Khi bạn đối phó với khách hàng, có một tình huống mà bạn phải đối mặt, không cần biết bạn sẽ gặp phải khó khăn hay bất tiện gì, đó là: Phải làm thế nào để khách hàng công nhận thiết kế của bạn là hoàn hảo.
Bạn đã từng thực hiện thành công các dự án tương tự như vậy, nhưng đó cũng không phải lý do quan trọng có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn bạn cho dự án của họ. Lý do quan trọng nhất là: Bạn sẽ chứng minh để họ thấy thiết kế của bạn có thể làm thỏa mãn đòi hỏi và tất cả những gì họ muốn.
Tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là: Thực hiện một Tour hướng dẫn và dẫn dắt khách hàng qua từng ngóc ngách của dự án, đảm bảo lợi ích tốt nhất của khách hàng và lợi ích tốt nhất mà thiết kế có thể mang tới.
Chúng ta phải là ngọn hải đăng, đưa khách hàng của chúng ta vào bờ (Image credit)
Đương nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về khách hàng, nhưng, chúng ta cũng hiểu rằng nếu khách hàng không có chuyên môn trong lĩnh vực này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế. Trong những tình huống như vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện mọi thứ có thể trong khả năng của mình để thuyết phục khách hàng công nhận thiết kế của chúng ta là hoàn hảo, và nếu có bất kỳ thay đổi nào khác sẽ làm suy yếu khả năng truyền tải mọi thứ của trang web. Sự đối đầu này sẽ làm cho một trong hai bên khó chịu, nhưng chắc chắn rất cần thiết.
Rất nhiều nhà thiết kế muốn tránh xung đột, Họ để cho khách hàng của mình dịu xuống, hơn là phải tốn thời gian thuyết phục khi khách hàng của họ khăng khăng với quyết định thiết kế của mình.
Đây thường là một sai lầm và không phục vụ cho thiết kế, trong ý nghĩa thiết kế phải có sự tôn trọng tối ưu.
Chúng ta có được thiết kế này nhờ vào công việc sáng tạo của chúng ta, chúng ta phải tranh luận về bất cứ điều gì phục vụ thiết kế, dù là khách hàng đang thanh toán hóa đơn. Cuối cùng, chúng ta có thể phải chịu thua khách hàng nhưng ít nhất chúng ta đã cố gắng.
Dưới đây là một tổng quan về một số thủ thuật và kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng khi bạn phải tự mình đối phó với khách hàng. Những cách tiếp cận này có thể hoạt động một cách riêng biệt hoặc kết hợp, nhưng ít nhất chúng có thể cung cấp một điểm khởi phát để giúp bạn đề xuất một hóa đơn tốt nhất và dẫn dắt khách hàng đến những nơi họ cần phải đi một cách chính xác.
Tự tin là vua
Cho dù trong hoàn cảnh như thế nào, trong mọi sự tương tác với cả khách hàng tiềm năng và khách hàng chúng ta đang làm việc, bạn cũng phải tự giới thiệu về mình một cách tự tin. Sự tự tin sẽ giúp bạn làm cho sự tương tác với khách hàng trôi chảy hơn và ngăn cản ý định muốn thử thách bạn của họ. Đây không phải là một công thức chắc chắn để làm cho khách hàng chiều theo ý của chúng ta. Nhưng, chúng ta càng tự tin vào khả năng và kỹ năng của chúng ta, gần như chúng ta đã tự cho phép mình đi đến quyết định thiết kế cuối cùng.
Một số khách hàng- không phải tất cả- sẽ chụp ngay một điều gì đó mà mình không chắc chắn.
Chỉ cần một dấu hiệu nhỏ nhất của sự sợ hãi, cũng sẽ đặt con vật vào tình thế nguy hiểm, trong một vương quốc của sự chuyên nghiệp, dấu hiệu nhỏ nhất của sự nghi ngờ có thể báo hiệu sự nguy hiểm đối với nhà thiết kế nếu khách hàng phát hiện thấy.
