Thành phố có cần một Giám đốc thiết kế hình ảnh riêng?

Những tham vọng về tầm ảnh hưởng của nghệ thuật công cộng tô điểm cho vẻ đẹp đô thị đã khiến số lượng của các “Giám đốc thiết kế hình ảnh” (CDO-Chief Design Officer) gia tăng ngày càng nhiều trên thế giới, họ là những người có khả năng làm việc với những tổ chức công nghệ,  tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận nhằm góp phần cải tiến nền văn hóa mỹ thuật chung. Mời các bạn cùng RGB xem qua bài viết thú vị dưới đây được thực hiện bởi Laura Feinstein.

rgb_creative_design_thanh_pho_co_can_giam_doc_hinh_anh

Cách đây không lâu, nhà phê bình kiến trúc Christopher Hawthorne đã chính thức rời bỏ công việc bàn giấy của mình ở tờ  Los Angeles Times để tiến tới một vị trí mới: Giám đốc thiết kế hình ảnh (CDO) cho toàn thành phố Los Angeles. Ông đã hợp tác với phần lớn những cơ quan chức năng trong thành phố và bộ phận kiến trúc để mang đến những thiết kế thống nhất cho quang cảnh đặc thù của thành phố. Bên cạnh đó, những thành phố khác như Helsinki, Phần Lan và Edmonton, Canada cũng đã có những giám đốc thiết kế riêng để khuyến khích cơ quan chính quyền tái lập lại hình ảnh nhận diện cho thành phố của họ.

Ủa vậy cụ thể thì CDO làm gì? Có nhất thiết tất cả các thành phố đều cần họ không hay chúng ta chỉ cần giao riêng lẻ từng cụm hình ảnh đô thị cho từng nhà thiết kế là đủ?

Vào năm 2000, Helsinki trở thành Thủ phủ văn hóa của châu Âu và đến năm 2012 đã đạt mức Thủ đô thiết kế tầm thế giới. Chính phủ lúc này nhận ra học cần một ai đó có thể thiết kế hình ảnh cho thành phố của họ đi xa hơn nữa, chính vì thế, sự có mặt của Anne Stenros, lúc đó có thể gọi là CDO đầu tiên nay đã là cựu CDO của thành phố Helsinki chính là sự giải thích cho tất cả.

rgb.vn_Anne-Stenros-Helsinki— Chân dung Anne Stenros, lúc đó có thể gọi là CDO đầu tiên ở Helsinki, Phần Lan 

Chính sách về thiết kế công cộng đầu tiên có chổ đứng ở Mỹ không?

Vai trò của Anna lúc này là giúp những ý tưởng mới được thực thi và tiếp cận vào quy trình chiến lược của thành phố đồng thời nâng cao thiết kế ở mức cao nhất. Những bước tiên phong, dĩ nhiên, thường rất khó khăn, cô giải thích: “Các nhà thiết kế không thể lamf việc một mình mà phải hợp tác với những công trình công cộng, những tổ chức, những nhà chiến lược chuyên nghiệp để có thể khuếch đại tầm ảnh hưởng của dự án. Lúc này, hầu như toàn bộ chính sách ở Scandinavia khá tiến bộ nhưng liệu chính sách thiết kế có được chân đứng ở Mỹ hay không?

Alex Kuby, nhà thiết kế cấp cao ở liên hiệp Hirsch Bedner (HBA), một trong những tổ chức thiết kế hang đầu ở L.A. Ông cho biết các thiết kế ở LA đều chỉ phục vụ cho những vấn đề thiết thực như không gian và thời tiết. Đổi lại, những đóng góp đó đều thực sự chạm đến từng ngõ ngách của thành phố. Ông tin rằng sự bùng nổ trong thiết kế này đã nâng cao chất lượng tổng thể của cuộc sống chứ không chỉ để mua vui. “Các nghệ sĩ được ủy nhiệm ở Los Angeles vẽ các bức bích họa trên các hộp tiện ích trên các đường phố thành phố,” ông trích dẫn như một ví dụ. “Những gì đã từng là cái gai trong mắt giờ đây lại trở thành một tác phẩm nghệ thuật xoa dịu những âu lo trong cuộc sống hàng ngày.”

“Bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến thiết kế”.

Thành phố Detroit cũng đang sử dụng cách tiếp cận tương tự, nhưng có hơi hướng tích cực hơn với mong muốn được tái thiết lập sau hệ quả khủng hoảng tài chính của thành phố trong thập kỷ qua bằng những thiết kế mới. Tổ chức phi lợi nhuận Design Core Detroit với vai trò hỗ trợ giới sáng tạo và các doanh nghiệp địa phương, tin rằng thiết kế đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của thành phố. “Đó là sợi chỉ luồn qua mọi thứ”, Olga Stella, Giám đốc điều hành của tổ chức cho biết. “Hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp đều cần một khía cạnh thiết kế nào đó.”

rgb.vn_Design Core Detroit

Hình ảnh văn phòng làm việc của tổ chức Design Core Detroit

Cô nhấn mạnh, Detroit là thành phố duy nhất ở Mỹ được UNESCO công nhận là Thành Phố của Thiết kế. Chính vì điều đó, cô hy vọng các thiết kế có thể được là một sự phát triển bền vững và công bằng, mang tầm ảnh hưởng đến toàn thể công dân xã hội theo một cách độc lập nhất. Cuối cùng hơn 60 dự án thiết kế của Design Core đã có sự góp mặt của 50 tổ chức khác nhau.

