Starbucks là một nhãn café rất được yêu thích trên toàn thế giới, nhưng ít người hiểu được ý nghĩa các logo của nó. Bài viết này RGB.vn sẽ giới thiệu với các bạn về lịch sử và sự thay đổi của logo Starbucks theo thời gian. Người viết đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn cũng như sự quan sát riêng của cá nhân. Let’s enjoy!
Lịch sử hình thành logo Starbucks
Logo đầu tiên của Starbucks nhìn giống như một nhãn hiệu thuốc lá (#2) với hình ảnh Melusine (#1- nàng tiên cá có hai đuôi). Đây là một nhân vật được tin là có sức quyến rũ đặc biệt trong truyền thuyết, mang nét tương đồng với hương vị hấp dẫn mà trà, café, gia vị… mang lại.
Chia sẻ trên trang cá nhân về ý tưởng “Làm sao cho nàng tiên cá bớt vẻ ‘hư hỏng”, Michael Krakovskiy cho biết: So sánh với logo đầu tiên (#2) năm 1971 và hình ảnh Melusine, ta sẽ thấy cái rốn và bóng tối xung quanh nó đã được bớt đi, và khoảng trống giữa hai cái đuôi chân được nhập lại. Logo siren cũng cười nhẹ trong khi ở phiên bảng thế kỷ 15 nó cười như “nhe răng”. Những điểm này làm hình ảnh nàng tiên cá bớt “gợi mở” hơn so với hình ảnh cũ của nó.
Sau đó vào năm 1985-1986, quán II Giornale (ý tưởng quán café đầu tiên ở Seattle do Howard Schultz thành lập) đã lấy mẫu logo (#3 và #4) được thiết kế bởi Dong Fast (người thiết kế logo #5, #6 của Starbucks). Howard Schultz đã nói rằng: “Logo này diễn tả ý tưởng về tốc độ với hình ảnh cái đầu của Mercury, người đưa tin của God”. Một điều ít người biết là Howard Schultz vẫn còn là một nhân viên của Starbucks khi ông mở nhãn hiệu I1 Giornale.
Không lâu sau đó, vào năm 1987, ông chủ Starbucks quyết định bán doanh nghiệp và Schultz đã nhanh chóng nhảy vào thương vụ và đổi ý tưởng sang kinh doanh café hơi như mô hình ông đã làm ở I1 Giornale. “Có thể thấy logo năm 1987-1992 (#5) có một phần giống như logo I1 Giornale (#4). Nàng tiên cá đã cá tính hơn, ngực đã được giấu đi, nhưng cái rốn thì vẫn còn. Dong Fast giải thích rằng: “Tôi thiết kế một logo màu xanh nguyên hình nàng tiên cá với một ý tưởng mạnh mẽ, đơn giản hơn. Chữ được vẽ tay và dựa vào font Franklin Gothix. Tôi đã trình bày với Howard bảng màu xanh và đỏ, và anh ấy đã chọn bảng màu xanh.”
Logo hiện nay của Starbucks (#6) là phiên bản được cắt gọn và zoom lại. Chỉ còn một dấu hiệu nhỏ về 2 cái đuôi, nếu bạn không xem hình ảnh cũ thì khó mà nhận ra đuợc nó là gì. Gần đây thì Starbucks đã phát triển nhãn hiệu với đường nét rõ ràng hơn: nàng tiên cá không còn rốn, ngực được che sau lớp tóc. Đây là động thái Starbucks thực hiện để chống lại các cáo buộc về hình ảnh “gợi dục”.
Logo #7 là một bảng hiệu đèn neon được dùng hạn chế tại một số địa điểm, mẫu #8 là logo của Công đoàn Starbucks (cùng chung concept nhưng người cá đã được thay bằng logo của công đoàn).
Starbucks và những cáo buộc
Cũng giống như những nhãn hàng đến từ nước Mỹ khác, Starbucks bị chỉ trích vì sự bốc lột, lương và chế độ lao độngthấp, cạnh tranh không lành mạnh với các thương hiệu nhỏ, và không thân thiện với môi trường.
Có rất nhiều phiên bản mang những thông điệp khác nhau nhằm nâng cao sự nhận thức của người tiêu dùng. Thí dụ như mẫu Buck Off (#10) , hoặc mẫu Fuck Off (#11 và #12). Mẫu #10 được thiết kế cá tính lại từ bản gốc, trong khi #11 và #12 được bỏ bớt một vài ký tự và chi tiết để có trở thành Fuck Off với ngón tay giữa chỉ lên (#11), và cái sừng (#12).
