“Đẹp” hay “được”? Designer giữa lựa chọn khó trong kỷ nguyên số

Thiết kế đồ họa là ngành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích không chỉ vì cơ hội thể hiện gu thẩm mỹ mà còn bởi thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, từ bản vẽ đến thành phẩm là hành trình đầy thử thách, đặc biệt khi nhà thiết kế phải cân bằng giữa cá tính sáng tạo và yêu cầu thực tế. Trong podcast “Chuyện bên lề – Kể nghề sáng tạo”, họa sĩ Người Đá và giảng viên Đồng Thanh Lộc đã tiết lộ những câu chuyện hậu trường, từ rắc rối với màu sắc in ấn đến cách duy trì đam mê trước áp lực hiệu suất công việc…

Gian nan hành trình từ thiết kế đến thành phẩm

Những năm gần đây, nghề thiết kế đồ hoạ trở thành một trong những lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ. Công việc gắn liền với hình ảnh, được thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân và thu nhập tốt là những hình dung quen thuộc về công việc này. Tuy nhiên người làm thiết kế cũng luôn phải đặt mình trong “cuộc chiến” giữa thẩm mỹ cá nhân với hiệu quả khi sản phẩm áp dụng trong thực tế.

Chia sẻ về tính hiệu quả trong thiết kế, hoạ sĩ Người Đá nhớ về sản phẩm đầu tay trong những năm đại học của mình. Thời điểm đó, việc thiết kế được căn chỉnh kỹ lưỡng trên máy tính nhưng mang ra đơn vị in ấn thì thành phẩm lại khác hoàn toàn về màu sắc không phải hiếm. Dưới góc nhìn của một người làm trong giáo dục, anh Đồng Thanh Lộc (Giảng viên khoa Mỹ thuật & Thiết kế, ngành Thiết kế Đồ họa, Đại học Văn Lang) cho biết: “Việc sản phẩm in ấn có màu sắc khác so với hiển thị trên màn hình là chuyện không hiếm, phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng hiển thị màn hình, hay đơn vị in ấn chưa đạt tiêu chuẩn”.

Podcast Chuyện bên lề – Kể nghề sáng tạo được mang đến bởi Samsung ViewFinity

Anh Lộc cho biết thời đi học từng làm việc trên một màn hình không tốt, hơi ám vàng, nên màu xanh thiết kế trên màn hình nhìn rất ưng rồi nhưng khi đi in thì khác hoàn toàn. Từ đó, anh khẳng định việc đầu tư cho màn hình tốt, hiển thị màu sắc chính xác đã đóng đến 50% trong thành công của người làm thiết kế.

Bên cạnh câu chuyện khả năng hiển thị màu sắc của màn hình, người làm thiết kế cũng thường đối mặt với những yêu cầu khó từ khách hàng, buộc phải có cách xử lý hiệu quả để tối ưu chất lượng thiết kế. Trong đó có việc chuyển đổi hệ màu phục vụ các mục đích khác nhau như sử dụng trên nền tảng số hay in ấn các sản phẩm POSM (tờ rơi, banner…). “Chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK thì màu bệt đi, nhạt đi, phải chỉnh sửa rất nhiều dẫn đến mất thời gian”, hoạ sĩ Người Đá chia sẻ.  

Giải quyết nỗi lo mang tên màu sắc in ấn và hệ màu

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề thiết kế đồ hoạ, các khách mời của Podcast “Chuyện bên lề – Kể nghề sáng tạo” đã chia sẻ rất nhiều mẹo giải quyết những rắc rối thường gặp kể trên.

Theo anh Đồng Thanh Lộc, nếu xác định theo đuổi nghề thiết kế nghiêm túc thì nên đầu tư một thiết bị làm việc tốt, một màn hình chất lượng. Tuy nhiên, dưới góc độ người làm việc thường xuyên cùng sinh viên, tiêu chí giá cả vừa phải cũng rất đáng cân nhắc. Nếu không thể nâng cấp màn hình thì sau khi thiết kế xong thì nên xuất file và xem lại trên màn hình khác có chất lượng hiển thị tốt hơn là lời khuyên mà anh Lộc dành cho các bạn trẻ.