Hầu như những nhà thiết xem việc mang đến trải nghiệm cho loài người như một nghĩa vụ của mình, và những trải nghiệm đó dễ dàng được tiếp cận hơn ở các đô thị.” – Mat Hunter đến từ Hội đồng Thiết Kế Anh quốc chia sẻ. “Đứng trước vấn nạn gia tăng dân số cùng những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhiều nhà thiết kế đã ý thức được tầm ảnh hưởng của mình để có thể thay đổi điều đó. Tin tốt là ngày nay càng có nhiều nhà thiết kế được các tổ chức chính quyền địa phương tuyển dụng như dịch vụ y tế công cộng, tổ chức từ thiện hoặc tổ chức tư nhân khác. Điều này cho phép họ có thể cung cấp thiết kế của mình đến những môi trường khác nhau.

Justin Garrett Moore đến từ chường trình Bảo tồn và Hoạch định kiến trúc của trường đại học Columbia (GSAPP), Giám đốc của Ủy ban thiết kế công cộng ở thành phố New York tin rằng càng ngày càng có nhiều thành phố nhận thức được tầm quan trọng mà thiết kế mang lại cũng như những ảnh hưởng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Các cuộc hội thoại mang tính toàn cầu như sự bền vững xã hội và khả năng phục hồi khí hậu đều liên quan đến các quy trình thiết kế, chuyên môn thiết kế cũng như các công trình thiết kế nói chung.

Hầu như những nhà thiết kế xem việc mang đến trải nghiệm cho con người như một nghĩa vụ của mình, và những trải nghiệm đó dễ dàng được tiếp cận hơn ở các đô thị.”

“Tôi luôn cảm thấy rằng thiết kế luôn là một phần tranh cãi của cách thức vận hành cũng như giá trị của đô thị và xã hội.”- Tim Tompkins, Chủ tịch khu vực Times Square Alliance chia sẻ.  “Đặc biệt là đối với không gian công cộng, thiết kế có thể là một nơi đại diện cho nguyện vọng của xã hội – hoặc có thể là nơi tưởng trưng của sự thờ ơ và thiếu tôn trọng.

RGB.vn-Times-Square-Alliance— Khu vực Times Square Alliance

Tompkins, cũng là một nhà sáng lập và giám đốc tiền nhiệm của chương trình Partnerships For Parks, một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những nhóm cộng đồng có thu nhập thấp, sáng lập nên hiệp hội Bảo tồn Công viên Đô thị của Elizabeth “Betsy” Barlow Rogers. “Ở thời điểm đó, hầu như có rất ít những tổ chức đầu tư vào thiết kế công cộng bởi họ cho rằng những kẻ phá hoại sẽ làm hỏng những công trình mỹ thuật ấy. ” Tompkins nói. “Nhưng Betsy tin rằng nếu bạn thực hiện những thiết kế ấy như một khát vọng thể hiện sự tôn trọng của mình đến các công dân thành phố, họ sẽ tôn trọng những tác phẩm đó.”

Rogers lúc đó đã sử dụng nguồn tài chính và mạng lưới cá nhân để đóng góp vào dự án công viên Bethesda Fountain và biến nó thành biểu tượng của những thiết kế tuyệt hảo được bảo tồn. Một khi những công trình xưa cũ được bảo tồn cẩn thận, chúng sẽ thay đổi thái độ của công dân, họ nghiễm nhiên sẽ trân trọng chúng theo một cách trân trọng nhất.

Không lâu sau đó, khi đang chạy dự án thiết kế lại hình ảnh cho khu vực Times Square Alliance, Tompkins xem con đường của Rogers như một cảm hứng của mình nhằm rũ bỏ định kiến cho rằng nơi này thực sự không thể cứu vãn được. Anh ta tin rằng nó có thể là nơi dành cho tất cả người dân New York, nếu bạn đầu tư sang tạo một thiết kế đúng nghĩa, nó sẽ nâng cao nhận thức hình ảnh cho toàn bộ thành phố này. Đây là một phần của niềm tin vào sự thay đổi đến từ nghệ thuật”

Ông chỉ ra thực tế rằng vào 25 năm trước khi hình ảnh thành phố gần như bị hủy hoại, chính nhờ các thiết kế thông minh được tạo ra dưới sự hợp tác từ các nguồn lực lớn, sự việc đã thay đổi một cách đáng kể. “50 năm trước, tất cả mọi người đều hy vọng thành phố New York sẽ có được một hệ thống tàu điện ngầm sạch đẹp”, ông tiếp tục. “Ngày nay, chúng tôi mang đến một hệ thống nghệ thuật công cộng ấn tượng rải khắp các trạm dừng. Điều này thậm chí còn vượt xa hơn cả kỳ vọng đơn thuần từ 50 năm trước về sự kết nối giữa nghệ thuật và các công trình công cộng ở các đô thị.

Dịch & biên tập: An Du – RGB
Nguồn: Laura Feinstein 99u

 

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!