RGB đã có một bài viết nói về vấn đề: “Designer nên chạy theo xu hướng hay sáng tao phong cách riêng?”
Bài viêt tiếp theo sẽ giúp bạn tìm hiểu về 2 mặt tích và tiêu cực của “Tìm kiếm cảm hứng trong thiết kế” hay “Tìm phong cách riêng của chính mình”. Qua đây sẽ giúp bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho mình.
Chắc chắn rằng, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu của nhiều Graphic Designer những câu câu hỏi: “Khi nào mình có dự án (project) và sẽ thiết kế nó như thế nào?, bắt đầu tìm kiếm trên internet tìm ý tưởng hay phác thảo trên giấy là tốt hơn để bắt đầu?, nên dựa vào một project thiết kế của một designer khác hay làm việc một cách cật lực để tìm kiếm ý tưởng bắt đầu?”
Dựa trên kết quả của một project , chúng ta chia ra được 3 loại Graphic designer. Thứ nhất là “nhà thiết kế lười biếng (Lazy designer)” là những nhà thiết kế lượm lặt trên internet để cảm hứng và cố gắng làm để hoàn thành sớm dự án. Thứ hai là “nhà thiết kế chăm chỉ (Hard designer)” là những người luôn cố gắng tìm ra những ý tưởng của riêng mình từ trong chính tư duy và suy nghĩ trong đầu. Thứ ba là “nhà thiết kế thông minh (Smart designer)” là những nhà thiết kế biết kết hợp cả 2 hiệu quả của “lười biếng” và “chăm chỉ”.
Vậy lựa chọn của bạn là gì ? Tìm kiếm cảm hứng hay chăm chỉ làm việc để tìm phong cách riêng của chính mình? Bạn sẽ trở thành ai trong 3 loại trên?
Trước khi đưa ra quyết định, hãy cùng RGB phân tích 2 khía cạnh: Thiết kế theo “Cảm hứng” hay “Chăm chỉ làm việc, sáng tạo” để có được kết quả tốt nhất.
Kết quả của tìm kiếm cảm hứng trong thiết kế:
Ngày nay, có rất nhiều trang web về thiết kế cung cấp khá nhiều những hình ảnh, thông tin để truyền cảm hứng. Thật vậy, những trang web này cung cấp một số lượng lớn những sản phẩm thiết kế tuyệt vời, điều này giúp cho các Graphic Designers rất nhiều trong việc tìm ra những cảm hứng. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những nhược điểm. Sau đây là 2 mặt tích và tiêu cực của “cảm hứng” trong thiết kế:
1. Tiết kiệm thời gian và công sức:
Đối với những Graphic designers, những người đang tìm kiếm một hướng đi nhanh chóng cho dự án thiết kế của mình, tìm kiếm cảm hứng là một công cụ tuyệt vời để tiết kiệm thời gian và công sức. Mặc dù nó không cần phải thận trọng để chỉ dựa vào cảm hứng, nhưng dù sao thì nó cũng tiết kiệm được thời gian bạn động não và để nhớ lại những ý tưởng thiết kế. Đối với những Graphic designers muốn trì hoãn hoặc chạy ngắn thời gian, nó là một cách khôn ngoan nhất để thực hiện công việc.
2. Giới hạn sự sáng tạo:
Như đã nói ở trên, cảm hứng có lợi thế của nó nhưng cũng đem lại một số nhược điểm. Khi bạn trở nên quá phụ thuộc vào các trang web truyền cảm hứng để cung cấp cho bạn những ý tưởng thiết kế, và khi đó sự sáng tạo của bạn trở sẽ nên hạn chế. Đối với bất kỳ nhà thiết kế đồ họa, nó không phải là một dấu hiệu tốt và vì điều đó làm hạn chế khả năng phát triển tư duy thiết kế của bạn.
3. Cao hơn có thể trở thành đạo ý tưởng:
Mặt khác, sử dụng nguồn cảm hứng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng quyền tác giả và bản quyền. Vì bạn chỉ là sửa đổi một số chi tiết nhỏ của một thiết kế đã có, điều đó sẽ rất dễ nhận ra. Một trong những điểm riêng của mỗi designer chính là sự độc đáo. Điều này không thể đạt được bằng cách chỉ sử dụng vật liệu truyền cảm hứng.