Chúng ta phải duy trì thái độ tự tin mặc dù chúng ta phải đối phó với khách hàng, đặc biệt nếu chúng ta đang cố gắng thuyết phục họ rằng thiết kế của chúng ta không cần phải điều chỉnh. Chúng ta phải nắm vững ranh giới riêng của chúng ta, và nếu chúng ta có đủ khả năng quyết đoán, chúng ta có thể giữ khách hàng từ khả năng thuyết phục của chúng ta.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể nói với khách hàng để thể hiện thái độ tự tin của bạn:
- “Tôi nghĩ đề xuất của anh có thể giúp ích cho dự án về lâu về dài, nhưng, tôi tự tin rằng thiết kế như tôi đã cung cấp cho anh sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.”
- “Tôi đã xem xét các phương pháp thay thế, tôi khẳng định thiết kế này sẽ phục vụ cho dự án tốt nhất.”
- “Tôi đã hiểu những điểm anh muốn thiết kế này nhắm tới, nhưng, tôi tin rằng phương án này sẽ cung ứng được những yêu cầu đó của anh.”
Tóm lại
- Mỗi một cuộc gặp là một cơ hội để bạn thể hiện sự quyết đoán và niềm đam mê của bạn dành cho dự án.
- Luôn luôn phải tỏ ra tự tin, dù cho bối cảnh của cuộc gặp như thế nào.
- Hãy quyết đoán khi thảo luận về mọi thay đổi trong toàn bộ thiết kế.
Nhắc nhở họ lý do họ đã thuê bạn.
Sự tự tin đưa bạn đến chiến thuật tiếp theo đó là làm cho mọi sự cân nhắc về thiết kế đi theo cách của bạn. Bạn cần nhắc nhở khách hàng lý do họ đã thuê bạn. Nhưng, không có nghĩa bạn phải mang tới các thông tin và chứng thực để sẵn sàng đưa cho họ xem khi bạn cảm thấy bị nghi ngờ. Thay vào đó, điều này có nghĩa: bạn phải diễn đạt một cách nhất quán hình ảnh của một người đam mê nghề nghiệp đang tập trung hoàn toàn vào dự án của khách hàng…dù cho, thực tế hoàn toàn không như vậy.
Nhắc nhở họ một cách tế nhị rằng bạn là một chuyên gia. Các kỹ năng và khả năng của bạn là những gì bạn có thể làm để dự án này đi vào cuộc sống. Không bao giờ làm cho khách hàng phải nghi ngờ về điều đó. Đừng để cho họ cảm thấy bạn bị phân tâm vì trò chơi kết thúc. Khi khách hàng yêu cầu bạn sửa đổi một điều gì đó mà họ cảm thấy có vấn đề, bí quyết và kinh nghiệm sẽ cắt bỏ ý nghĩ mơ tưởng của họ. Và buộc phải nhắc nhở họ tại sao họ nên lắng nghe. Đó là việc thiết lập sự tin tưởng và làm cho họ phải chiều theo ý kiến của bạn. Các kỹ năng và khả năng của bạn sẽ làm cho quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể nhắc nhở khách hàng tại sao nên lắng nghe bạn:
- “Tôi hiểu những gì anh nói. Tuy nhiên, với những năm tôi đã trải qua và những kinh nghiệm của tôi đã có trong lĩnh vực này, về phía cá nhân tôi, tôi muốn giữ lại thiết kế này.”
- “Tôi chỉ muốn mang lại điều tốt nhất cho dự án của anh. Và với tất cả những gì tôi đã làm cho khách hàng của mình hài lòng trước kia, tôi có linh cảm rất tốt về thị trường này. Vì vậy, hãy tin tôi, tôi nghĩ đây là điều tốt nhất cho tương lai phát triển của anh.”
- “Với những hiểu biết của mình, tôi tin chắc rằng thiết kế này hoàn toàn đáp ứng được tất cả nhu cầu của anh.”
- “Theo những nhận định về chuyên môn của mình, đó cũng là một phần lý do anh đã thuê tôi, tôi nghĩ nếu chúng ta thay đổi sẽ có những bất lợi đến tính hiệu quả của thiết kế.”