Một trong những lựa chọn đáp ứng các tiêu chí kể trên chính là Samsung ViewFinity, màn hình chuyên dụng cho lĩnh vực thiết kế và sáng tạo. Với những ưu điểm như tái hiện màu sắc chuyên nghiệp với dài màu mở rộng DCI-P3 98% và HDR 400; màu sắc được cân chỉnh từ nhà máy và hỗ trợ lên đến 1 tỷ màu; màn hình chống chói đầu tiên trên thế giới được chứng nhận bởi tổ chức UL và thiết kế công thái học, ViewFinity được rất nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp lựa chọn cho hành trình sáng tạo của mình. Mức giá của sản phẩm cũng được đánh giá là phù hợp với số đông và hoàn toàn tương xứng với giá trị công nghệ.

Samsung ViewFinity – màn hình chuyên dụng cho lĩnh vực thiết kế, sáng tạo đạt chứng nhận Pantone Validated

Samsung ViewFinity cũng là màn hình hiếm hoi được hỗ trợ bởi Pantone, công ty hàng đầu thế giới về phát triển màu sắc. Thiết bị đạt chứng nhận Pantone Validated về khả năng tái tạo lên đến hơn 2.000 màu Pantone và 110 sắc thái Pantone SkinTone™ trên màn hình. Sản phẩm thiết kế trên màn hình này có màu sắc tinh khiết, chuẩn xác như ngoài thế giới thật.

Cân bằng giữa thẩm mỹ cá nhân và hiệu suất

Cũng trong cuộc trò chuyện của mình, các khách mời đã có những nhìn nhận thẳng thắn về việc nên theo đuổi thẩm mỹ cá nhân hay hi sinh cái tôi để đạt được hiệu suất. Về cơ bản là mỗi người làm thiết kế đều có tiêu chuẩn về cái đẹp riêng, tuy nhiên khi làm việc cùng khách hàng thì sản phẩm phải đáp ứng nhiều yếu tố khác như hiệu quả hiển thị, in ấn, timeline, hiệu quả về khả năng tùy chỉnh trên mạng xã hội… Tất cả đều ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ và khả năng xử lý thẩm mỹ của nhà thiết kế.

Màn hình Samsung ViewFinity được tin chọn trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo

Theo anh Lộc, nếu làm thương mại thì mặt hiệu quả vẫn phải là yếu tố quan trọng hơn. Không thể đánh giá thiết kế dựa trên góc nhìn của nhà sáng tạo mãi được, phải đánh giá ở góc độ khách hàng tiềm năng của thương hiệu mới hiệu quả, phù hợp với đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến.

Cuối cùng, sản phẩm thiết kế dù theo thẩm mỹ cá nhân hay hiệu suất thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tiếp cận cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Người làm thiết kế nên cân bằng để đạt được những mục tiêu mà mình theo đuổi.

Podcast Chuyện bên lề - Kể nghề sáng tạo được mang tới khán giả bởi Samsung ViewFinity, màn hình chuyên dụng cho lĩnh vực thiết kế và sáng tạo. Thông qua cuộc trò chuyện giữa hoạ sĩ Người Đá (Minh Hoàng) với các khách mời như anh Đồng Thanh Lộc (Giảng viên khoa Mỹ thuật & Thiết kế, Ngành Thiết kế Đồ Họa, Đại học Văn Lang), anh Tiến Đạt (Admin trang Comic Gia Đình Ngộ), anh Tín Trung (Digital Artist - Founder CATUN Studio), nhiều góc nhìn mới về nghề thiết kế đồ hoạ, mẹo tối ưu hiệu suất cũng như những trăn trở của người trong nghề sẽ được hé lộ. Poscast đang lên sóng trên kênh Youtube Samsung Việt Nam.

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!