Thảo luận về việc làm thế nào để có được một Portfolio ấn tượng

Portfolio được xem như hành trang thiết yếu đối với một Graphic Designer. Tuyệt vời hơn nữa nếu như bạn có một Portfolio trực tuyến, nó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc mang theo khi gặp gỡ khách hàng hoặc phỏng vấn. Cùng RGB.vn tìm hiểu nhé!
 
Tập hợp các tác phẩm và trình bày chúng như thế nào trong Portfolio của bạn là một việc đòi hỏi phải có kỹ năng, và cách tốt nhất để làm được điều đó vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng Designer trên khắp thế giới. Không có một khuôn mẫu nào để thực hiện – nó luôn khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu hay ý thích của nhà tuyển dụng và khách hàng. Một vài quy tắc và lời khuyên đơn giản sẽ giúp bạn tưởng tượng dễ dàng hơn, và tôi cũng sẽ chia sẻ với các bạn những gì tôi rút ra được qua kinh nghiệm của chính mình và từ một số bài viết.

Đầu tiên chúng ta sẽ nói về Portfolio của bạn, và cách mà bạn trình bày về nó là cơ hội cho bạn tỏa sáng và giúp bạn thể hiện được:

  • Bạn có sự sáng tạo
  • Bạn có tư duy tốt
  • Bạn có kỹ năng giỏi
  • Bạn có khát vọng và đam mê

Đối tượng hướng đến


Câu hỏi đầu tiên mà một Designer phải đặt ra khi bắt tay vào thiết kế một dự án là hướng đến đối tượng nào. Tương tự như vậy, khi bạn chuẩn bị cho Portfolio của mình, bạn cũng phải đặt ra câu hỏi: Ai sẽ là người xem ? Họ cần gì và mong đợi ở bạn những gì?

Đối tượng của bạn sẽ tùy thuộc vào khả năng và công việc bạn lựa chọn, có thể là:

  • Một nhà tuyển dụng tiềm năng
  • Một khách hàng tiềm năng

Khi nhắm đến công việc trong ngành thiết kế, bạn phải lưu ý một điều, các nhà tuyển dụng trong ngành rất có khả năng cũng là Designer . Điều đó có nghĩa họ sẽ xem xét kỹ lưỡng công việc của bạn bằng sự sắc sảo của con mắt nhà nghề và họ sẽ muốn hiểu rõ bạn có thể đóng góp những gì cho từng dự án.

Nếu bạn tìm cơ hội việc làm ở những khách hàng tiềm năng thì họ, với một chuyên môn khác, sẽ tập trung vào việc liệu bạn có đủ kinh nghiệm để thiết kế tốt trong lĩnh vực họ sản xuất và phong cách thiết kế của bạn có phù hợp với thẩm mỹ của họ hay không.

Thích ứng với những điều mà bạn có thể

Nên cố gắng điều chỉnh sao cho Portfolio và phong cách trình bày của bạn thích hợp với từng loại đối tượng. Mặc dù điều đó có nghĩa bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nhưng nó sẽ rất có ích trong việc giúp bạn lôi kéo sự chú ý của người tuyển dụng. Và dĩ nhiên khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn vì sự thể hiện của bạn cho thấy rằng bạn hiểu về ngành nghề của họ.

Tìm kiếm thông tin

Hãy tìm hiểu trước vài thứ về nơi sẽ phỏng vấn bạn. Đó là dạng công ty gì ? Nếu là nhà tuyển dụng, sản phẩm của họ là gì ? Một công ty đơn lẻ hay một tập đoàn? Nếu là khách hàng, những sản phẩm của họ được thiết kế trước đây như thế nào ? Ngành hàng sản xuất và khách hàng của họ? May mắn là đa số các doanh nghiệp thời nay đều có website nên việc tìm hiểu nhhững thông tin đó sẽ khá dễ dàng.



