Biến Những Điều Giản Dị Đời Thường Thành Cảm Hứng Nghệ Thuật

Ba nhà sáng tạo dưới đây đã lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày của mình để nâng tầm thành những giá trị to lớn hơn.

Nguồn cảm hứng thường như một tia sét đến một cách bất ngờ. Trong hiện thực, nó có thể đến từ những điều rất giản dị, từ những đồ vật, cảnh trí và mối quan hệ cá nhân hàng ngày.

Điều này không nói lên được rằng: những tác phẩm sáng tạo như vậy thì ít mang giá trị mạnh mẽ hoặc ít tham vọng hơn – như cách ba nghệ sĩ dưới đây là minh chứng cho điều đó.

***

Pui Wan Lim: Khắc họa lại một thành phố đã mất

Pui Wan Lim đã học về nghệ thuật thu nhỏ (hoặc nghệ thuật tiểu cảnh: miniatures) khi còn là thiếu niên vào năm 2009 sau khi chị của cô cho mượn một quyển sách về loại hình nghệ thuật này. Niềm đam mê của cô đến ngay lập tức; mỗi tuần, cô đều dành hàng giờ để lùng sục các diễn đàn trên internet tìm kiếm những kỹ thuật mới. Nhiều nghệ nhân trong lĩnh vực này đều đến từ Nhật Bản, nhưng Lim – một người sống tại Kuala Lumpur đã tìm tiếng thấy tiếng nói riêng của mình.

Với số tiền dành dụm được từ công việc phục vụ bán thời gian, Lim đã mua đất sét và công cụ. Cô tham gia cuộc thi đầu tiên khi vẫn còn học trung học. Cuộc thi thứ hai, cô đã tái tạo lại mô hình cửa hàng tạp hóa bán bánh kẹo yêu thích của mình – nơi cô thường xuyên đi ngang qua khi bắt xe buýt.

Lim tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng trong suốt thời đại học, cô bay đến Nhật Bản để mua nguyên vật liệu – những thứ không tìm được ở Malaysia. Cô đam mê sự tinh xảo của cả quy trình: “Khi bạn dành thời gian làm một việc gì đó, bạn thấy mình phát triển từ số 0 đến số 1, sau đó tự khám phá những kỹ năng mới vô cùng hay ho…quá trình thử nghiệm và hoàn thành luôn mang đến cảm giác thỏa mãn.”

Hiện tại, cô làm việc miniatures này như công việc toàn thời gian. Nguồn cảm hứng cứ lớn lên theo từng ngày, và khi sự nghiệp càng phát triển, Lim nhận ra những con đường mở lối khác.

Pui Wan Lim dành nhiều năm trau dồi kỹ năng bản thân để trở thành nghệ sĩ tiểu cảnh.

Nói một cách chi tiết, Lim tái tạo những khía cạnh văn hóa Malaysia, như hiệu cắt tóc truyền thống và buổi tối sum họp gia đình trước Tết Nguyên Đán. Từ khi học đại học, cô đã đi dọc những con phố cũ, nói chuyện với những người lớn tuổi – những người vẫn còn làm công việc nghệ thuật sắp-bị-mai-một như nghề làm nến bằng tay. Gần đây, cô đã khắc hoạ lại một tiệm cà phê 60 tuổi trong trung tâm thành phố sắp bị phá bỏ. Kiến trúc của nó chính là truyền thống và sự khác biệt – cô nhận ra điều này từ một quyển sách lịch sử – và từ khi thành lập, nó đã phục vụ các bữa ăn sáng Malaysia truyền thống (bánh mì kaya, trứng luộc mềm và cà phê) – những món yêu thích của người địa phương dù tọa lạc rất gần với các khu du lịch lớn.

Công việc của Lim giúp cô chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Đi qua nhiều vùng đất tại Malaysia, cô cực kì hứng thú bởi sự đa dạng kiến trúc phản ánh nhiều nền văn hóa của đất nước này. “Thông thường khi đi du lịch, chúng ta có thói quen chụp ảnh trước các tòa nhà hoặc phông nền lấp lánh. Tôi thì dành phần lớn thời gian vào cấu trúc tòa nhà hơn.”