Tóm lại
- Hãy làm cho khách hàng của bạn luôn nhớ tới kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
- Hãy thể hiện cho họ thấy niềm đam mê của bạn trong dự án của họ, rằng bạn đã phải suy nghĩ, tư duy về nó.
- Nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng bằng các khả năng của họ, để họ họ cảm thấy thoải mái khi chiều theo ý của bạn.
So sánh những thành công
Nếu những nhắc nhở của bạn về trình độ thiết kế không làm cho khách hàng chiều theo ý của bạn- bạn có thể sử dụng cách so sánh thiết kế – hoặc ít nhất tìm ra một số yếu tố để tranh luận – tác phẩm mà bạn đã thành công trên thị trường này. Đó không phải là phương pháp luôn đúng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận nó. Đưa ra quyết định thuê bạn, chắc chắn họ đã dựa trên tác phẩm bạn đã làm trước kia, những so sánh như vậy có thể có hiệu quả trong việc thuyết phục khách hàng chấp nhận thiết kế mà bạn đang đề nghị.
Đôi khi, so sánh với những thành công trong quá khứ có thể làm cho khách hàng của bạn thích thú với đề nghi hiện tại của bạn. (Image credit)
Đây không phải là một chiến lược luôn tốt nhất vì có thể làm cho một số khách hàng phải đề phòng một chút. Nếu họ nói thiết kế cần một cái gì đó hơn thế, và bạn đáp ứng bằng cách gợi lại một dự án tương tự mà bạn đã làm và đã thành công, họ có thể cho rằng thành công này đã trở thành nguyên nhân về cái tôi của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể khéo léo điều khiển khách hàng đến với quyết định đúng đắn bằng cách mô tả một mô hình tương tự liên quan đến dự án của họ và nó đã sử dụng các kỹ thuật và phương pháp tương tự một cách hiệu quả, bạn có thể có được một cái gì đó. Cung cấp một so sánh để đảm bảo lại một lần nữa với họ, vì sự không chắc chắn là nguyên nhân gây ra đề kháng của khách hàng.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể nói khi sử dụng một mô hình so sánh:
- “Đó là một gợi ý tốt, nhưng nếu chúng ta nhìn vào _____, chúng ta có thể thấy rằng đi theo hướng này có thể phản tác dụng với các mục tiêu của anh.”
- “Trong khi _____ chúng ta sẽ phải đương đầu với việc làm giảm thành công của dự án nếu chúng ta làm theo hướng đó, tôi tin dự án sẽ được phục vụ tốt hơn bằng cách gắn bó với thiết kế như tôi đã cung cấp.”
- “Nếu chúng ta nhìn vào đó _____ như là một ví dụ. Anh có thể thấy phương án này tốt như thế nào. Và tôi không có gì nghi ngờ anh cũng sẽ gặt hái được những thành công tương tự trong thị trường của riêng anh.”
Tóm lại
- So sánh thiết kế với một thiết kế trước đó của bạn đã có được thành công với những khách hàng có dự án liên quan.
- Hãy thật khéo léo, vì vậy, không giống như bạn đang cố dùng sức để uốn cong một cái gì đó mà là bạn đang cố gắng diễn thuyết về những mối quan tâm của họ.
Hãy làm cho thiết kế của bạn giống như là ý tưởng của khách hàng.
Một chiến thuật phức tạp hơn đó là: Làm cho khách hàng cảm thấy dường như thiết kế này được tạo ra từ ý tưởng của họ. Về cơ bản, thiết kế sẽ là ý tưởng của họ, nhưng làm cho họ hiểu nó, không phải là nhiệm vụ đơn giản nhất, đặc biệt nếu họ nhận thức rằng thiết kế của bạn chưa hoàn thiện và cần phải sửa đổi. Bạn cần phải giữ vững lập trường. Hãy giải thích cho khách hàng lý do tại sao bạn đã thực hiện những lựa chọn như vậy và chúng sẽ đáp như thế nào với những gì khách hàng của bạn đang yêu cầu.
