Sống trong một không gian không bị phân tâm khi vẫn có thể quản lý thời gian và sản phẩm giống như một thiên đường tự do (và là ảo tưởng của hầu hết mọi người trong một “không gian làm việc mở”). Nhưng làm việc một mình không phải thần dược bởi bạn sẽ nhận ra rằng nó không đơn giản là “một mình”, nó là cả một cuộc nội chiến đầy cam go.
Làm việc một mình rất dễ khiến cảm giác nghi ngờ và bất an tràn ngập tâm trí của bạn. Năm phút ngồi một mình đã khiến bạn vơ ngay một món snack hoặc kiểm tra Facebook, Twitter,… quanh đi quẩn lại bạn sẽ không biết thế nào là một ngày đúng nghĩa. Chính vì thế, để làm việc một mình hiệu quả, bạn phải nắm vững được những kỹ năng cốt lỗi, cùng RGB tìm hiểu bí quyết cực chất dưới đây nhé!
Kỹ năng #1: Tĩnh tâm rồi việc gì đến cứ đến.
Trong quyển Những mánh khóe trong quần vợt: Hướng dẫn cơ bản về mặt tinh thần cho những màn trình diễn đỉnh cao, tác giả W. Thomas Gallwey tưởng như chỉ nói về trò chơi quần vợt, nhưng thực sự là đang nói về sự tĩnh tâm.
Ông tin rằng những màn trình diễn thể thao yếu kém đều bắt nguồn từ cùng một hạt giống: suy nghĩ quá mức. Ông giải thích:
Chúng ta đã đạt đến một điểm then chốt đó là hoạt động “suy nghĩ” liên tục. Những suy nghĩ từ phiên bản cá nhân thứ nhất can thiệp vào những khả năng tự nhiên của phiên bản thứ 2. Do đó, sự hài hòa giữa hai bản thân chỉ tồn tại khi tâm trí yên tĩnh và tập trung.
Khi chơi, một cầu thủ quần vợt không bao giờ nghĩ đến việc làm thế nào, khi nào hoặc điểm để đánh bóng. Sau khi thực hiện cú đánh, anh ta thậm chí không nghĩ về việc anh ta làm tốt hay không. Bóng dường như bị ảnh hưởng bởi một tiến trình mà không cần phải suy nghĩ. Có nhận thức về tầm nhìn, âm thanh, cảm giác khi quả bóng di chuyển và thậm chí cả về tình hình chiến thuật, nhưng người chơi dường như không cần nghĩ phải làm gì.
Khái niệm này đồng nghĩa với dòng chảy (flow), một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà tâm lý học tiên phong Mihaly Csikszentmihalyi. Ông đã phỏng vấn rất nhiều nghệ sĩ và các nhà khoa học về Sáng tạo: Tâm lý của việc Khám phá và Phát minh và đã tìm ra 9 yếu tố làm cho một người rơi vào trạng thái của dòng chảy.
1. Có mục tiêu rõ ràng theo từng bước.
2. Có phản hồi ngay lập tức đối với hành động của một người.
3. Có sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng.
4. Hành động và nhận thức được hợp nhất.
5. Ý thức có thể loại bỏ được sự phân tâm.
6. Không lo lắng về thất bại.
7. Sự tự ý thức bị biến mất.
8. Cảm giác về thời gian trở nên méo mó.
9. Hoạt động trở nên tự động.
Ngay cả một sự hiểu biết vững chắc về điều này cũng không thể ngăn chặn những con quỷ phiền toái trong tâm trí xuất hiện. Để đạt được thành công – bạn cần đặt mình vào trạng thái của dòng chảy để bản thân có thể tịnh tâm và hoàn thành công việc của mình.
Đạt đến trạng thái này chính là mục tiêu của bất kỳ những buổi làm việc sáng tạo nào. Lúc này bạn đã có thể quên đi những phản xạ khi làm việc trong môi trường văn phòng.
Công việc của bạn phải có đủ thách thức để giữ cho bạn động lực nhưng cũng phải đủ dễ dàng để bản thân không nản chí.
Kỹ năng #2: Khả năng đối mặt với sự xao lãng.
Như Pablo Picasso nói, “Nếu không có sự cô độc lớn lao, thì không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra”.