Bonnie Lambert: Tìm thấy nét đẹp ở những con đường chật kín ô tô 

Khi còn nhỏ, Bonnie Lambert đã rất thích vẽ. Tuy nhiên lớn lên, sở thích khác lại lấn ác trong tâm trí cô: sau đại học, cô đã dành 20 năm làm diễn viên sân khấu trước khi chuyển qua sự nghiệp thiết kế đồ họa tự do.

Cách đây khoảng 20 năm, cô bắt đầu lại sở thích vẽ, phần lớn thời gian cô dành cho việc vẽ lại các gương mặt trên báo. Trong một thời gian dài, cô cảm thấy sợ hãi khi theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật này. “Tôi không thể tìm thấy tiếng nói riêng của mình.” Cuối cùng, vào năm 2009, cô quyết định tham gia một lớp học vẽ – mà từ đó cô nhận được rất nhiều show và tiền hoa hồng. Khảng 3 năm trở lại đây, cô nhận ra mình đã thực sự trở thành một nghệ sĩ toàn thời gian.

Tác phẩm tranh vẽ của Bonnie Lambert gợi lên nét đẹp yên tĩnh, bất ngờ của giao thông Los Angeles

Những tác phẩm của cô tập trung vào quang cảnh Burbank, California. Một nỗi ám ảnh quen thuộc đối với tất cả cư dân quận Los Angeles chính là giao thông. Trong khi hầu hết mọi người đều nhìn thấy khói thải và các con đường bị chặn bởi ôtô, Lambert lại thấy được ánh sáng và màu sắc.

“Những chiếc xe hơi gợi lên buổi chiều tà, phản chiếu hình ảnh mọi người qua gương cũng như thế giới xung quanh chúng ta. Các ô cửa sổ thì phản chiếu những ngon đèn đường. Nó trông giống như mặt hồ phản chiếu ánh mặt trời vậy.”

Các đường dây diện cũng đặc trưng nổi bật trong các tác phẩm của cô. Lambert sống cách Đại lộ Whitnall hai dãy nhà – nơi chằng chịt các dây cáp điện.” Nhưng một lần nữa, nếu mọi người đều thấy sự rối rắm, cô nhìn thấy những khía cạnh và điêu khắc thiết kế. “Giống như xe hơi, chúng phản chiếu ánh sáng. Tôi cảm thấy chúng thật đẹp. Nhiều người đã xem qua các tác phẩm của tôi và họ nói rằng: Ồ, tôi cứ tưởng các đường dây điện trong thật xấu xí, nhưng bây giờ tôi bắt đầu nghĩ khác rồi.”

Gần đây, Lambert đã tìm thấy nguồn cảm hứng của các khu lân cận nơi cô sống, bao gồm những con hẻm và nhà cửa mà cô chưa chú ý bao giờ. “Chúng tôi có rất nhiều mưa, ánh sáng phản chiếu và cả những đám mây mù.” Cô rất có hứng thú với việc chup các ánh sáng nhấp nháy. Tác phẩm gần đây của cô tập trung vào sự chuyển đổi – từ lúc trời chạng vạng đến tối hay từ buổi chiều muộn đến lúc mặt trời lặn – những khoảnh khắc mà chúng ta chỉ bắt được màu sắc trong vỏn vẹn 10 phút.

“Có rất nhiều thứ xung quanh chúng ta mà hiển nhiên chúng ta sẽ có được chúng.”

Bing Liu: Khám phá những khía cạnh đen tối, phức tạp, các vấn đề xã hội thông qua lăng kính chân thật

Đạo diễn Bing Liu đã khai thác những trải nghiệm của bản thân và bạn bè để sản xuất bộ phim tài liệu mang tên Minding the Gap – được đề cử giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar năm 2018.