Về cơ bản, phải trình bày như thế nào để khách hàng của bạn nhận thấy thiết kế đã thực sự thể hiện được những yêu cầu ban đầu của họ, và trong thực tế, thiết kế được tạo ra theo ý tưởng của họ. Điều này có thể tránh cho bạn phải đối diện với câu nói: họ đã sai, và bạn chỉ cần cho họ thấy những yêu cầu mới của họ mâu thuẫn với mục đích và động lực ban đầu của dự án.
Đây là một phương pháp thực hành về tâm lý học: tâm lý đảo ngược, và nó đã rất thành công với một số nhà thiết kế trước đây. Với dạng khách hàng phù hợp, phương pháp này sẽ rất hiệu quả. Nếu bạn nghĩ đây là con đường dành cho bạn, hãy hỏi khách hàng thật nhiều câu hỏi ngay từ đầu để làm cho quá trình này trở nên thuận lợi hơn. Bạn sẽ có khả năng làm cho lời thuyết phục của mình hiệu quả hơn nhiều.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm cho khách hàng của bạn nghĩ rằng thiết kế này là làm theo ý tưởng của họ.
- “Trong lúc tôi tìm một ý tưởng mới, tôi nghĩ tới những ý tưởng ban đầu của anh, trong đó có những ý tưởng đã thúc đẩy tôi tạo ra thiết kế này, nó là một phương pháp hiệu quả hơn nhiều trong lĩnh vực của anh.”
- “Tôi sẽ đề nghị không thay đổi khía cạnh của thiết kế, hoặc anh sẽ có nguy cơ làm mất các ý tưởng ban đầu _____ anh muốn truyền đạt.”
- “Thực hiện sự thay đổi gần như chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới lời hứa đối với yêu cầu ban đầu của anh.”
Tóm lại
- Hãy giải thích rằng thiết đã được tạo ra từ các chi tiết kỹ thuật của họ, và chỉ ra cho khách hàng thấy rằng làm theo cách này là đúng.
- Hãy chỉ cho họ thấy rằng những thay đổi này sẽ mâu thuẫn như thế nào với sứ mệnh mà họ đã chấp nhận lúc đầu.
- Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi ngay từ đầu về những gì khách hàng muốn làm để quá trình này dễ dàng hơn.
Đừng bảo thủ
Một điều nữa cần thực hiện trong quá trình trao đổi cũng là một chút khó khăn đó là, đừng bảo thủ. Về cơ bản, việc bảo thủ sẽ đi ngược lại với mục đích của bạn, trong trường hợp này, bạn cần phải chuyên nghiệp.
Thiết kế sẽ phản ánh bạn và sẽ định hình danh tiếng của bạn, do đó, khi khách hàng đặt câu hỏi về một trong những lựa chọn của bạn, bản năng tự nhiên của bạn là phòng thủ. Nhưng, phản ứng theo cách này sẽ là một sai lầm, và bạn biết điều đó.
Có những lần chúng ta phải hạ cái tôi của mình xuống và không được bảo thủ.(Image credit)
Bạn không có lý do gì để tạo bất đồng mang tính cá nhân. Khách hàng của bạn không tấn công bạn. Họ thực sự quan tâm đến dự án- không đề cập đến kết quả cuối cùng của họ – vì vậy, đừng có làm điều đó với bạn. Nếu họ thấy bạn bảo thủ, họ sẽ cho rằng cái tôi của bạn quan trọng đối với bạn hơn là dự án, và sẽ phản ứng lại. Và họ sẽ suy nghĩ, họ không cần nghe lời khuyên của bạn nữa.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể sử dụng để thuyết phục khách hàng của bạn mà không làm cho họ cảm thấy bạn đang bảo thủ:
- “Đó là một ý tưởng hay. Thực tế, tôi đã xem xét một vài điều tương tự trước khi tôi đưa ra giải pháp này, chỉ vì đây là một phương tiện vững chắc hơn để thực hiện những gì anh đang yêu cầu .”
