Triển lãm tranh của sinh viên Đại học FPT

Không chỉ học tập lý thuyết trên lớp, sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa Đại học FPT TP.HCM còn được thỏa sức sáng tạo và trưng bày sản phẩm trong triển lãm tại không gian sảnh tầng 1, Toà nhà Innovation, Công viên phần mềm Quang Trung, TP.HCM.

Triển lãm cũng là bài thi cuối kỳ môn Thiết kế Căn bản (Fundamental Design) được thể hiện qua hình thức in khắc gỗ và in độc bản.

Để tạo ra một bản in gỗ, sinh viên dùng nhiều loại mũi dao loại bỏ các phần không in khỏi bề mặt khối gỗ, các phần nổi còn lại được quét màu và in lên giấy. Dù mới chỉ học môn học này hơn 1 tháng nhưng sinh viên FPT đã có những tác phẩm ấn lượng, lạ mắt.

rgb_fpt_university_trien_lam_tranh_thiet_ke_01Các tác phẩm tranh khắc gỗ đem lại hứng thú cho người thưởng lãm.

Tranh độc bản là các tác phẩm hội hoạ chỉ có 1-0-2. Sinh viên không được vẽ bằng cọ mà sử dụng ngón tay hoặc tất cả các chất liệu xung quanh để bôi màu, phun, vạch, lau chùi… rồi in chồng chéo lên giấy. Tranh in độc bản chỉ có 1 chiều thưởng lãm, xoay góc độ sẽ làm mất đi ý nghĩa của tranh. Mỗi bản là một tranh in duy nhất, không hề lặp lại màu và sắc độ.

rgb_fpt_university_trien_lam_tranh_thiet_ke_02Các tác phẩm tranh in độc bản độc đáo được trưng bày.

Sinh viên có thời gian 1 ngày để hoàn thành sản phẩm của mình. Trong thời gian triển lãm, sinh viên cần thu thập ý kiến của người xem và nộp về cho giảng viên bộ môn.

“Mình mới học môn Thiết kế Cơ bản này 1,5 tháng, tranh trong triển lãm cũng là bài thi cuối kỳ của mình. Nhiều người cho rằng, học Thiết kế Đồ họa phải có năng khiếu và khả năng sử dụng màu sắc nhưng mình không nghĩ vậy. Chỉ cần nghiêm túc với công việc mình đang làm là mình sẽ thành công” – H.Phương – sinh viên khoá 12 có tác phẩm trong triển lãm chia sẻ.

Thầy Nguyễn Viết Tân – Giảng viên môn Thiết kế cơ bản cho biết: “Không chỉ tổ chức triển lãm, sinh viên của còn phải tự mình ghi nhận lại toàn bộ ý kiến của người thưởng thức. Nghệ thuật chúng tôi hướng đến không phải là nghệ thuật thuần túy, chỉ để thỏa mãn bản thân. Bằng các nguyên tắc thị giác, “nghệ thuật” của các bạn sinh viên phải “trò chuyện” được với người thưởng lãm”.