia cắt hình dạng hình vuông và các yếu tố chắp vá trắng và đen.

Krzysztof Iwanski

Krzysztof Iwanski có portfolio công việc ấn tượng vô cùng với sự chọn lựa tuyệt vời những poster trừu tượng và đậm nét lấy cảm hứng từ Avant Garde. Poster này là một nghệ thuật cắt dán các hình ảnh đen trắng, màu bão hòa và từng khối cụ thể nhưng vẫn tôn trọng những khoảng trắng trên  trang giấy.

[quote]06. Phong cách Art Deco (1920s—1930s)[/quote]

Xuất hiện trong cuộc Đại suy thoái những năm 1920, Art Deco có mục đích ban đầu là thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ. Art Deco sinh ra tại Pháp, nơi sản phẩm cao cấp được xem như cứu cánh cho sự phục hồi kinh tế trong ngắn hạn. Những nghệ nhân Pháp đã dùng những nguyên liệu kì lạ, phục hồi kĩ thuật gia công truyền thống và kết hợp nền văn hóa truyền thống với văn hóa các nước thuộc địa để tạo nên những sản phẩm độc nhất vô nhị.

Khi phong cách Art Deco lan đến Mỹ, các nhà thiết kế áp dụng hình ảnh của máy móc, thành phố và yếu tố kinh tế để tạo ra phong cách mới, phù hợp với cuộc sống và kinh tế hiện đại.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Vogue 2: Dieselpunks 3: Decolish

Khơi nguồn cảm hứng từ Art Deco:

  • Kết hợp các hình khối và hiệu ứng chùm ánh sáng
  • Thiết kế các hình khối về phong cách phẳng, 2D
  • Tham khảo các tòa nhà chọc trời, máy móc, phương tiện giao thông và những hình ảnh phong cách nhạc Jazz
  • Tạo những bề mặt sáng chói như được mạ vàng.
Thread Design

Art Deco có mặt trên toàn thế giới những thập niên 20s và 30s, gồm cả Thượng Hải, đặc biệt là đường Donghu. Thread Design thiết kế theo phong cách Art Deco cho nhà máy bia Thượng Hải tọa lạc trên đường Donghu cũng vì lí do này. Thiết kế đậm phong cách Art Deco thể hiện những đường nét vàng kim của các tòa nhà trên nền là những màu sắc thể hiện sự giàu sang.

Murmure

Phong cách Murmure chọn thiết kế cho lễ hội âm nhạc điện tử của Nördik Impakt tạo nên ấn tượng ngay cái nhìn đầu tiên, như phong cách Art Deco vậy. Thiết kế hiện đại và tinh tế này ánh lên màu vàng kim lấp lánh và những tòa nhà được tối giản thành các hình khối tan biến dần xuống cuối trang.

[quote]07. Phong cách Quốc Tế (1950s—1960s)[/quote]

Bạn có biết kiểu sắp xếp dạng font như Helvetica từ đâu ra không? Chuyện kể rằng, phong cách Quốc tế ( còn gọi là phong cách Thụy Sĩ) là mưu cầu sự tối giản, thu nhỏ và độ chính xác sau tình trạng hỗn loạn của thế chiến thứ 2.

Trong những thập niên 50s và 60s, các designer của Thụy Sĩ nâng cấp mô hình lí tưởng của Avant Garde và thử nghiệm với typography và photomontage (cắt dán hình ảnh). Họ xem các designer như những nhà giao tiếp không có cảm xúc cá nhân.

Thậm chí, phong cách này thể hiện quan niệm “ tốt ghỗ hơn tốt nước sơn” với việc tạo ra một ngôn ngữ đồ họa phổ quát, có tính chất và có mục tiêu.

theo chiều kim đồng hồ: 1: Design is History 2: Fonts in Use 3: Print Mag

Khơi nguồn cảm hứng từ phong cách Quốc Tế:

  • Dùng font chữ không chân, như Helvetica
  • Kết hợp photography vào các minh họa hoặc hình vẽ
  • Dành ra rất nhiều khoảng trống trong thiết kế
  • Dùng grid khi lên bố cục và lay out không đối xứng
The Negra

Chìa khóa thành công nằm ở sự đơn giản và rõ ràng. Với quan điểm “càng ít càng chất” – “less is more”, The Negra thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu tối giản và hiện đại, thể hiện đúng tinh thần môi trường làm việc của studio Cm2. Thiết kế nhấn mạnh vào phần typhography và bố cục layout với bảng màu đen trắng.