- “Tôi đã thấy giá trị trong các ý tưởng của anh, việc thực hiện chúng không chỉ sẽ vượt ra ngoài những nhu cầu của dự án, mà còn có khả năng làm tốn nhiều thời gian và chi phí để tạo ra kết quả cuối cùng.”
- “Tôi nghĩ ý tưởng của anh sẽ tạo nên một số thay đổi thú vị. Nhưng, tôi không dám chắc những thay đổi này có phục vụ cho những đòi hỏi của dự án hay không.”
Tóm lại
- Hãy giữ tính chuyên nghiệp, và không yêu cầu sửa đồi theo quan điểm cá nhân.
- Đây là những gì phục vụ tốt nhất cho dự án, không phải cho danh tiếng của bạn.
- Bảo thủ thường chỉ làm cho khách hàng cũng sẽ hành động như vậy.
Không thách thức khách hàng
Một lý do nữa khi cố gắng thuyết phục khách hàng làm theo lời khuyên của bạn, đó là bạn đừng làm như bạn đang thách thức họ. Tất nhiên, bạn không thách thức họ, và bạn cần làm cho họ có thể phân biệt rõ ràng. Tình huống này yêu cầu phải khéo léo; bạn muốn thể hiện rằng bạn chỉ muốn những điều tốt nhất cho dự án, mà không phải là đang nghi ngờ ý kiến và ý tưởng của họ.
Hầu hết mọi người đều không thích bị thử thách, đặc biệt là những người mà họ đang phải trả tiền, bởi vì họ sẽ cảm thấy nó không giống như quy luật tự nhiên. Vì vậy, hãy cẩn thận. Họ sẽ hiểu rằng bạn đang chưng cất những ý tưởng của họ, điều khiển họ đi theo nguyện vọng hợp lý của họ, không nghi ngờ về những gì họ yêu cầu bạn. Điều này nghe có vẻ trái ngược với tiêu đề của bài này, nhưng nếu bạn làm mất sự ủng hộ của khách hàng, bạn sẽ ít có cơ hội điều khiển họ thông qua quá trình này.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể tham khảo để nói với khách hàng mà không làm cho họ cảm thấy bạn đang thách thức họ.
- “Thay đổi theo yêu cầu của anh là hoàn toàn có thể, nhưng nếu anh xem lại thiết kế tôi đã gửi, anh sẽ thấy nó đã hoàn toàn đáp ứng được các mục tiêu này.”
- “Anh hoàn toàn có lý, đó có thể là một thay đổi thú vị cho thiết kế. Tuy nhiên, tôi không dám chắc nó có phục vụ cho chức năng của trang web không.”
- “Tôi không bao giờ cho rằng anh sai, tôi cảm thấy có lẽ tôi đã không giải thích đầy đủ những lợi ích từ phương pháp mà tôi đang đề xuất.”
Tóm lại
- Tạo ấn tượng với họ không có nghĩa là bạn thách thức ý tưởng của họ, đúng hơn bạn bạn đang phục vụ thiết kế một cách tốt nhất có thể.
- Làm cho họ cảm thấy bạn đang chọn lọc những đề nghị của họ và tập trung lại những ý tưởng mà họ đã đưa ra.
Thảo luận về kinh doanh, không đề cập đến kiểu dáng thiết kế
Đối với các nhà thiết kế, việc chúng ta nói về kiểu dáng thiết kế là quá dễ dàng, nếu chỉ dừng lại như vậy, chúng ta có thể làm mất khách rất nhanh. Hãy thảo luận về kết quả kinh doanh mà quyết định thiết kế mang lại, tập trung vào giải thích tại sao thiết kề là để phục vụ cho những lợi ích kinh doanh của họ, đừng có nhắm vào việc giải thích tại sao tính thẩm mỹ của nó là hoàn hảo.
