Tương lai của ngành Thiết kế – Phần 2

Thiết kế luôn luôn thay đổi, và những thay đổi thường được tạo ra bởi chính thiết kế. Giờ đây khi công nghệ và ngành công nghiệp sáng tạo ngày càng liên kết, chúng ta đang được ở trên đỉnh cao của một giai đoạn quan trọng trong lịch sử thiết kế, một giai đoạn khó dự đoán. Những câu chuyện khoa học viễn tưởng trong quá khứ đã cho thấy những chiếc xe di động (hover-cars), hologram, và dịch chuyển các vật phẩm và đáng kể nhất là Internet và hệ quả của nó.

Những người có khả năng năng sẽ giúp quyết định cách đổi mới trong công nghệ không chỉ nhìn vào chức năng mà còn là những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng RGB đến với phần 2 trong câu chuyện về tương lai của ngành thiết kế nhé!

[quote]Thẩm mỹ học sẽ đi sau các vấn đề nhân đạo[/quote]

rgb.vn-futureofdesign_thumb

“Chúng ta là các nhà thiết kế, nhưng cơ bản chúng ta đều là công dân xã hội, vì vậy tại sao không sử dụng các kỹ năng của mình để thúc đẩy xã hội. Ví dụ như khi làm việc, các chúng ta có thể khuyến khích khách hàng ‘tái thiết kế’ lại tổ chức kinh doanh sao cho bền vững hơn và nhận thức được trách nhiệm xã hội, sinh thái và tầm chính trị. Nên nhớ rằng, cung cấp một sản phẩm với vẻ ngoài bắt mắt, tươi mới tất nhiên là quan trọng, nhưng nó sẽ chỉ chiếm 10% công việc mà thôi”.

— Erwin K. Bauer, Nhà sáng lập và Thiết kế của Buero Bauer, Vienna

Thiết kế sẽ nghiêng về thính giác hơn là thị giác.

“Công nghệ điều khiển bằng giọng nói sẽ cần ít nhu cầu về thiết kế giao diện. Các nhà thiết kế ánh sáng và âm thanh sẽ nhận ra vai trò mới của mình, cũng giống như các copywriter và các nhà thiết kế UX sẽ cần xác định nhóm người dùng. Các nhà thiết kế đồ hoạ và họa sĩ vẽ minh hoạ sẽ cần thiết kế nhân vật với những hỗ trợ về kỹ thuật số, trải nghiệm thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) và ảnh nổi ba chiều.

— Laszlito Kovacs, Giám đốc sáng tạo WeTransfer, Amsterdam

Các nhà thiết kế sẽ phải đa dạng hóa những kỹ năng.

“Trong tương lai sẽ không còn tồn tại ranh giới giữa công việc thiết kế điển hình hay xây dựng thương hiệu. Khi bắt đầu một công việc, chúng ta sẽ không thể dự đoán được thành phẩm cuối cùng sẽ như thế nào cũng như các yếu tố xoay quanh quá trình thiết kế mà sẽ luôn hướng về các thiết kế dành cho công nghệ, các phương pháp thiết kế, ứng dụng, phương tiện truyền thông hoặc các định dạng mới nhất của sản phẩm. Đó chắc hẳn sẽ là một khoảng thời gian thách thức vô cùng hấp dẫn với các nhà thiết kế.

Tuy nhiên, sẽ vẫn luôn có chổ cho các chuyên gia, người chỉ chuyên về những thứ họ thực sự giỏi, nhưng số đông còn lại thì cần phải đa dạng hóa. Các nhà thiết kế cần phải có nhiều kỹ năng và tài năng thu hút được các nhà đầu tư để tạo ra được những quảng cáo thực sự ấn tượng. ”

— Katie Taylor, Giám đốc Sáng tạo và Điều hành công ty Brand Union, Berlin

Sự gia tăng của những người hành nghề độc lập sẽ đe doạ mô hình cơ quan truyền thống.