Có rất nhiều tranh cãi về lợi nhuận mà Starbucks thu về (logo #13 đến #19). Với giá bán đến 5$ một tách café, tiền lời họ thu được là cực kỳ cao trong ngành công nghiệp café. Tuy nhiên những vấn đề về đạo đức kinh doanh như trả lương rẻ mạt cho những công nhân thu hoạch và nhân viên, Starbucks đã gây nên một làn sóng phản đối.
Ở logo #23, Joder trong tiếng Tây Ban Nha đồng nghĩa với Fuck. Logo #24 đến #26 mang ý nghĩa về tôn giáo. Logo #27 có thể được tạo ra để đáp lại đài BBC.
Sự hợp tác với BMW và Apples
Nhóm logo này là sự kết hợp giữa Starbucks và hai đại gia khác là BMW và Apple. Với mẫu BMW, hình ảnh Starbucks mang tính so sánh tích cực. Vị thế của Starbucks trong ngành công nghiệp café cũng như BMW trong ngành công nghiệp ô tô.
Đối với trường hợp liên kết với Apple, Starbucks đã thoả thuận với công ty này trên lĩnh vực kinh doanh âm nhạc – khách hàng uống Starbucks tại một vài địa điểm sẽ có quyền truy cập miễn phí lên iTunes bằng iPods hay iPhones. Đây rõ ràng là một xu hướng kinh doanh hiện đại kết hợp giữa hai công ty hàng đầu nước Mỹ nhắm vào khách hàng teen (nhưng không được ủng hộ tại thị trường Châu Âu)
Các nhãn hiệu “ăn theo”
Ở phần này, tôi sẽ giới thiệu những mẫu logo “ăn theo” Starbucks. Một số mẫu được xếp loại “copycat”, nhưng một số chỉ vay mượn một vài ý tưởng.
Rõ ràng là màu xanh, font chữ, và ngôi sao ở hai bên luôn xuất hiện trong những mẫu logo này. Ví dụ như mẫu #34 của một cửa hàng cá nhân, hướng vào những người thích uống café phi nhãn hiệu. Mẫu #35 là một quán café ở San Diego, CA, #36 là của hệ thống café lớn nhất ở Đài Loan với hơn 230 địa điểm, #37 – Hàn Quốc, #38 -Mexico, #39 -Addis Ababa, #40 -Shanghai Xingbake, #41, 42 – Trung Quốc, #43 – Nhật Bản, #44 – Đài Bắc, #45- Thượng Hải, #46 – Iran, #47 – Middleburg, #48 – Mt. Clemens, Michigan, #58 – Marina Del Rey, CA, and #59- một studio làm tóc dùng nàng tiên cá làm tên. Có thể thấy một số logo làm chúng ta nhầm lẫn với Starbucks, dù chúng chẳng dính dáng gì đến nền công nghiệp café.
Các tranh cãi cho rằng một số mẫu không hề đạo ý tưởng, chúng chỉ được gợi cảm hứng từ những mẫu nhãn tem bảo đảm. Mẫu #52 có thể gây hiểu lầm rằng nhãn hiệu thuộc sở hữu của Al Pacino, một diễn viên nổi tiếng, nhưng họ đã nhân đôi thành 2 chữ ‘c’ trong tên ông thành một tên tiếng Ý khá thông dụng. Mẫu này được xem là bắt trước chính xác Starbucks nhưng với màu sắc khác.
Sự ảnh hưởng của Starbucks
Không thể chối cãi là Starbucks ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Phần cuối cùng của “chứng cuồng logo Starbucks” sẽ là sự tổng hợp của vài phiên bản logo vui nhộn. Từ logo #62 đến #64 là những phiên bản đơn giản từ bản gốc kết hợp thêm những yếu tố mới mẻ. Người cá đã được thay thế bởi “một nữ DJ” ở logo #62, còn ở #63-64 là một vũ công nhảy trên lửa.
The Star Wars – Các mẫu Starbucks theo chủ đề phim này rất được chào đón. Có một loạt thiết kế liên quan đến nhân vật Lucas trong phim này.
Mẫu #76 là hình ảnh của “Queen Esther” (Nữ hoàng Do Thái)
Phần cuối là những logo được mô phỏng theo các nhân vật hoạt hình. #78 là hình ảnh nhà Simpsons, #79 Southpark, #80 Manga, #81 một người cá rất “style”. Logo cuối cùng là sự kết hợp giữa ban nhạc rock Gratedul Dead và Starbucks.
Kết
Vậy là chúng ta vừa đi qua lịch sử nhãn hiệu Starbucks với những biến thể đa dạng của nó. Dù bị phản đối hay ủng hộ, không thể phủ nhận rằng Starbucks, với xuất sứ từ Seattle, có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày chúng ta và là một nguồn cảm hứng cho nhiều sự sáng tạo.
RGB.vn / Dịch bởi Phương Trần RGB
Theo Logoblink
Để lại đánh giá