Sự cô độc là gì mà cho phép chúng ta thực hiện được công việc của chúng ta? Tại sao chúng ta không thể nghiêm túc làm việc nếu không nhấm nháp được 1 tách cà phê ngon hay không có được một giấc nghỉ trưa.
Sống một mình thường luôn cho ta cảm giác bị buộc phải nhìn lại những sai lầm và kinh nghiệm không đáng tự hào. Thật khó để bỏ qua những sai sót của mình, ngay cả khi chúng ta biết mọi người đều có những sai lầm riêng. Khi chúng ta ở trong môi trường xã hội, những suy nghĩ về bản thân luôn bị chi phối bằng cảm giác tò mò về suy nghĩ của người khác và cách họ nhìn nhận mình. Nhưng khi chúng ta ở một mình, chúng ta lại bắt đầu suy xét bản thân.
Sự cô độc vừa là bạn vừa là thù, vừa khiến bạn sợ sệt cũng vừa có thể trở thành nền tảng để bạn tập trung vào công việc.
Hãy thử những phương pháp sau đây để giúp bạn làm lệch hướng những phiền nhiễu và học cách sử dụng lợi thế của sự cô độc.
Lắng nghe âm thanh của tự nhiên:
Những âm thanh xung quanh giúp chúng ta đạt được trạng thái dòng chảy nhanh hơn. Theo Greg Ciotti, “Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tiếng ồn vừa phải có thể tạo ra dòng chảy sáng tạo, trong khi tiếng ồn lớn làm chúng ta rất khó tập trung ví dụ như tiếng bass và tiếng rung. ”
Các ứng dụng như Noisli cho phép người nghe cảm nhận âm thanh của mưa, tiếng chim hót, hoặc tiếng củi cháy lách tách trong lửa để làm dịu đi sự chi phối. Nó làm dịu đi những suy nghĩ trong tâm trí chúng ta và cho phép chúng ta tập trung vào nhiệm vụ của mình.
Chấp nhận sự bất hoàn hảo:
“Trong chuyến hành trình, có ai có thể đi từ đầu đến cuối một cách êm xuôi mà không phải đối mặt với những rủi ro từ sự phân tâm?”
Câu trả lời là: Không. Vậy tại sao lại hỏi một điều không thể? Chúng ta đều tự huyễn hoặc rằng mình sẽ có một khoảng thời gian làm việc một mình mà không bị gián đoạn. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng, còn thực tế thì không như vậy. Thế nên, đừng chạy theo môi trường làm việc “lý tưởng” mà hãy chấp nhận những gì bạn có.
Thay vì chiến đấu với quan niệm rằng mình phải làm việc một cách dễ dàng để có thể hoàn thành công việc, bạn nên sớm chấp nhận thực tế để làm lệch hướng sự phân tâm, đó chính là một phần của quá trình sáng tạo. Bạn càng xuất hiện trong không gian làm việc này một mình, sự cô đơn càng dễ dàng chiếm lĩnh.
Kỹ năng #3: Khả năng kết thúc thời gian cho một ngày.
Nhà văn nổi tiếng Haruki Murakami thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc xuyên suốt từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ. Theo Mason Currey trong tờ Daily Rituals, vào mỗi buổi chiều, ông ta chạy bộ hoặc đi bơi, làm những việc vặt, đọc sách, nghe nhạc và đi ngủ lúc 9 giờ tối.
Ông chia sẻ trên tờ The Paris Review vào năm 2004 rằng: “Tôi luôn tuân theo thói quen này hàng ngày mà không có bất cứ sự biến động nào”. Sự lặp đi lặp lại đã khiến nó trở thành điều quan trọng; đó là một hình thức của sự kỳ diệu. Tôi như tự thôi miên bản thân để với tới một tâm thức sâu sắc hơn.
Trong quyển Chiến tranh trong giới Nghệ thuật (The War of Art), Steven Pressfield miêu tả buổi sáng của mình để đối mặt và vượt qua cuộc đối kháng với bản thân. Anh ta thức sớm, ăn sáng, và đến văn phòng lúc 10:30. Anh ta lao xuống và viết cho đến khi anh ta bắt đầu mắc lỗi chính tả – đây là một dấu hiệu cho rằng anh ấy đang mệt mỏi vì đã phải làm việc liên tục suốt 4 giờ đồng hồ.
