Font chữ “nhí nhố” Comic Sans được làm mới để sử dụng trong lập trình 

Comic Sans là một font chữ có đặc tính vui vẻ và dễ đọc, nhưng nó cũng là một trong những font chữ gây tranh cãi nhất trên thế giới bởi nhiều người cho rằng nó chỉ phù hợp sử dụng cho truyện tranh. Thế nhưng nhà thiết kế kiểu chữ Toshi Omagari của Tabular Type Foundry muốn thay đổi quan niệm này và đã tạo ra một phiên bản mới của Comic Sans, được gọi là “Comic Code”, rất phù hợp để sử dụng cho việc lập trình.

Comic Code có độ dễ đọc vượt trội, nhờ vào các ký tự không đều nhau của nó, giúp cộng đồng những người mắc chứng khó đọc dễ dàng phân biệt hơn. Ngoài ra, Comic Code cũng mang đậm tính chất vui vẻ và thân thiện tương tự Comic Sans, điều này tỏ ra vô cùng phù hợp với trong môi trường lập trình khô khan. 

Để dễ so sánh, đây là font chữ Comic Sans “huyền thoại”:

Còn đây là font chữ Comic Code đã được làm mới lại: 

“Comic Code là một phiên bản khác của font chữ phổ biến và cũng đầy tranh cãi nhất Comic Sans”, Toshi Omagari nói.

Nhà thiết kế cũng chia sẻ thêm rằng khi lập trình viên làm việc, họ gõ phím với tốc độ rất nhanh, điều này đôi lúc khiến họ cảm giác giống viết bằng tay hơn là đang gõ chữ trên bàn phím – đó là lý do tại sao kiểu chữ viết bằng tay như Comic Sans có sức hấp dẫn đến vậy.

Comic Code là sự tổng hợp những mặt tích cực đồng thời loại bỏ các điểm yếu như “khoảng cách và đường viền kém” của Comic Sans. Ngoài ra, nó còn cải tiến những “nét in đậm đầy nhân tạo” của Comic Sans và thay thế chúng bằng các biến thể được vẽ thủ công mềm mại đáng yêu”, Omagari khẳng định.

“Lập trình không nhất thiết phải khô khan”, Toshi Omagari bày tỏ.

Nhà thiết kế còn dí dỏm cho rằng nếu bạn dùng Comic Code thì sẽ không ai biết bạn đang viết ngôn ngữ lập trình. Anh cũng không quên nhấn mạnh rằng Comic Code chỉ lấy cảm hứng từ Comic Sans và nó được vẽ rất tỉ mỉ ngay từ đầu.

Font chữ hiện có sẵn ở 2 phiên bản là Comic Code tiêu chuẩn và Comic Code Ligatures – phiên bản gồm các ký tự được thiết kế cho dễ đếm. Mỗi font có giá bắt đầu từ 12 đô la Mỹ.

Đối với những người chưa sẵn lòng chuyển đổi, Omagari cũng đã chuẩn bị một phiên bản miễn phí để dùng thử có tên ‘Comic Mono‘, được phát hành dưới giấy phép MIT dành cho các phần mềm mã nguồn mở.

Theo: DesignTaxi
Ảnh: MyFont