4. Tìm hiểu về xu hướng mới:
Bất kể rằng một thực tế là nguồn cảm hứng hạn chế tư duy sáng tạo của bạn nhưng nó sẽ giúp bạn trở thành một người siêng năng học hỏi. Kể từ khi hàng ngàn nhà thiết kế sáng tạo đưa ra các khái niệm thiết kế và ý tưởng trên nền tảng cảm hứng, nó cung cấp cho bạn một kho tàng đồ sộ về những xu hướng thiết kế mới.
5. Nguyên nhân mất tập trung:
Khoảng thời gian bạn sử dụng internet dành cho các ý tưởng khiến cho bạn phân tâm một cách đáng kể. Xem xét vô số các blog và trang web cung cấp vô số các nguồn cảm hứng thiết kế, các Graphic designers bị ràng buộc để click chọn vào các nội dung. Hơn nữa, các mạng xã hội như Twitter và Facebook sẽ luôn khiên bạn liên tục lãng phí thời gian.
Kết quả của việc sáng tạo trong thiết kế:
Những nhà thiết kế làm việc chăm chỉ sử dụng bộ não của họ để tạo ra một khái niệm từ đầu cũng gặt hái được những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, có một vài hạn chế. Sau đây là kết quả chỉ bằng cách sử dụng đầu của bạn trong thiết kế đồ họa:
1. Tạo ra các ý tưởng độc đáo:
Thứ nhất, khi bạn không có viện trợ từ bất kỳ nguồn nào, bạn đang bị ràng buộc để tạo ra những ý tưởng độc đáo, mới mẻ và khác biệt. Các khái niệm mà bạn tạo bằng cách sử dụng suy nghĩ trong đầu của bạn sẽ là một cái gì đó không biết trước.
2. Sự sáng tạo vô biên:
Như tôi nhấn mạnh ở trên, cảm hứng giáp với khả năng của bạn để suy nghĩ như một nhà thiết kế đồ họa. Do đó, bằng cách làm việc chỉ dựa trên cơ sở trí tuệ của riêng bạn, bạn có thể có một sự sáng tạo vô biên và đầy khéo léo.Và khi đó, bạn sẽ có hoàn toàn tự do với những suy nghĩ sáng tạo mới do chính bạn tạo ra. Bạn có thể động não cho những ý tưởng mới lạ và hoàn toàn mới, đó là một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển một dự án thiết kế.
3. Cảm giác tự hào:
Tất nhiên bạn sẽ tự hào với chính bản thân mình khi tự tạo ra một sản phẩm mang đầy tính nghệ thuật thiết kế do chính bạn tạo ra.
4. Tạo ra xu hướng riêng của bạn:
Cảm hứng thiết kế là tất cả những xu hướng đã được thực hiện qua từ một hay nhiều Graphic designers. Nhưng khi bạn sử dụng trí tuệ và sức mạnh não bộ của mình, bạn tạo ra một xu hướng hoàn toàn mới. Thay vào đó là một xu hướng đi theo, bạn sẽ trở thành người đi đầu.
5. Đòi hỏi thời gian tương đối khác:
Mặt khác, chỉ dựa trên trí tuệ của bạn tương đối mất nhiều thời gian. Vì các loại thiết kế theo một quy trình toàn diện, nó liên quan đến thời gian mà các nhà thiết kế lấy cảm hứng trực tiếp từ các trang web khác nhau và kết thúc dự án.
Kết:
Vậy lựa chọn của bạn là gì?
“Có cảm hứng nhưng không làm việc chăm chỉ thì chắc chắn sẽ không hiệu quả. Các graphic designers không nên xem cảm hứng là phương thức giải quyết các vấn đề của mình. Tuy nhien, cảm hứng thiết kế sẽ là một công cụ khiến bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. Kết luận, RGB muốn biết các graphic designers sẽ lựa chọn hướng đi nào cho mình và tại sao?”
RGB.vn / Nguồn: graphicdesignblog
Dịch: Huy Hùng RGB
Cảm ơn tác giả về 1 bài viết rất hay và chính xác.
Khi đi còn đi học mình rất tự tin về khả năng sáng tạo của mình, và đương nhiên mình tự hào về điều đó.
