Giải mã ý nghĩa ngọn đuốc Olympic Tokyo 2020 từ nhà thiết kế Tokujin Yoshioka

Kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại, hình ảnh của ngọn đuốc giống như biểu tượng hoa anh đào “Sakura-mon” truyền thống của Nhật Bản. Hình dáng của ngọn đuốc được tạo thành nhờ sử dụng công nghệ tương tự trong sản xuất tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản.

Thiết kế của Ngọn đuốc thể hiện niềm đam mê phục hồi và hướng tới mục tiêu bền vững. Nguyên liệu sử dụng cho việc tạo ra ngọn đuốc là từ nhôm nhà ở tạm thời được xây dựng sau trận động đất ở khu vực Đông Nhật Bản.

Ngọn đuốc có ý nghĩa vô cùng giá trị khi được tạo nên từ những vật chứng của đau thương, mất mát tái tạo trở thành một biểu tượng của hòa bình và trường tồn. Ngọn đuốc cũng là thông thiệp gửi tới thế giới về khả năng phục hồi thần kỳ của các khu vực ảnh hưởng nặng nề của thiên tai tại Nhật Bản.

Ngọn đuốc được lên ý tưởng và thiết kế bởi Tokujin Yoshioka và mô tả hình ảnh của ngọn lửa. Năm ngọn lửa như năm cánh hoa hợp nhất thành bông hoa ở trung tâm của Ngọn đuốc. Một số cải tiến công nghệ đã được ứng dụng ở phần lõi Ngọn đuốc. Trọng lượng và hình dáng tay cầm của ngọn đuốc được thiết kế để giúp mọi người dễ dàng cầm nắm.

Ngoài ra, đối với ngọn đuốc của Paralympic, một dấu định vị cũng được được thiết kế cho những người khiếm thị. Biểu tượng của Hành trình rước đuốc Olympic gồm ba hình hình chữ nhật được xếp chồng lên nhau mô tả ngọn lửa năng động. Kỹ thuật in mộc bản “ukiyo-e” được gọi là “fukibokashi” đã được sử dụng để tạo ra các tông màu cơ bản của biểu tượng. Tokyo 2020 đã thành lập một cộng đồng doanh nghiệp giám sát tất cả các hoạt động từ thiết kế đến sản xuất.

Thiết kế được lựa chọn theo các tiêu chí bao gồm: hình ảnh, hiệu suất của cơ chế chiếu sáng và xem xét tính bền vững. Bên cạnh thiết kế, Đại sứ Rước đuốc Tokyo 2020 cũng đã được lựa chọn. Đại sứ rước đuốc có vai trò quảng bá các điểm nổi bật của Olympic và Paralympic tới mọi người trên khắp thế giới.

Danh sách Đại sứ bao gồm hai VĐV Judo Tadahiro Nomura ba lần giành HCV Olympic Atlanta 1996, Sydney 2000 và Athens 2004 và Aki Taguchi, VĐV ba lần giành HCV Paralympic. Tadahiro Nomura là VĐV châu Á đầu tiên trong lịch sử môn Judo giành được HCV ở ba kỳ Thế vận hội liên tiếp. Sau khi giải nghệ Nomura cũng tích cực quảng bá cho môn thể thao này ở cả trong và ngoài nước.