Lựa chọn dự án



Hạn chế số lượng

 
Nếu có thể, hãy giữ con số trong khoảng 6 đến 10 project có quy mô tốt. Người ta thường không muốn coi hết mọi thứ bạn làm và hầu như sẽ đánh giá bạn sau 3 project đầu tiên. Nhưng rõ ràng nếu bạn không có nhiều sản phẩm trong project nào thì bạn có thể giới thiệu nhiều project hơn.


Chọn cái tốt nhất

 
Tôi không thể nhấn mạnh đủ về vấn đề này và bạn sẽ có thể nghe điều tương tự từ những người trong ngành: Chọn lựa cái tốt nhất và cái bạn muốn nói đến nhất. Nếu bạn không yêu thích nó và không thể nói gì về nó thì họ sẽ không thấy thú vị đâu. “Tôi biết chính mình” là điều hấp dẫn giúp Portfolio của bạn lọt vào danh sách những người có khả năng, dù điều đó không có nghĩa bạn là tốt nhất nhưng nó cho thấy bạn có kỹ năng hoặc thuộc phong cách mà khách hàng thích. Nhưng bạn không nên nói quá dài về nó, làm như vậy bạn sẽ đánh mất đi sự hấp dẫn của porfolio.


Thự tự trình bày của Porfolio ?

 
Dự án đầu tiên và dự án cuối cùng trong Portfolio của bạn sẽ luôn để lại ấn tượng trong tâm trí người xem nhiều nhất. Vì vậy hãy lựa chọn kỹ lưỡng những dự án sẽ đặt ở 2 vị trí đó. Thêm vào đó, project cuối cùng có thể là dự án mà bạn thích nói đến nhất hay có sản phẩm để họ có thể xem. Vì nó thường được đặt trên bàn khi bạn đang được phỏng vấn.

Những projects bạn cho mọi người xem ở phần giữa trong portfolio của mình nên được đưa ra để thể hiện nhiều kỹ năng và phong cách khác nhau. Hãy làm cho chúng trở nên lôi cuốn và gây ấn tượng bằng cách phối hợp nhiều thứ. Nếu có những mẫu cứ lặp đi lặp lại trong 1 project, hãy suy nghĩ đến việc đặt chúng và cũng xin đừng đặt chúng ở một cái project nào đó không liên quan đến nó, ví dụ, hãy đặt tất cả những logo hoặc brochure project liền kề nhau, như thế sẽ tốt hơn.

Thể hiện tính sáng tạo

 
Một trong những điều mà nhà tuyển dụng tiềm năng thường tìm kiếm là bạn đã hoàn thành thiết kế của mình như thế nào. Có thể họ sẽ hứng thú với tập phác thảo, quyển sổ ghi ý tưởng của bạn, moodboards hay những concept chưa được sử dụng. Đặt một vài thứ trong số đó vào portfolio của bạn nhưng không phải cho mỗi project. Chúng sẽ chứng minh khả năng suy nghĩ và phác thảo của bạn trước khi bắt tay vào làm việc trên máy tính. Bạn cũng nên tính đến việc chuẩn bị một hay hai mockup và mẫu in. Nó sẽ giúp cho portfolio của bạn trông không giống như bộ sưu tập hình ảnh những thiết kế, do đó sẽ giúp nó đáng nhớ hơn.


Không đưa những thứ bạn muốn bỏ ra

 
Điều đó có nghĩa gì ? Vâng một điều quan trọng phải nhớ là chỉ bỏ vào Portfolio những kiểu thiết kế mà bạn muốn nhận. Nếu bạn đã làm một số lượng lớn kiểu thiết kế đó nhưng giờ bạn cảm thấy phát chán với chúng thì đừng bỏ vào Portfolio cho dù bạn có nghĩ đó là những thiết kế tốt . Rất có thể là bạn sẽ phải nhận thêm những dạng thiết kế như vậy.


Trình bày những ý quan trọng

Tiêu chuẩn trình bày trong Portfolio của bạn phải là mức cao nhất bạn có thể đạt đến. Nhà tuyển dụng cũng như khách hàng sẽ đánh giá việc bạn dành sự chăm chút bao nhiêu cho các chi tiết này cũng như cho công việc thực tế. Nhưng đừng khoa trương quá – chất lượng làm việc và khả năng trình bày của bạn quan trọng hơn rất nhiều một portfolio không chân thật, bóng bẩy.



