Công việc của một người sáng tạo nội dung (Content Creators) luôn phải tràn đầy năng lượng để đáp ứng tối ưu yêu cầu của một người làm sáng tạo. Là graphic/motion designer, illustrators, 3D designer hay digital artist,.. người làm sáng tạo nào cũng luôn cần những nguồn năng lượng và cảm hứng tích cực để đạt được những hiệu quả tốt nhất. Nhưng với tính chất công việc thường xuyên bị gò bó bởi không gian và thiết bị làm việc, những nhà sáng tạo nội dung đã lựa chọn bứt phá ra khỏi không gian làm việc đơn thuần của mình như thế nào?
Phùng Đình Dũng – Không gian là một giới hạn, nhưng chưa phải là giới hạn duy nhất.
Anh Dũng chia sẻ:“Không gian làm việc gò bó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến anh trong quá trình sáng tạo”.
Đối với Phùng Đình Dũng (Creative Director at Thunder Cloud Studio), một không gian làm việc gò bó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Dũng trong quá trình sáng tạo. Với đặc thù công việc của một charater creative designer, việc thỉnh thoảng thay đổi không gian làm việc ngoài văn phòng sẽ đem đến cho Dũng nhiều cơ hội để quan sát và cảm nhận bên ngoài để có cảm giác và hình dung, cũng như những chi tiết mới mẻ và thú vị hơn cho nhân vật của mình.
Nhưng đôi khi, việc ra ngoài làm việc gây ra cho anh rất nhiều trở ngại, bởi như Dũng chia sẻ: “Khi làm việc, đặc biệt là bắt tay vào thực hiện nhân vật, các công đoạn từ tìm hiểu moodboard, đến vẽ phác thảo và lên màu hoàn thiện nhân vật cần sự phối hợp của rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau.” Đó cũng là những lý do cản trở bản thân Dũng lựa chọn không gian làm việc bên ngoài văn phòng, vì mỗi lần như thế lại phải đem theo cả một bộ đồ nghề làm việc của mình – từ bảng vẽ đến máy tính cá nhân, chuột,….khá cồng kềnh và phức tạp. Nên với Dũng, một ngày làm việc cùng tự do là một ngày không phải lo nghĩ rằng để được ra ngoài tôi phải xách theo bao nhiêu đồ dùng công nghệ cồng kềnh theo cùng.
Một ngày làm việc cùng tự do là một ngày không phải lo nghĩ rằng để được ra ngoài tôi phải xách theo bao nhiêu đồ dùng công nghệ cồng kềnh theo cùng
Thái Thanh – Làm 3D thì khó lòng mong được tự do thoát khỏi work station cố định.
Là một họa sĩ minh họa với nhiều tác phẩm ấn tượng, chắc hẳn rất nhiều người cũng biết đến Thái Thanh với những artwork 3D và đặc biệt là những tác phẩm được vẽ bởi một công cụ đang được yêu thích và đón nhận trong cộng đồng sáng tạo trong thời gian gần đây – VR. Thanh chia sẻ, công nghệ VR đã tối giản hóa quá trình dựng file 3D rất nhiều, bởi anh hoàn toàn có thể vẽ 3D thông qua kính VR. Nhưng việc đưa bản vẽ 3D đó lên 3D render để hoàn thiện thì là chuyện hoàn toàn khác.
Anh Thanh cho rằng, những bạn designer như anh chỉ tự do nhất khi đi đâu cũng có dàn work station đi theo cùng mình, để deadline đến thì còn kịp chạy render.
“Có những lúc, việc nhiều sấp mặt, khi chạy trên tay 3-4 projects cùng lúc bạn sẽ sớm ngửi thấy mùi biển hay mùi cỏ (đâu đó trong tâm trí bạn) (ha ha). Cái đó thiệt đó!, đó là tín hiệu kêu gọi bạn phải xách máy ” đi đến một nơi xa” để làm việc tiếp” – Đây là trạng thái cảm xúc không chỉ riêng Thanh mà rất nhiều bạn designer khác cũng có, nhưng ngặt nỗi chấp nhận trốn là đồng nghĩa cũng phải chấp nhận tạm xa workstation vì không thể đem hết theo mà render cho đúng deadline được. Nên Thanh cho rằng, những bạn designer như Thanh chỉ tự do nhất khi đi đâu cũng có dàn workstation đi theo cùng mình, để deadline đến thì còn kịp render.
Huy Tạ – Trong sáng tạo, tự do nhất là khi không bị giới hạn bởi bất kỳ điều gì.
“Muốn thiết kế của mình phải thực sự ấn tượng, thực sự thu hút và được chào bán với một cái giá hậu hĩnh bạn phải thoát khỏi lối mòn” – Huy Tạ
Khi Huy thành lập DAS (Design Anthropology School), Huy nhận thấy có một vấn đề chung của các học viên khi mới vào học đó là nỗi sợ: sợ client, sợ thất bại, sợ ý tưởng. “Kỹ năng chống lại nỗi sợ có lẽ là kĩ năng tuyệt vời nhất mà ta có thể đạt được. Đa số các thiết kế tệ hại là hậu quả của nỗi sợ. Đa số chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi bằng cách thu mình lại với những thứ an toàn và quen thuộc.” Một thiết kế tốt luôn đi kèm yếu tố sáng tạo, mà sự sáng tạo phải xuất phát từ bản thân, giải quyết các nhu cầu và mong muốn của bản thân. Công việc Designers giờ đây được hỗ trợ rất nhiều bởi các công cụ và các thiết bị thông minh, việc bó mình trong một quy trình làm việc kiểu truyền thống, ngại thay đổi, là một quan niệm sai lầm. Huy luôn hướng mình phải biết nâng cao kỹ năng để khai thác hết các công dụng của thiết bị hỗ trợ, tối ưu hóa hiệu suất làm việc để cho ra sản phẩm ưng ý nhất.