Họ sẽ tập trung vào thị trường của họ, và bạn cần phải làm nổi bật hội thoại trên thị trường đó. Mức độ phù hợp là rất quan trọng. Họ không quan tâm thiết kế có phải sẽ có một cái gì đó có kiểu dáng nhất để làm nổi bật trang web hay không; họ sẽ quan tâm đến thiết kế phục vụ cho những mục đích của họ như thế nào. Nếu bạn thuyết phục họ rằng bạn đã bắt đầu từ việc suy nghĩ về mục đích kinh doanh của dự án, bạn sẽ có một lợi thế trong việc thuyết phục. Họ sẽ biết bạn hiểu vị trí của họ và sẽ có thể lắng nghe và làm theo lời khuyên của bạn. Khi bạn đang giải thích lý do tại sao trang web là hoàn hảo: hãy bám hoàn toàn vào việc kinh doanh và thiết kế này mang lại.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể dùng để trình bày với khách hàng rằng bạn đang tập trung vào vấn đề kinh doanh:
- “Nhìn vào thiết kế này dưới góc độ hoàn toàn kinh doanh, tôi thấy thiết kế có rất nhiều tiềm năng. Những thay đổi mà anh đề nghị, rất tốt, nhưng có thể sẽ làm gián đoạn kết quả cuối cùng.”
- “Tôi nghĩ quan trọng cần lưu ý đó là việc thay đổi này có thể làm xáo trộn khả năng của thiết kế, csk lại tôi tin thiết kế này sẽ thực hiện một cách có hiệu quả trên thị trường, nơi bạn đang muốn hướng tới.”
Tóm lại
- Luôn thảo luận về những gì liên quan đến việc kinh doanh của họ, không phải là tạo kiểu dáng.
- Hãy làm cho họ cảm thấy giống như bạn biết họ sẽ đi đến đâu.
- Nhắm vào những nhu cầu kinh doanh của họ, không phải tập trung vào những hấp dẫn của thiết kế.
Không bao giờ tùy tiện
Khách hàng cần cảm thấy như bạn đang nghe những gì họ nói, nếu bạn muốn có được lòng tin của họ; nếu không, việc thuyết phục họ lựa chọn thiết kế của bận sẽ khó khăn hơn. Mọi nỗ lực của bạn đang thực hiện để bảo đảm, làm theo cách của bạn, tiến trình thiết kế sẽ trôi chảy hơn.
Chỉ vì bảo thủ, bạn có thể làm cho khách hàng bảo thủ, không xem xét vị trí và ý tưởng của khách hàng một cách đúng đắn, có thể làm cho họ không chấp nhận thiết kế của bạn. Và, tất cả những nổ lực thuyết phục khách hàng của bạn đó là: không cần điều chỉnh nào nữa, mọi điều chỉnh thêm chỉ là vô ích. Vì vậy, hãy đảm bảo họ hiểu điều đó vì bạn đã nghe những gì họ nói, có lẽ lại phải cần đến phương pháp so sánh. Thể hiện cho họ thấy một số thương hiệu khách cũng mắc phải tình huống tương tự.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để khách hàng cảm thấy bạn đã nghe những gì họ nói:
- “Tôi đã nghe những gì anh nói, và tôi nghĩ điều đó có thể hiệu quả trong những hoàn cảnh thích hợp, tôi chỉ không dám chắc đi theo hướng này sẽ hợp lý đối với dự án chúng ta đang bàn tới.”
- “Tôi thực sự thích ý tưởng của anh, nhưng tôi nghĩ tại thời điểm này, nếu chúng ta thực hiện những thay đổi này sẽ làm xáo trộn thiết kế hơn là tăng cường nó.”
Tóm lại
- Hãy lắng nghe ý kiến và ý tưởng của họ, và thảo luận về chúng.
- Sử dụng so sánh để thể hiện cho họ thấy lý do tại sao những đề nghị thay đổi của họ sẽ không chứng minh được hiệu quả.
Không được nói át khách hàng của mình, và cũng đừng tâng bốc họ.
Nếu bạn muốn chắc chắn với khách hàng bạn đã hiểu ý tưởng của họ, vấn đề tiếp theo sẽ giúp bạn thực hiện và thuyết phục họ chỉ có thiết kế này là phù hợp. Đừng nói át họ khi bạn đang giải thích. Thay vì vậy, giáo dục họ về những vấn đề phù hợp hơn trong quá trình thiết kế và làm thế nào thiết kế có thể thực hiện được các mục tiêu của họ. Đôi khi, ngôn ngữ cũng sẽ là rào cản để khách hàng có thể hiểu được quan điểm của bạn.
