Kỹ năng làm việc một mình

Làm việc một mình là xu hướng đã được ứng dụng qua hàng thế kỉ. Nó có nghĩa là việc bạn tạo ra một không gian làm việc tập trung cao độ. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực, mất tập trung, nghi ngờ bản thân nếu không kiểm soát tốt thời gian.rgb_creative-idea-ky-nang-lam-viec-mot-minh-work-alone(Ảnh minh h ọa: 9uu)

Và có lẽ một trong những việc khó khăn nhất là bạn không biết phải kết thúc như thế nào; sửa lại công việc ra sao khi bản thân đã kiệt sức, không còn một chút năng lượng sáng tạo nào nữa.

Nếu như bạn bắt đầu làm việc một mình theo cách như bạn làm ở văn phòng, bạn có thể gặp một vài vấn đề đấy. Cho nên, việc chuẩn bị 4 kỹ năng dưới đây là vô cùng thiết thực:

[quote]Kỹ năng 1: Tịnh tâm và cảm nhận nhịp điệu công việc của bản thân[/quote]

Trong cuốn sách The Inner Game of Tennis: The Classic Guide to the Mental Side of Peak Performance, W. Thomas Gallwey viết về môn thể thao tennis nhưng thật ra là đang đề cập đến lầm thế nào để tâm tịnh.

Ông ấy tin rằng việc thể hiện tệ trong thể thao hay nghệ thuật đều bắt nguồn từ một việc duy nhất: suy nghĩ quá nhiều. Ông giải thích:

Chúng ta sẽ có điểm mấu chốt như sau: (1) hoạt động tư duy liên tục dẫn đến bản ngã trong tâm trí can thiệp vào khả năng tự nhiên của bản thân (2). Khi (1) và (2) tìm thấy sự hài hòa chính là lúc tâm trí được tĩnh lặng và tập trung. Chính lúc đó khả năng mới phát huy cao độ.

Khi một người chơi tennis ra sân thi đấu, sút, anh ấy dường như chỉ đánh mà không cần phải suy nghĩ. Có thể có một nhận thức về thị giác, âm thanh và cảm giác của quả bóng, hoặc thậm chí về tình huống chiến thuật, nhưng người chơi dường như chỉ biết mà không nghĩ phải làm gì.

Khái niệm này được gọi là nhịp điệu của bản thân, một thuật ngữ được đặt bởi nhà tâm lý học tiên phong, Mihaly Csikszentmihalyi. Ông đã phỏng vấn hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học trong quyển sách Creativity: The Psychology of Discovery and Invention, và khám phá ra rằng có tất cả 9 yếu tố để con người có thể đạt được nhịp điệu này:

1. Có mục tiêu rõ ràng cho từng bước.

2. Có phản hồi ngay lập tức về một hành động

3. Có sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng

4. Hành động và nhận thức được hợp nhất

5. Sự sao nhãng được gạt bỏ.

6. Không lo lắng về thất bại

7. Không còn nhận thức cá nhân

8. Nhận thức về thời gian không tồn tại

9. Hoạt động trở thành phản xạ vô điều kiện.

Tuy nhiên, dẫu hiểu biết được tất cả vấn đề trên, bạn cũng có thể không kiểm soát hoặc không tìm thấy được nhịp điệu công việc của chính mình. Điều đó có nghĩa là công việc bạn đang phụ trách phải đủ thử thách bạn với những khía cạnh sáng tạo mới. Thêm nữa, bạn cần có khả năng cảnh giác với các sự gián đoạn từ bên ngoài, nếu không, không có mục tiêu nào bạn có thể đạt được cả…

[quote]Kỹ năng 2: Khả năng đối diện với xao nhãng[/quote]

Như Pablo Picasso từng nói: “Sự tịnh tâm uyệt vời sẽ tạo ra những tác phẩm tuyệt vời”.

Khi làm việc trong một môi trường xã hội sẽ khiến chúng ta không suy nghĩ về những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, khi làm việc một mình, chúng ta lại thường bị xao nhãng về những suy nghĩ đó, về việc người khác sẽ nhìn hoặc nghĩ về chúng ta như thế nào.

Tuy nhiên nó cũng trở thành nền tảng để bạn tập trung và sáng tạo. Hãy thử một vài cách sau đây để gạt bỏ những thứ làm bạn mất tập trung học cách sử dụng không gian làm việc một mình:

Lắng nghe âm thanh của thiên nhiên:

Tôi nhận ra rằng các âm thanh tự nhiên giúpta dễ hòa vào nhịp điệu công việc hơn. Nó áp đảo các suy nghĩ nghi ngờ bản thân. Theo như Greg Ciotti, “Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ âm thanh chừng mực có thể kích thích sự sáng tạo, nhưng lằn ranh giới rất mỏng manh; ví dụ: nếu như âm thanh quá lớn sẽ khiến ta khó tập trung. Tương tự, tiếng bass hay tiếng rít rít sẽ gây nhiều tác động xấu hơn khi đang làm việc cần có sự tập trung.