Mình mà đã “đụng tay” đến thứ gì thì phải tận dụng nó bằng hết, Huy lúc nào cũng tâm niệm như vậy (Cười).
Đó cũng là lý do mà bản thân Huy Tạ cũng không bao giờ bó buộc bản thân mình vào bất kỳ giới hạn hay nỗi sợ nào trong công việc (chỉ duy nhất giới hạn deadline là không thể làm ngơ). Kể cả không gian làm việc cũng là một điểm mà Huy Tạ luôn muốn thay đổi để có thêm nhiều nguồn cảm hứng khác nhau và không bị nhàm chán khi bị bó buộc bởi bốn bức tường xung quanh, nhưng để thay đổi không gian làm việc linh hoạt theo ý muốn của mình, là cũng phải mang vác theo hằng hà sa số các vật dụng lỉnh kỉnh hỗ trợ cho công việc. Đó cũng là lý do mà Huy Tạ thường cân nhắc trước khi quyết định chọn một nơi làm việc mới mẻ cho ngày. Huy Tạ cho rằng, sự tự do trong sáng tạo và trong công việc sẽ chỉ phát huy một cách tối đa khi bản thân người làm sáng tạo không bị giới hạn bởi bất kỳ điều gì, và hoàn toàn thoải mái bay nhảy cho những tác phẩm của mình.
Lê Đức Hiệp – Không ngại gò bó nếu có một quy trình làm việc thông minh.
Với Hiệp, bên ngoài văn phòng mới là không gian làm việc chính của bản thân
Gặp gỡ tại một quán cafe tại khu Phú Mỹ Hưng, Hiệp đang chăm chú làm việc để final poster film sắp ra mắt. Với Hiệp, bên ngoài văn phòng mới là không gian làm việc chính của bản thân vì tính chất công việc thường xuyên phải di chuyển ra bên ngoài giữa các set chụp, cũng như những cuộc họp với client. Cái khó của công việc sáng tạo mà anh đang theo đuổi cũng bắt nguồn từ đó, đôi khi không bị gò bó bởi những áp lực đến từ cấp trên, nhưng sự gò bó lại đến từ chính bản thân mình vì thường xuyên làm việc bên ngoài yêu cầu quá nhiều thứ cần phải mang vác theo mọi lúc mọi nơi.
“Trước đây mỗi lần ra café ngồi sketch là phải mang theo nào laptop nào Wacom nặng nhọc trên đôi vai mỏng manh này. Mỗi khi ra set thì luôn phải kè kè ôm cái máy tính bảng để xem concept, rồi chạy qua chạy lại giữa monitor để xem posing có đủ yêu cầu chưa.” Bởi những bất tiện đó, Hiệp luôn chú trọng đến việc xây dựng một quy trình làm việc thông minh dành riêng cho mình, để đáp ứng và khắc phục được những bất tiện bản thân gặp phải trong suốt quá trình làm việc bên ngoài. Đối với Hiệp, bạn sẽ cảm nhận được sự tự do trong công việc và sáng tạo khi bạn đã xây dựng được một quy trình làm việc phù hợp với bản thân mình nhất. Khi đó, sức sáng tạo cũng tự phát triển một cách mạnh mẽ hơn bởi không còn lý do gì kìm hãm bản thân bạn.
Đối với Hiệp, bạn sẽ cảm nhận được sự tự do trong công việc và sáng tạo khi bạn đã xây dựng được một quy trình làm việc phù hợp với bản thân mình nhất
Mỗi một Content creators là một câu chuyện riêng về ngành, và khái niệm về sự tự do trong sáng tạo, trong cách làm việc của mỗi Content creators đều có sự khác nhau. Đồng hành cùng trải nghiệm tự do đó, ASUS Vietnam đã đem đến sản phẩm ZenBook Pro Duo – Laptop 2 màn hình tương lai cho người làm sáng tạo, giúp các Content creators tự do “bay nhảy” trong chính bầu trời ý tưởng của mình tại bất cứ đâu, không bị giới hạn bởi bất kỳ sự bất tiện về thiết bị nào. Cùng với ZenBook Pro Duo, Phùng Đình Dũng đã có một ngày làm việc tại quán cà phê mình yêu thích mà không phải mang vác theo những dụng cụ chuyên dụng lỉnh kỉnh, Huy Tạ đã trải nghiệm một ngày làm việc hiệu quả tại tòa nhà cao nhất Việt Nam với một chiếc máy tính bằng nhiều thiết bị cộng lại. Thái Thanh cũng đã có một ngày làm việc cực chill tại ngôi biệt thự cổ ở Đà Lạt mà không cần đem theo work station. Và Lê Đức Hiệp cũng đã tìm được công cụ làm chiếc chìa khóa mở ra quy trình làm việc thông minh cho mình với Zenbook Pro Duo. Đây cũng chính là cuộc cách mạng mà ZenBook Pro Duo đem đến cho không cho những người làm nghề sáng tạo và giúp tối ưu hóa quá trình làm việc cho thế hệ thiết kế trẻ Việt Nam.
Để lại đánh giá