Nếu bạn quan tâm đến việc giải thích lý do đằng sau lời hướng dẫn của bạn, khách hàng sẽ đánh giá cao điều đó và cởi mở với cách suy nghĩ của bạn, một đặc điểm hiếm thấy trong lĩnh vực này. Khách hàng sẽ cảm thấy niềm đam mê của bạn. Cách tốt nhất sẽ giúp ai đó hiểu được quan điểm của bạn, đó là làm cho họ thấy rõ cách bạn đã đến được đó. Khách hàng thiếu kiến thức về thiết kế, và bạn phải thực hiện tất cả những gì tốt nhất để có thể trở thành cầu nối trong sự cách biệt đó.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể nói để giáo dục khách hàng theo quan điểm của bạn:
- “Anh không phải là nhà thiết kế, tôi hiểu điều đó, có lẽ tôi sẽ giải thích cho anh hiểu thiết kế hiện nay đã đi theo hướng đó như thế nào.”
- “Có thể tôi quá táo bạo, nhưng những đề nghị của anh khiến tôi hiểu rằng anh đang bỏ lỡ một số điểm quan trọng hơn của phiên bản hiện nay. Tôi rất thích lướt qua các mục tiêu của dự án này với anh để chỉ cho anh thấy mỗi một mục tiêu đó đang được đáp ứng như thế nào”
- “Tôi đánh giá cao sự phân vân của anh, và tôi không muốn làm giảm mối quan tâm của anh, nhưng nếu anh cho phép, tôi có thể chỉ dẫn anh về thiết kế hiện tại và hy vọng có thể giảm bớt những e sợ mà anh có thể có.”
Tóm lại
- Giáo dục khách hàng về các lựa chọn thiết kế bạn đã làm và những lý do thiết thực đằng sau đó.
- Phá vỡ rào cản ngôn ngữ sáng tạo giữa bạn và khách hàng.
- Hãy để niềm đam mê của bạn thể hiện cho khách hàng hiểu được rằng thiết kế này quan trọng đến thế nào.
Hãy xem xét từ các góc độ khác nhau
Khách hàng có một định hình kinh doanh trong đầu, và nó hoàn toàn hợp lý. Có lẽ ban nên cân bằng quan điểm này với một quan điểm khác, một trong những quan điểm mà khách hàng của bạn có thể không chú ý tới: đó là người dùng sản phẩm. Mỗi khi bạn yêu cầu khách hàng thỏa hiệp về đề nghị của họ, hãy trình bày tất cả các khía cạnh mà bạn đã xem xét, vì điều đó thể hiện bạn không khó tính hay bảo thủ. Bạn hành động vì lợi ích tốt nhất của dự án.
Hơn nữa, điều đó thể hiện bạn đã thực sự lắng nghe ý tưởng của khách hàng, thể hiện bạn cũng đã xem xét đến khía cạnh của người dùng sản phẩm,
Ngoài ra để cho thấy rằng bạn thực sự lắng nghe ý tưởng của họ, cho thấy rằng bạn đã xem xét quan điểm của người dùng cuối cùng, người sẽ tiếp nhận thiết kế. Điều này làm nên một chiều hướng kinh doanh tốt, một luận cứ để tranh luận, và nó thúc đẩy đến việc tại sao phải giữ thiết kế này lại. Đưa ra cho khách hàng thấy khía cạnh hạn chế và thực tế đó là bạn hỗ trợ quan điểm của bạn với sự xem xét về triển vọng khác.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể nói để hỗ trợ khách hàng nhìn thấy quan điểm của người dùng:
- “Tôi hiểu những gì anh yêu cầu, nhưng đứng dưới góc độ của người dùng, tôi nghĩ những thay đổi này có thể có hại nhiều hơn là có lợi.”