“Các cá nhân và các studio làm việc độc lập đang được xây dựng và trở nên vững chắc trong nhiều năm nay. Người ta có thể xác định điều này như một “ngành công nghiệp thiết kế mới” hoặc “một ngành công nghiệp được tái thiết kế”. Cách chúng ta làm việc đang dần trở nên bền vững hơn trên phương diện kinh tế.

Theo quan điểm của chúng tôi, chủ nghĩa doanh nghiệp là chìa khóa cho loại hình hoạt động độc lập này. Chúng ta cần giúp các nhà thiết kế trẻ hiểu rõ: Làm việc độc lập thường được coi là “phản văn hoá”, nhưng tương lai sẽ không còn nữa và họ nên lợi dụng điều đó như một bước tiến của mình. Giáo dục sẽ rất quan trọng không chỉ để làm rõ sự thay đổi này, mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mới để khai thác tiềm năng bản thân. ”

— Rory McGrath, Đồng sáng lập công ty OK-RM, Luân Đôn.

Thuộc tính thiết kế sẽ là mấu chốt

“Làm việc như một họa sĩ minh hoạ gắn liền với thực tế, đầu óc tôi luôn không ngừng xoay quanh những thứ liên quan đến hình ảnh, điều này khiến tôi hứng khởi nhưng đôi lúc cũng mệt mỏi lắm. Với tôi, điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc của hình ảnh đó từ đâu thay vì chỉ bắt chước vẻ ngoài. Những nhà làm hình ảnh thành công nhất sẽ là những người có kiến thức và biết đánh giá cao những công nghệ nhưng vẫn luôn biết tìm kiếm cảm hứng bên ngoài màn hình.”

— Ping Zhu, họa sĩ minh họa ở New York.

Thiết kế logo sẽ phát triển trong tương lai? Đừng có mà mơ.

“Logo là một mảnh giao tiếp rườm rà, không thể thích nghi với những môi trường thường xuyên thay đổi. Thật vô lý khi dạy thiết kế logo cho các thế hệ tương lai khi thế giới đang chuyển động liên tục và truyền thông hoàn toàn liên quan đến thuộc tính. Nó giống như một người chỉ biết hét to thông điệp cá nhân thay vì lắng nghe khách hàng và thích ứng với những gì họ yêu cầu. Logo chỉ là một hình ảnh được tạo ra bởi toàn bộ hệ thống thị giác. Nếu chúng ta học cách phát triển các hệ thống thị giác một cách linh hoạt hơn thì việc áp dụng các đặc tính thị giác sẽ càng hiệu quả hơn”.

— Martin Lorenz, Giám đốc sáng tạo Two Points, Hamburg, nước Đức.

Các thương hiệu nổi tiếng nhất sẽ sử dụng thiết kế như một công cụ để thúc đẩy những thay đổi tích cực.

“Chúng ta đã thấy sự thay đổi lớn trong kỳ vọng của người tiêu dùng đối với thương hiệu trong những năm gần đây: họ hoài nghi về các giới quyền hạn truyền thống như chính phủ hay các chính trị gia và đang xem các doanh nghiệp là động lực của sự thay đổi tích cực. Điều này có nghĩa ngoài việc thiết kế một logo đẹp nhất với kiểu chữ phức tạp nhất, bạn còn có thể thiết kế một chiến lược để giải phóng và thể hiện cốt lõi của thương hiệu để kết nối với người tiêu dùng ở mức sâu hơn. Bạn sẽ cần phải tạo ý nghĩa cho thương hiệu hơn là chỉ rao bán sản phẩm đơn thuần, lúc đó các nhà thiết kế sẽ là một kiểu marketer.

— Julie Peters, Giám đốc chiến lược của Pearlfisher, New York.

Chúng ta không chỉ kể chuyện, chúng ta sống trong những câu chuyện.

rgb.vn-futureofdesign_01

“Sự chú ý là thứ giá trị nhất trong một thế giới đầy huyên náo. Với video 360 độ, người dụng có thể tập trung rất sâu nhưng lại bị giới hạn vì không thể tương tác với môi trường bên ngoài, chính vì thế thực tế ảo (VR – Visual Reality) sẽ là lựa chọn tuyệt hảo nhất. Khi trải nghiệm thực tế ảo, người dùng hoàn toàn bị cuốn vào những gì đang diễn ra. Không giống như trong phim ảnh, nơi đạo diễn hoàn toàn kiểm soát được khán giả xem, thực tế ảo lại cho phép người xem tự quyết định về những gì họ muốn.

