[Infographic] 10 xu hướng marketing và digital branding cho 2016

Ngày nay sự phổ biến của thiết bị di động cũng như phương tiện truyền thông xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mà các nhà quản lý thương hiệu tạo ra và chia sẻ nội dung, cũng như việc tương tác với người dùng và đo lường mức độ thành công của sản phẩm. Đây chính là nền tảng cho những xu hướng marketing và digital branding mà RGB.vn sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết này.

INFOGRAPHIC final

 

[quote]1. Facebook video chiếm ngôi bá chủ.[/quote]

Youtube hiện vẫn đang là ông trùm trong lĩnh vực online videos, tuy nhiên Facebook đang tiến vào cuộc chơi tranh giành vị trí này với việc thiết lập nền tảng video cho riêng mình. Với số lượng người truy cập duy nhất (unique visitors) cao nhất thế giới hiện nay, việc Facebook chiếm ngôi vương của Youtube cũng không phải là điều lạ. 2016 sẽ là năm cho các thương hiệu tung ra nhiều chiến dịch video marketing.

[quote]2. Bạn chỉ có 5 giây để gây sự chú ý.[/quote]

Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các quảng cáo video di động, nếu bạn không thu hút được sự chú ý của người xem trong vòng 5 giây đầu tiên thì việc họ tiếp tục xem sẽ giảm đi rất đáng kể.

Cho dù sử dụng yếu tố gây hài, kịch tính hay gây sốc đi chăng nữa, miễn là bạn gây được sự chú ý cho người xem trong 5 giây đó thì kết quả đã là thành công.

[quote]3. Các nền tảng marketing tự động vẫn sẽ phát triển.[/quote]

Với việc nền tảng marketing tự động ngày càng chính xác và thu thập nhiều dữ liệu hơn, các nhà tiếp thị sẽ phải vật lộn với việc chuyển những con số này thành chiến thuật và đưa ra những quyết định thông minh.

Tuy nhiên cần nhớ rằng các nền tảng này không phải là giải pháp, mà chúng là công cụ giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn cho việc xác định nhu cầu cũng như trải nghiệm của khách hàng.

[quote]4. Nền kinh tế chia sẻ mang lại nhiều cơ hội.[/quote]

Quan điểm cho rằng thậm chí những người dùng giàu có cũng muốn kiếm thêm tiền đang từng bước cách mạng hóa khái niệm về xã hội chia sẻ.

Những mô hình dịch vụ chia sẻ như giao thông, thuê khách sạn, chạy taxi trên xe của chính bạn

đang làm mưa làm gió với những startups như UberLyftAirbnb và Tinder.

[quote]5. Khi bảo mật trở thành thương hiệu.[/quote]

Rất nhiều tổ chức từ ngân hàng, Nhà Trắng cho đến quân đội đã từng chứng kiến nhiều vụ tấn công vào an ninh mạng và đánh cắp dữ liệu. Việc vi phạm bản quyền dữ liệu sẽ là mối lo lớn khi

nhiều nền tảng hợp tác như hồ sơ y tế điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ kế toán online hay các công ty phần mềm khác chính là nơi lưu giữ các thông tin nhạy cảm của bạn.

Việc bạn có thể tin tưởng ai không còn là vấn về an ninh mạng nữa mà đã trở thành vấn đề thương hiệu.

[quote]6. B2B sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu từ B2C.[/quote]

B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.

B2C là viết tắt của thuật ngữ Business To Customer (Doanh nghiệp với khách hàng) – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.

Đứng trên quan điểm về mặt thiết kế và nội dung thì cả trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện (UI) trên desktop, tablet hay smart phone ngay từ đầu đã được tạo ra với nền tảng quảng cáo B2C cho các thương hiệu hướng đến người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp là khách hàng của mô hình B2B cũng sử dụng các thiết bị giống như khách hàng của chính họ cho công việc. Chính vì vậy họ sẽ yêu cầu nhà cung cấp, người bán hay đối tác của họ cung cấp một dịch vụ ngang tầm với trải nghiệm B2C mà họ bán cho khách hàng của mình. Những yêu cầu về tốc độ, độ phản hồi và tính dễ sử dụng (ngay cả với các phần mềm doanh nghiệp B2B phức tạp nhất) sẽ tăng cao.

Khi đó, lằn ranh chia cách giữa B2B và B2C sẽ bị xóa mờ bởi tiêu chuẩn mặc định của thiết bị được sử dụng.

[quote]7. Ông chủ của bạn có thể là bot.[/quote]

Do các nền tảng marketing và quản lý quan hệ khách hàng đều làm việc một cách tự động, nên nhiều khi các nhà tiếp thị sẽ chẳng biết là mình đang làm việc với một hệ thống hay là một con người.

Nhiều tổ chức sẽ phải chật vật xác định khi nào thì cần có bàn tay của con người, như việc gửi đi một tweet hay xác định thời gian của một chiến dịch dựa trên dữ liêu nghiên cứu thị trường.

[quote]8. Uy tín thương hiệu không phải là một thuật toán.[/quote]

Việc quản lý uy tín thương hiệu trực tuyến sẽ biến đổi từ phương thức SEO đầy tính máy móc sang việc chia sẻ nội dung ủy quyền với các nền tảng phương tiện truyền thông của bên thứ ba.

Tất nhiên phương thức này sẽ không thể sánh với các thuật toán xếp hạng mới nhất của Google, nhưng nó sẽ hơn hẳn các chiến thuật máy móc cũ rích kia.

[quote]9. Doanh nghiệp và các đánh gía sản phẩm.[/quote]

Năm 2015 sắp kết thúc với việc những gã khổng lồ như Amazon sau khi hứng chịu nhiều phản ứng dữ dội đã phải thêm mục “verified purchase” vào phần đánh giá sản phẩm của mình. Khi niềm tin bị lung lay, người tiêu dùng bắt đầu đặt câu hỏi về tính xác thực của sản phẩm cũng như tính chân thật của các đánh giá.

Vấn đề này càng gia tăng khi các trang web có mục dành cho phần đánh giá phải đối mặt với việc xác thực độ tin cậy của chính những đánh giá này, một phần bởi vì đến nay vẫn chưa có biện pháp nào ngăn chặn triệt để những đánh giá sai sự thật. Tuy nhiên, nguy cơ kiện tụng sẽ buộc họ phải hành động, và áp lực doanh thu từ quảng cáo sẽ dẫn đến nhiều tài trợ và đánh giá trả tiền hơn, chính điều nãy sẽ làm người tiêu dùng mất dần niềm tin vào các thương hiệu uy tín.

[quote]10. Không phải bạn, mà chính là chiếc điện thoại của bạn.[/quote]

Bằng cách xác định vị trí của bạn mọi lúc mọi nơi, các ứng dụng hỗ trợ GPS như Google Maps và Waze giúp các nhà tiếp thị tạo những cách thức mới để nhắc nhở cũng như tặng thưởng cho bạn mỗi khi ghé qua cửa hàng của họ.

Những thông tin mua hàng cũng như phiếu giảm giá sẽ được gửi qua smart phone của bạn, trở thành động lực để bạn tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ. Cuối cùng nó sẽ thay thế cho thói quen tích trữ coupon của bạn, tất cả những gì bạn cần giờ đây chỉ gói gọn trong chính chiếc điện thoại nhỏ gọn mà thôi.

Nguồn: Nguồn: Prdaily – Biên dịch: Jack RGB | Design Infographic: Nam Nguyễn, Nguyenxhoang | Ban biên tập RGB.vn
Xin ý kiến tác giả khi đăng tải lại bài viết này