Abbas Mushtaq

Abbas Mushtaq thiết kế concept cho giải Wimbledon Tennis Championship với font đậm và dễ đọc, cho rất nhiều khoảng trống, hình chụp và một bảng màu cực kì đơn giản. (– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)

[quote]08. Phong cách Mid-century (1950s—1960s)[/quote]

Chiến tranh thế giới II kết thúc, nước Mỹ đón chờ một cuốc sống tươi đẹp với nhiều hy vọng. Các designer dựa trên các hình mẫu từ châu Âu và thêm vào tâm trạng lạc quan bấy giờ để có những thiết kế tươi sáng, đầy màu sắc và sống động để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Design Taxi 2: Design Taxi 3: Modular4kc 4: Designer’s Library

Khơi nguồn cảm hứng từ Mid-century:

  • Dùng bảng màu tươi sáng và sinh động.
  • Tạo ra nhiều khoảng trống để thiết kế được nhẹ mắt
  • Dùng những hình ảnh hài hước và giàu biểu cảm
  • Tạo những bố cục sống động và lộn xộn.
Ivan Aguair

Xe hơi gỗ đã có một thời kì huy hoàng trước xe nhựa, vì thế Ivan Aguair đã tạo ra một bao bì truyền cảm hứng bởi thời kì này. Thiết kế những xe ô tô Mỹ này đầy màu sắc và tính trừu tượng đã thể hiện được cả tốc độ và chuyển động.

Vicki Turner

Vicki Turner có một phong cách rất gần với Mid-century. Thể hiện rõ nhất là trong tác phẩm của Alexander Girard. Phong cách tỉ mỉ và nhỏ gọn cùng với các hình khối mạnh mẽ, kết hợp màu sắc sống động và mang phong cách nghệ thuật truyền thống.

[quote]09. Ảo giác thức thần Psychedelic (1960s—1970s)[/quote]

Các ảo giác Psychedelic (thức thần) lấy cảm hứng từ sự phổ biến của các loại thuốc gây ảo giác mạnh trong thập niên 60s và 70s. Chính xác là từ những thế hệ sinh ra sau chiến tranh (TG II), họ nghi ngờ các giá trị vật chất và bảo thủ của nước Mỹ ,kết quả dẫn đến một cuộc cách mạng của giới trẻ đầy sự nổi loạn và đầy trải nghiệm.

Với các lễ hội âm nhạc – dĩ nhiên sẽ dùng chất kích thích- là một đặc điểm nổi bật của bối cảnh xã hội, graphic designer thể hiện các cảm xúc “xõa tới bến” với màu sắc mạnh, các hình và đường xoắn ( giống phong cách của Art Nouveau), và cực kì khó đọc.

Cảm hứng từ Psychedelic:

  • Dùng bảng màu đậm và đối lập nhau
  • Không để bất kì khoảng trống nào
  • Kết hợp các khuôn mặt
  • Tạo hình vẽ bằng các đường xoắn gây cảm giác chuyển động và mờ ảo.
Homero Guerra

Hãy nhìn menu của Trippy Taco. Thiết kế dùng nhiều màu neon sáng và các đường lượn sóng đang khiến bạn hoa mắt phải không?

One Horse Town

Một tác phẩm psychedelic khác rất đẹp của One Horse Town đã dùng quảng cáo cho những concert của The Black Keys. Không có một khoảng trống nào và các hình ảnh tạo ảo giác chuyển động. (– Bài viết do RGB thực hiện. Vui lòng liên hệ tác giả và rgb.vn khi đăng tải lại bản dịch này)

[quote]10. Phong cách Hậu hiện đại – Postmodernism (1970s—1980s)[/quote]

Thiết kế postmodern ( hậu hiện đại) là gì? Cơ bản là sau khi kỉ luật và nguyên tắc thống trị thiết kế hiện đại, designer theo phong cách Hậu hiện đại quyết định vất hết tính hình thức và nghiêm túc đi, thay vào đó là những thiết kế mạnh mẽ, hào nhoáng và tạo nên cơn sốt.