Vấn đề là: Làm thế nào để giữ được mức độ tự do và tính tương tác mà thực tế ảo cho phép người xem bảo đảm họ không bỏ lỡ bất kỳ yếu tố chính nào của sản phẩm? Câu trả lời ở đây chính là: ánh sáng, âm thanh, thay đổi điểm nhấn của một đối tượng hoặc nhân vật trên màn hình, hay những lời nói / hành động cũng có thể là một cách hiệu quả trong việc giúp người dùng tập trung khi cần thiết.

— Sol Rogers, CEO và Nhà sáng lập Rewind St. Albans, nước Anh.

Quăng giấy bút đi, cài 3D vào.

“Các phần mềm 3D hiện giờ giá rất rẻ, thậm chí là miễn phí, hơn hết các kỹ thuật mô hình 3D đang trở thành một phần tiêu chuẩn của bộ công cụ thiết kế / vẽ tranh minh hoạ. Theo truyền thống, thiết kế 3D rất giống nhau: kiểu dáng đẹp, tả thực và lấy cảm hứng từ xu hướng thiết kế công nghiệp. Trên thực tế, quảng cáo đang ngày càng chuộng các thiết kế 3D, chúng tôi sẽ bắt đầu thấy nhiều nghệ sĩ sử dụng mô hình 3D không chỉ cho việc vẽ mô hình mà còn để biểu hiện nghệ thuật. Vẫn còn rất nhiều họa sĩ minh hoạ 3D liên quan đến toàn bộ lĩnh vực minh hoạ, minh họa 3D có thể nằm trong một vụ nổ lớn về phong cách và quan điểm thiết kế trong tương lai.”

 — Julian Glander, họa sĩ minh họa ở New York.

Chuốt cọ, mài mực và đi đến thư viện: Những người có kiến thức sâu về nghề thủ công sẽ được coi trọng.

rgb.vn-futureofdesign_02

“Thế giới của con chữ, một lần và mãi mãi, đã bị đánh bại bởi tầm quan trọng của bàn tay. Tất nhiên đây là phản ứng của chủ nghĩa hoàn hảo ở máy tính; thiết kế đồ hoạ và thiết kế kiểu chữ đã đạt được độ tinh vi và chính xác trong hai thập kỷ qua mà một bàn tay không bao giờ có thể làm được. ‘Thiết kế thủ công’ (được tạo ra bởi quá trình vẽ tay, hoặc được làm bằng tay trước khi được xử lý bằng máy) không phải là lựa chọn ưa thích cho hầu hết các nhà thiết kế đồ họa vào cuối thế kỷ 20. Ngày nay, ‘handmade’ có thể được phát hiện ở khắp mọi nơi, từ phương tiện truyền thông in ấn đến giao diện ứng dụng, và trong một thế giới ngập tràn số hóa, handmade sẽ không sớm biến mất.

Thiết kế kiểu chữ cũng không ngoại lệ đối với tình yêu handmade, và dĩ nhiên là cái nhìn handmade ‘hợp thời’ đã nhanh chóng được thị trường thu hút. Do đó, ngành công nghiệp đã tạo ra các phiên bản số của các quy trình thủ công với giá cả phải chăng, điều này dĩ nhiên thu hút được trong một số lượng lớn các nhà thiết kế độc lập và các studio trẻ: một bước ngoặt mới cho “ngành thiết kế thủ công” trở nên phổ biến trên thị trường. Nhưng do tính phổ biến của nó, chất lượng của các mẫu chữ đang dần bị lãng quên, sự lộn xộn trong lối bắt chước chữ viết tay khiến nghệ thuật calligraphy trở nên rẻ rúng. Sự phổ biến – và sự gia tăng nhu cầu – trong trường hợp này đã gây nên sự tổn hại về chất lượng. Chỉ có những người theo đuổi sự hoàn hảo trong thiết kế và làm cho công nghệ phục vụ quá trình của họ mới là những người trụ vững với nghề và được ghi nhớ.