Nhưng khi đi làm thì mình nhận ra một điều là : Khách hàng là người cung cấp project, cảm hứng và cũng là rào cản lớn nhất cho sự sáng tạo của 1 Designer. (tất nhiên là tùy khách hàng nhưng mình thấy đa số là vậy :D)
Họ chỉ muốn nhanh, nhanh và nhanh. Chiều ý khách hàng và để công việc hiệu quả thì tất nhiên mình phải làm nhanh và điều đó đồng nghĩa với 1 thiết kế ko đc đầu tư cho lắm vì thời gian quá ngắn 🙁
trong cty mình có 1 anh Designer ko biết vẽ, anh luôn luôn lấy hình ảnh từ internet và sửa lại => sản phẩm, bởi vậy anh ấy làm rất nhanh, còn khách hàng thì hài lòng vì sản phẩm khá và thời gian ngắn đã có, nhưng họ ko biết đó là “đồ nhái” !
Còn các bạn, các bạn nghĩ sao ?
Mình thì không nghĩ như bạn.
Designer không cần phải vẽ tốt, thông thường trong 1 công ty thiết kế luôn có 1 Visualizer, họ sẽ là người làm những việc mà designer không thể làm (vẽ storyboard chẳng hạn) và họ cũng không thể làm tốt (hoặc không làm) việc mà designer làm đó là layout và idea.
Theo mình designer phải là người dung hòa giữa cái sáng tạo và yêu cầu của khách hàng, vì khách hành đưa yêu cầu cho bạn, và bạn phải sáng tạo dựa trên yêu cầu đó. Và điều quan trọng hơn là phải thuyết phục khách hàng mua ý tưởng của bạn. Designer giỏi không chỉ cần yếu tố kỹ năng nghệ thuật sáng tạo mà còn phải có 1 kỹ năng quan trọng hơn nữa đó là tương tác và thuyết phục khách hàng.
Còn anh bạn của bạn dùng hàng có sẵn mình nghĩ không phải vì anh ta không thể sáng tạo mà có lẽ vì anh ta hiểu khách hàng của mình, có lẽ budget không cao, và khách hàng chỉ cần có thế nên dùng hàng có sẵn sửa lại sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của anh ta, và để dành cho những project quan trọng khác. Nhưng cũng may là anh ấy còn sửa lại. Nếu anh ta không sửa lại thì mình cũng không dám biện minh cho điều đó.
Mình nghĩ rằng đi tìm cảm hứng trước khi thiết kế vẫn có mặt lợi của nó như trên bài viết. Không phải ai cũng có thể tự tạo cho mình một phong cách riêng được cả. Biết tìm hiểu, học hỏi, tham khảo những cái hay của người ta để áp dụng cho thiết kế của mình thì điều đó theo mình nghĩ là HOÀN TOÀN THÔNG MINH. Vừa bắt kịp được xu hướng, vừa thỏa mãn đc tính sáng tạo. Mình vẫn đang trung thành với phong cách thiết kế này. 😀
mình vẫn hay tìm hình ảnh tham khảo trước khi bắt tay thực hiện một dự án nào đó. Mình có thể biết được trong cùng loại dự án thì điều gì là cần thiết, nó giúp mình không bị thiếu một vài chi tiết cho sản phẩm cuối cùng.
Mình đang đi học và cũng đã tìm hiểu để đi làm , khi mình đến một công ty thiết kế và thấy ông khách nọ đã vẽ một phác thảo sẵn => yêu cầu anh designer thiết kế theo vậy và …. ông ta còn nói ” trước đây anh ta là một họa sĩ “… đấy bạn nghĩ xem .. thật nhiều tình huống cho các “nhà thiết kế” phải ko ?
nhưng mình vẫn chọn việc ý tưởng hình thành cho dự án trước -> tìm hiểu một số web -> điều hòa cái riêng và xu thế -> tạo nên 1 cái gì đó là của mình , riêng cho dự án , nhưng không đi lạc xu thế , … ko ủng hộ việc sao chép, chỉnh sữa , và ăn cắp ý tưởng => nếu không bạn sẽ ko phải là true designer .
mình nghĩ là tham khảo sản phẩm của người khác để tìm ý tưởng là tốt ,còn việc chỉnh sửa sản phẩm của người khác thành sản phẩm của mình thì ko nên ,có thể khách hàng chấp nhận ,nhưng ko có lương tâm nghề nghiệp 🙂