Theo chiều kim đồng hồ:1:Design Observer 2: AIGA 3: Postmodernism Graphic Styles 4: Design Observer

Khơi nguồn cảm hứng từ Postmodernism:

  • Kết hợp càng nhiều màu tông sáng càng tốt
  • Bỏ hết các quy tắc và thiết kế theo kiểu nào bạn muốn
  • Cắt dán và kết hợp hình ảnh tùy hứng
  • Hướng thiết kế đến đối tượng phổ biến nhất
Eric Yankher

Chân dung Kanye West trên tạp chí Printed Pages  theo phong cách postmodernism rất ấn tượng phải không nào? Eric Yankher đã thiết kế theo cảm hứng phong cách của Dada và Avant Garde đấy. Ông cho rằng “ Khả năng nhận ra người nổi tiếng từ những bộ phận xếp chồng lên nhau có lẽ là điều duy nhất tách con người khỏi sự khó chịu”

Office Milano

Bộ văn phòng phẩm của thương hiệu Write Sketch & (WS &) là cách Office Milano tỏ lòng kính trọng tới Memphis, nhóm thiết kế hậu hiện đại ngoài Italy. Màu sắc pastel tươi sáng là điểm nhấn, cũng như các đường và hình dạng thể hiện không gì hơn ngoài niềm vui thẩm mỹ thuần túy.

[quote]11. Phong cách Grunge (1990s)[/quote]

Thời kì nhạc Grunge sản sinh rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Nirvana, Pearl Jam, Stone Temple Pilots cũng như ảnh hửng mạnh mẽ đến thiết kế. Cách Grunge đối nghịch với màu sắc sặc sỡ của postmodernism cũng giống phong cách kì lạ của postmodernism đối nghịch với sự thực dụng của modernism vậy.

Phong cách này có sự mô tả nghiêm túc và thực tế cuộc sống với những vết đất bụi, hình ảnh mờ ảo, icon vỡ nát và texture lộn xộn. Một bậc thầy của phong cách này là David Carson, với những typography, hình background và texture ấn tượng.

Theo chiều kim đồng hồ: 1: Cvltnation 2: Cvltnation 3: Cvltnation 4: Kamilgraphic

Cảm hứng từ Grunge:

  • Dùng một bảng màu tông trầm
  • Thử thách với ảnh mờ và méo mó
  • Dùng các texture và chi tiết bụi bặm nhưng bụi hay giọt nước
  • Kết hợp các yếu tố viết tay và những typho không đồng đều
Munster Studio

Ban nhạc Mudhoney đến từ Seattle, thủ phủ của nhạc Grunge, cũng như phong cách âm nhạc của họ. Đó là lí do poster này là sự kết hợp méo mó của màu trầm, typography lởm chởm và hình ảnh hơi kinh dị.

Marissa Passos

Thiết kế ấn phẩm về Thomas Edison này typo viết tay nguệch ngoạc và texture, hình ảnh xếp chồng lên nhau. Kết quả là một thiết kế, mà theo như tác giả Marissa Passos, đã “ phá vỡ quy tắc và là một cuộc cách mạng”

[quote]Đến lượt bạn rồi![/quote]

Xu hướng luôn có tính tuần hoàn, hãy tham khảo những phong cách cũ nhưng bạn cần sáng tạo, không phải bắt chước. Lưu ý cuối là nên áp dụng những phong cách này chỉ khi nó phù hợp với ý nghĩa thiết kế bạn muốn truyền tải nhé.

Tác giả: Rebecca Gross|Biên dịch: Thương Thương & Amira|Ban biên tập RGB.vn 
Liên hệ tác giả khi đăng tải lại bài viết này |ideas@rgb.vn