Đối với tôi, một ứng dụng như Noisli thật sự tuyệt vời. Khi đeo tai nghe vào và lắng nghe các âm thanh của mưa rơi, tiếng hót líu lo của chim chóc, hay là tiếng lách tách của lò sưởi, cảm giác như không gian xung quanh chìm vào khoảng không. Nó giúp tôi trở nên tịnh tâm và tập trung vào công việc trước mắt, giảm thiểu khả năng mất nhịp điệu trong công việc.

Chấp nhận sự không hoàn hảo:

Chúng ta luôn khao khát được làm việc trong một viễn cảnh mượt mà, không bị gián đoạn. Nhưng sự thật thì không phải vậy. Đừng nhọc công tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, hãy chấp nhận những gì bạn có.

Một khi bạn chấp nhận được thực tế này, công việc của bạn sẽ trở nên dễ thở hơn. Thay vì đấu tranh rằng bạn phải làm việc cật lực để hoàn thành, bạn có thể sớm nhận ra thực tế rằng: chống lại những thứ làm bạn mất tập trung cũng là một phần của quá trình sáng tạo. Thường xuyên làm việc này sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến trình.

[quote]Kỹ năng 3: Khà năng biết khi nào nên tạm ngưng công việc[/quote]

Nhà văn nổi tiếng Haruki Murakami thức dậy lúc 4h sáng và làm việc từ 5 đến 6 tiếng liền, theo như cuốn sách Daily Rituals của Mason Currey viết. Vào buổi trưa, anh đi bơi hoặc chạy bộ, làm việc vặt, đọc sách và nghe nhạc. Cuối cùng là đi ngủ lúc 9h tối.

“Tôi tuân thủ theo lịch trình này mỗi ngày mà không có bất cứ sự thay đổi nào,” ông chia sẻ trong The Paris Review vào năm 2004. “Chính sự lặp lại đã trở nên quan trọng, là một dạng của sự mê hoặc mà tôi tự thôi miên mình để đạt được sự tập trung cao độ hơn.”

Trong quyển War of Art, Steven Pressfield mô tả lịch trình buổi sáng của mình như sau: thức dậy sớm, ăn sáng và đến văn phòng lúc 10h30. Sau đó, anh lao vào công việc viết lách cho đến khi mắc lỗi đánh máy – dấu hiệu thể hiện sự mệt mỏi, và trong độ khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Anh tiếp tục:

Sau đó, tôi bắt đầu chép văn bản ra đĩa và cất nó ở một nơi phòng trường hợp tôi cần bản copy. Rồi tôi tắt máy, lúc đó khoảng 3h hoặc 3h rưỡi gì đó. Tôi không quan tâm là tôi đã viết được mấy trang hay văn phong của tôi đã hay chưa. Thậm chí tôi còn không nghĩ về nó nữa. Tôi chỉ biết rằng, tôi đã dồn hết sức tập trung vào công việc ngày hôm nay.”

Bài học ở đây rất đơn giản: Khi bạn biết rõ những giới hạn của mình, bạn sẽ biết rằng khi nào nên dừng công việc. Một công việc bình thường phải làm việc theo số giờ quy định. Nhưng đối với những ai đã phải trải qua cảm giác thèm cà phê lúc 3 giờ chiều, làm việc liên tục trong nhiều giờ không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Hãy tận dụng khoảng thời gian làm việc một mình. Hãy thật rõ ràng và cân nhắc về những gì bạn nên làm, không thể hay không muốn làm. Không có những giới hạn này, bạn sẽ làm việc suốt đêm với những quầng thâm trên mắt nhưng đổi lại, kết quả lại không như bạn mong muốn.

Bạn phải xác định khi nào phải dừng công việc để cho tâm trí mình nghỉ ngơi. Một dấu hiệu như viết sai chính tả hay mệt mỏi là lúc bạn đang làm việc quá sức đấy.

[quote]Kỹ năng 4: Khả năng tìm kiếm thói quen tự nhiên của bản thân[/quote]

Một số người thích làm việc trong phòng của mình – ngay tại giường, nơi có chăn ấm nệm êm. Đó là lý do tại sao một vài người tự tạo ra không gian làm việc ngay tại nhà của mình, hay tự xây một cái trên sân vườn của họ.

Nếu một con vật đi ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của nó, nó có thể gặp nguy hiểm. May thay chúng ta không gặp phải tình huống như vậy. Chúng ta có thể học hỏi thông qua việc cảm nhận và trải nghiệm môi trường nào thích hợp với mình nhất ở những thời điểm nhất định.

Ví dụ như công việc của tôi chẳng hạn, vào buổi sáng, tôi thích làm việc trong phòng của tôi hơn – nơi tôi cần sự tịnh tâm sáng tạo. Còn nếu như vào buổi chiều, tôi có thể chỉnh sửa văn bản, đọc sách, viết email ở bất kì đâu: công viên, thư viện, căn bếp của bạn tôi hay thậm chí là đứng ở đâu đó. Tất cả các không gian làm việc này đều phụ thuộc vào quyết định nơi bạn.

Điều quan trọng là giữ được nhịp điệu trong công việc của bạn. Do đó, bạn cần hiểu tâm trạng và năng suất của mình ở những môi trường tự nhiên khác nhau. Nó sẽ tạo thuận lợi cho hiệu suất công việc của bạn.

Nguồn: 9uu – Paul Jun
Dịch: Thế Bảo | RGB/.vn