Trình bày công việc

 


Vậy là chúng ta đã xong phần tạo Portfolio của bạn, nhưng bạn cũng phải biết bạn sẽ nói về nó như thế nào.


Không dễ ?

Nghệ thuật trong việc nói về công việc của mình không phải là điều tự nhiên có được đối với các Designer – Tôi biết tôi đã không tìm ra nó dễ dàng lúc mới bắt đầu. Nhưng đó là một kỹ năng hay mà bạn phải tìm hiểu và học hỏi sớm nhất có thể. Đừng sợ sẽ phạm sai và cứ xem mỗi cuộc gặp gỡ như một cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng. Nó không chỉ giúp bạn nói về Portfolio của mình dễ dàng hơn mà cũng sẽ giúp bạn khi trình bày các concept, công việc thiết kế tốt với đồng nghiệp lẫn khách hàng.

Nó đơn giản chỉ là một quy tắc giao ước. Mục tiêu trình bày porfolio là để khơi dậy sự quan tâm đến công việc của bạn, không nên trình bày giống như một bài phát biểu hay thuyết trình. Hãy nhớ rằng, bạn đang trình bày về Porfolio của bạn chứ không phải bạn đang nói về bản thân mình.

 
Khi bạn nói đến qua từng dự án, bạn nên giới thiệu qua về nó, nhưng không dài dòng. Quan sát phản ứng của nhà tuyển dụng, cho họ đặt câu hỏi hoặc chỉ cần cho họ xem những thiết kế của bạn. Rất có thể họ đang tìm kiếm bạn thay vì công việc, nói chuyện với một số chi tiết về dự án – nói những gì trong dự án khiến bạn quan tâm đến nó. Hãy cho họ thấy những dấu hiệu bạn đã sẵn sàng cho một dự án mới.

Để giúp bạn rèn luyện kỹ năng trình bày về công việc, hãy thử với bất cứ khách hàng hoặc nhà tuyển dụng nào mà bạn có cơ hội gặp gỡ. Nếu khách hàng hay nhà tuyển dụng của bạn không phải là người thiết kế thì càng hay, vì nó sẽ giúp cho bạn không phải sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để trình bày Porfolio.


Thể hiện giá trị bản thân

Các nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn sẽ có ích như thế nào cho tổ chức của họ, và thông thường khi xem Portfolio của bạn, họ sẽ hỏi bạn đã đóng góp những gì cho các project. Cho dù bạn bị thôi thúc nói những điều hoa mỹ thì tôi khuyên bạn điều này: Hãy trung thực, tạo tín nhiệm cho bản thân và nói rõ ràng về khả năng của bạn.


Hiểu bản thân mình.

Bạn cũng nên bỏ chút thời gian để hiểu các điểm mạnh và điểm yếu trước khi đưa ra các thiết kế của mình. Nếu bạn không thể tự nhận xét, hãy nhờ các Designer khác để có được ý kiến khác quan từ họ (hãy chuẩn bị tinh thần cho các câu trả lời về ý tưởng của bạn khi họ có thắc mắc). Có thể bạn sẽ không trả lời những câu hỏi đặc biệt trong cuộc phỏng vấn nhưng dù sao cũng nên chuẩn bị trước.


Kết luận

 

Hãy nhớ rằng, kỹ năng trình bày về Porfolio được học trong suốt sự nghiệp của bạn chứ không phải từ trường lớp. Mỗi lần bạn thể hiện công việc của mình, nó sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm thông tin phản hồi từ khách hàng, nhà tuyển dụng giúp bạn cải thiện dần lên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một sự hướng dẫn khởi đầu tốt cho Portfolio của mình.

 

RGB.vn | Hòa Trần dịch theo Psd.tutsplus

Nhập hội Sáng tạo cùng RGB nha!