Liu có được chiếc máy ảnh đầu tiên khi còn là thiếu niên ở Rockford, Illinois và bắt đầu quay các video về trượt ván. Những năm 20 tuổi, Liu bắt đầu phỏng vấn các nhà quay phim trượt ván. Sau khi dự án hoàn thành, anh bắt đầu phỏng vấn những người trượt ván. Dần dà, những chủ đề phổ biến như việc nghiện ma túy và nghiện thuốc dần xuất hiện trong video của anh. “Tôi cảm thấy chúng quen thuộc và xuất hiện trong thời niên thiếu của tôi, như việc nhảy của chúng tôi vậy.”

Đạo diễn Bing Liu bắt đầu sự nghiệp với việc làm các video về trượt ván tại Rockford, Illinois

Mãi cho đến khi anh nộp đơn xin học bổng tại một công ty sản xuất Kartemquin Films (theo lời đề nghị của một người bạn) thì tài năng kể chuyện và sự khát khao của Liu mới bắt đầu mạnh mẽ. Anh làm phim về một tá nhân vật trượt ván, nhưng anh đặc biệt chú ý đến Keire – ngớ ngẩn nhưng có cách trượt ván lôi cuốn, nhỏ hơn Liu khoảng 7 tuổi; và Zach – đang trong tuổi trưởng thành với vô số sự lúng túng.

Liu đã theo chân họ trong ba năm rưỡi tiếp theo đó, ghi lại cảnh sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của họ – các bữa tiệc sinh nhật, công việc, lúc trượt ván v.v, kể cả những khoảnh khắc quan trọng như: phán đoán của Keire trong cái chết của cha mình, buổi sinh nhật con của Zach với người bạn gái Nina. Trong quá trình quay phim, những yếu tố đen tối dần hiện ra trong mối quan hệ giữa Zach và Nina, bao gồm các cáo buộc về việc lạm dụng.

Đây là vấn đề Liu rất quen thuộc. Từ khi còn là một đứa trẻ lớn lên tại Rockland, anh thường bị cha dượng đánh và cũng chứng kiến mẹ anh bị ngược đãi. Ban đầu, anh bối rối không biết có nên đưa câu chuyện của mình vào những nội dung quan trọng không. “Tôi như nhìn thấy mình qua Nina, những gì cô đã trải qua với Zach – một phiên bản trẻ hơn của mẹ tôi.”

Ngoài việc kể câu chuyện thời thơ ấu cùng các buổi phỏng vấn với mẹ và em trai, Liu đã dành 75 ngày trong 3 năm rưỡi quay phim về Keire và Zach. Từ hàng trăm giờ này, anh ấy đã chắc lọc 100 phút để cho ra đời một bộ phim với đầy sự sâu sắc, phức tạp, các vấn đề về sắc tộc, lạm dụng và bạo lực.

Quá trình được lặp đi lặp lại bởi thiết kế. Với các cuộc phỏng vấn, “bạn có thể chuẩn bị kịch bản và có mặt nhiều nhất có thể, tuy nhiên điều này chỉ có hiệu quả khi người khác sẵn lòng chia sẻ, về khoảnh khắc họ đang ở đâu, làm gì, trong tuần này hoặc giờ phút này.”

Thông thường, bản chất của mọi câu trả lời sẽ hiện diện ở lần đầu tiên người đó trả lời, cũng giống như Keire – anh chia sẻ về mối quan hệ phức tạp giữa mình và người cha. Những câu trả lời tiếp theo, thường tinh chỉnh theo câu trả lời ban đầu mà không có nhiều sự thay đổi đáng kể.

Tuy nhiên, đôi khi sự tổn thương và trung thực đòi hỏi áp lực liên tục, “Trong 3 năm, tôi cứ liên tục hỏi Zach về gia đình và cảm xúc thực sự bên trong của anh ta, cho đến cuối cùng, mọi thứ mới vỡ òa. Một phần bởi vì điều đó giống như lướt ván vậy. Bạn có thể chuẩn bị mọi thứ và đi xuống nước. Tuy nhiên, nếu con sóng không vỗ thì ván trượt của bạn cũng trở nên vô ích mà thôi.”

Tác giả: Laura Entis | Theo 99u
Minh họa: Fran Labuschagne
Biên dịch: CiCi Giang | RGB.vn

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!