— Yani Arabena và Guille Vizzari, nghệ sĩ Calligraphy, Buenos Aires, Argentina

Thích nghi, chấp nhận và trải nghiệm: Một bộ kỹ năng cho sự thành công.

“Chúng tôi đã nhận thấy trong những năm gần đây rằng các thương hiệu cần phải tiếp tục phát triển nội dung để thu hút khán giả và tập trung nhiều hơn vào chiến dịch kỹ thuật số. Điều này cho phép chúng tôi, với tư cách là nhà thiết kế, thử nghiệm các loại kỹ thuật khác nhau. Nhược điểm là chúng tôi tung ra nội dung nhanh đến mức gây tổn hại đến chất lượng và ngân sách thường có xu hướng hao hụt đáng kể. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy nhiều nhà thiết kế đa năng hơn. Bởi lẽ, nếu ngân sách của bạn còn ít thì tốt hơn bạn có thể tự mình vẽ minh họa thay vì phải thuê thêm người khác. Đã qua rồi những ngày mà một nhà thiết kế chỉ làm đúng một vai trò của mình. Lời khuyên của chúng tôi cho tương lai là một họa sỹ minh hoạ hoặc nhà thiết kế nên học cách thích ứng để có thể học hỏi các công cụ và kỹ năng mới nhằm tồn tại trong bối cảnh thường xuyên thay đổi của ngành “.

—Fizah Rahim và Rezaliando, Nhà thiết kế chuyển động, Machine East, Singapore

Những họa sĩ minh họa nổi tiếng nhất sẽ là những người làm việc ngay trên giường.

“Trong suốt 5 năm mà tôi đã làm việc trong ngành, chúng tôi có thể truy cập các nguồn lực tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số, trong đó có các cộng đồng trực tuyến kỹ thuật số phát triển rất mạnh, đặc biệt là 3D. Ngoài khả năng tiếp cận này, bản chất của việc chia sẻ công việc trực tuyến (cụ thể là Instagram) đã trở thành một hiện tượng mà các “nghệ sỹ làm việc trong phòng ngủ” được sinh ra, điều này đã tạo cơ hội cho bất cứ ai có khả năng được chú ý. Nhược điểm của việc này là ngành công nghiệp đã bão hoà càng trở nên bão hòa hơn và chất lượng hình ảnh sẽ bị pha loãng. Các họa sĩ minh hoạ và các nhà thiết kế đang ở giữa khoảng thời gian tốt nhất và xấu nhất để bắt đầu sự nghiệp. Truyền thông xã hội đã trở thành nền tảng cuối cùng để nghệ sĩ được biết đến, nhưng bài kiểm tra thực sự chính là việc họ làm những gì để trở nên nổi bật giữa vô vàn những nghệ sĩ khác.

— Rose Pilkington, họa sĩ minh hoạ 3D, Luân Đôn.

Các thiết kế web tuyệt vời sẽ mang nụ cười trở lại.

rgb.vn-futureofdesign_03

“Chúng tôi là thế hệ đầu tiên sống với iPhone và bị chiếc máy đó tác động từ những bước cơ bản nhất. Tương tự như cách mọi người đối phó với ma túy trong thập niên 60 hoặc 70, hầu hết mọi người truy cập web đều đi thẳng tới Facebook, Google hoặc một công ty công nghệ lớn. Lời hứa trao đổi văn hoá toàn cầu mà trang web đầu tiên đã cam kết đã kết thúc bằng sự tự nuông chiều và mù quáng của người dùng. Các thiết kế web ưa thích của chúng tôi trong tương lai sẽ mang lại sự lạc quan lúc trước và khiến cho người dùng mỉm cười trở lại. ”

— Luna Maurer và Roel Wouters, Các nhà sáng lập và thiết kế IxD ở Studio Moniker, Amsterdam

Theo Madeleine Morley – Nguồn: 99u
Dịch & biên tập: An Du – RGB