Ông tiếp tục nói:
” Tôi gói gọn bữa ăn của mình vào hộp, đặt vào ngăn đựng găng tay trên xe tải và chạy thật nhanh đến văn phòng. Tôi tắt máy. Đồng hồ điểm 10:30 và tôi làm việc tới khi văn phòng đóng cửa. Tôi đã sản xuất bao nhiêu trang? Tôi không quan tâm. Công việc của tôi có tốt không? Tôi thậm chí không nghĩ về nó. Tất cả những vấn đề mà tôi đặt ra chỉ là thời gian. Tất cả những gì đáng kể là, tôi đã đối kháng với bản thân mình thành công. “
Bài học rất đơn giản: Khi hiểu rõ về ranh giới của mình, bạn sẽ biết được khi nào một ngày làm việc nên kết thúc. Một công việc “bình thường” thường được tính theo giờ nhưng bất cứ ai đã phải trải qua 3 giờ chiều định mệnh kiểu như: trời-ơi-tui-cần-được-bơm-cà-phê sẽ hiểu rằng từng giờ làm việc không phải lúc nào cũng như nhau.
Hãy tận dụng sự cô đơn bằng cách rõ ràng và thận trọng về những gì bạn nên, không thể, hoặc sẽ không làm. Không hoạch định ranh giới khi một mình, bạn sẽ phải đối mặt với việc làm việc vào đêm với với 2 quầng thâm gấu trúc trên mắt, ảo tưởng rằng mình đang làm việc rất hiệu quả. Sự đánh đổi đó có đáng không?
Bạn phải xác định khi nào một ngày làm việc của mình kết thúc, đồng hồ sinh học và ý thức làm việc của bạn cần được cố định cho đến khi điều đó trở thành vô thức. Cho dù deadline chỉ có 1 ngày, cho dù bạn ngáp ngắn ngáp dài, bạn phải luôn ý thức được chỉ bản thân là người chăm sóc thành phẩm của mình.
[tentblogger-youtube k7X7sZzSXYs]
Kỹ năng 4: Khả năng tìm thấy môi trường sống tự nhiên của mình.
Tôi rất hâm mộ những người có khả năng làm việc tại các cửa hàng cà phê, thậm chí vài người không cần sử dụng tai nghe để giảm âm lượng của tiếng cười nói xung quanh. Đôi mắt của họ sắc như rắn và không có gì ngoài màn hình 11 inch đó có thể quyến rũ sự chú ý của họ. Giống như gấu bắc cực buộc phải biến đổi với một con gấu trúc, nghe có gì đó sai sai đúng không bởi lẽ chúng không cùng sở thích và khuynh hướng hoạt động.
Một số người lại cảm thấy thoải mái khi làm việc trong phòng, thư thả trong nệm êm chăn ấm. Đó là lý do một số người lại sở hữu một không gian làm việc ngay trong phòng ngủ hoặc sân sau.
Nếu một con vật không trở lại môi trường sống tự nhiên của chúng, chúng sẽ gặp nguy hiểm. Chúng ta thì không đến đỗi nào. Chúng ta có thể thử nghiệm qua những môi trường để xem chúng có phù hợp nhất cho chúng ta vào những thời điểm nhất định trong ngày trong ngày hay không.
Ví dụ, nếu cảm hứng sáng tạo của tôi thường đến vào buổi sáng, tôi sẽ thích làm việc ngày trong phòng mình. Nhưng nửa ngày sau – thời gian dành cho việc đọc, chỉnh sửa bản thảo và email, tôi sẽ chọn một nơi khác như công viên, thư viện, hoặc quầy bếp của bạn tôi. Quan trọng là bạn cần giữ các khoảng không về tâm trạng và năng suất của mình khi ở trong các môi trường khác nhau. Hãy liên tục trải nghiệm, bạn sẽ tìm ra môi trường khiến cho mình vừa cảm thấy thoải mái vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công việc.
Khi bạn thấy cô đơn trong môi trường sống tự nhiên của mình đủ để mình bị cuốn vào dòng chảy làm việc, khi bạn chấp nhận sự xáo trộn trong quá trình làm việc và rõ ràng về điểm kết thúc của thời gian làm việc trong ngày, thì việc làm việc một mình tự nhiên sẽ trở thành một chất xúc tác làm giàu cho hoạt động sáng tạo.
Để lại đánh giá