- “Hãy đưa người dùng sản phẩm của anh vào để chúng ta cùng xem xét, tôi tin chắc chắn rằng những thay đổi mà anh yêu cầu sẽ tạo ra một khả năng rất khó sử dụng.”
- “Tôi rất hiểu điều anh muốn nói, nhưng, tôi không chắc chắn có hoàn toàn thích ứng với quan điểm của người dùng hay không.”
- “Những thay đổi mà anh yêu cầu, nghe có vẻ mang tính kỹ thuật, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thói quen người sử dụng và làm cho nó trở nên không khả thi trong trường hợp này.”
Tóm lại
- Xem xét thiết kế từ góc độ tầm nhìn của người sử dụng và đưa ra quan điểm.
- Chứng minh rằng lời khuyên của bạn biểu thị một phương pháp kinh doanh hợp lý, nó sẽ làm cho khách hàng dễ chấp nhận hơn.
- Đưa ra những con số: quan điểm của khách hàng & quan điểm của nhà thiết kế và người dùng. Hai quan điểm ngược lại với một.
Điều khoản trong một hợp đồng tôn trọng lương tâm
Điều cuối cùng này luôn không phải là một điều dễ nhất để lôi kéo, nhưng nó chắc chắn là một sự cầu may có giá trị: gọi là điều khoản hợp đồng tôn trọng lương tâm là như vậy. Điều này có nghĩa là cả bạn và khách hàng đều sẵn sàng ký vào bản hợp đồng, trong bản hợp đồng này, hầu hết các nhà thiết kế không bao giờ làm việc đại khái, qua loa. Ngay từ khi bắt đầu quá trình, hãy cố gắng viết bằng một điều khoản cho phép tất cả các quyết định thiết kế cuối cùng thuộc về bạn, đặc biệt nếu bạn xác định một sự thay đổi yêu cầu sẽ có tác động tiêu cực đến sản phẩm.
Hợp đồng có thể là chìa khóa để bạn đưa ra quyết định cuối cùng trong dự án…nếu bạn thiết lập nó một cách hợp lý. (Image credit)
Không phải mọi khách hàng sẽ đồng ý với điều này, nhưng trong các trường hợp đồng ý và với khách hàng đồng ý, đây sẽ là một cách hiệu quả để tránh căng thẳng. Khi bạn thấy thiết kế như đã hoàn thiện, nhưng khách hàng còn muốn nhiều hơn nữa. Hãy cố gắng trấn an họ rằng bạn thực hiện điều khoản này chỉ để bảo vệ lợi ích tốt nhất của sản phẩm. Hãy cho phép họ bổ sung những quy định nếu điều đó làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn.
Những điều cần nói
Dưới đây là một vài điều bạn có thể sử dụng để giải thích cho khách hàng hiểu về những điều lợi khi ký một bản hợp đồng tôn trọng lương tâm:
- “Trong tất cả những điều khoản hợp đồng, đây là một trong những điều tốt nhất để tạo ra những lợi ích tốt nhất của dự án.”
- “Không có bản hợp đồng này, tôi cảm thấy giống như thiết kế sẽ có thể có những thiệt hại về những điều bổ sung không cần thiết.”
- “Nếu anh muốn bảo đảm thiết kế đạt hiệu quả nhất cho dự án của anh, không có gì phải lo lắng về điều khoản này, vì điều khoản này chỉ có một mục đích duy nhất: phục vụ cho thiết kế.”
Tóm lại
- Hãy viết một điều khoản vào trong hợp đồng cho phép bạn có quyền quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến thiết kế.
- Hãy đưa cho khách hàng một lựa chọn để sửa đổi điều khoản cho đến khi họ chắc mọi thứ đều tốt.
Kết luận
Đây là tất cả những lời khuyên và phương pháp chúng ta phải sử dụng trong quá trình đàm phán. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến nào về những gì tôi đã trình bày ở trên hay bạn có ý kiến riêng về chủ đề này, xin vui lòng cho biết trong phần bình luận bên dưới. Xin cảm ơn.
Theo Vnwordpress / SmashingMagazine
Rất rất là bổ ích 😉