Made in Italy – Cảm giác của bạn là gì nhìn thấy dòng chữ này trên nhãn/tag của các sản phẩm nội thất, thời trang, hoặc bất cứ sản phẩm gì liên quan đến thiết kế? Trên thực tế, thiết kế Ý từ bao thập kỷ qua luôn giữ vị trí số một thế giới. Có rất nhiều tranh cãi, phản biện xoay quanh thứ hạng này, nhưng nếu nhìn nhận khách quan về tất cả khía cạnh, lĩnh vực liên quan đến thiết kế, từ mỹ thuật công nghiệp đến thời trang, chắc chắn sẽ không có đất nước nào tự tin có thể đánh bại nước Ý – Cái nôi của nền nghệ thuật phương Tây!
Xuôi Dòng Nghệ Thuật
Có một sự thật không thể phủ nhận: Các thiết kế mỹ thuật công nghiệp mang phong cách Ý hoặc được làm từ bàn tay người Ý, dù thuộc bất kể thời kỳ nào cũng bật lên sự đẳng cấp đặc trưng. Đây chính là dấu chấm hỏi lớn được cả thế giới đặt ra suốt bao thập kỷ, rằng: “Điều gì khiến người Ý luôn là những người dẫn đầu trong việc kiến tạo những trào lưu thẩm mỹ mới trong các lĩnh vực thiết kế chế tạo ô tô, thiết kế kiến trúc, nội thất và cả thiết kế thời trang?”
Lật lại lịch sử mỹ thuật phương Tây, nhiều chuyên gia khẳng định, một trong những nguyên nhân nghe chừng vô lý, nhưng lại rất hợp lý: Italy là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên. Trong quá khứ, để một đất nước có chỗ đứng trong xã hội phương Tây, đất nước đó phải đứng đầu trong một lĩnh vực nhất định, và người Ý chọn lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Chính lựa chọn này buộc các nhà thiết kế làm việc trong điều kiện giới hạn về chất liệu sáng tác, do đó họ luôn thách thức bản thân trong việc nghiên cứu, sáng tạo không ngừng và cho ra đời những tác phẩm ở dạng thức đẹp nhất, thẩm mỹ nhất! Trên thực tế, điều này vô tình hình thành nét văn hoá sáng-tạo-thực-tiễn rất đặc biệt ở nước Ý: “phong cách ấn tượng” bắt buộc đi đôi cùng “thiết kế hoàn hảo” để tạo thành tác phẩm đẳng cấp, vang danh và trở thành những chuẩn mực thẩm mỹ của thế giới.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đồng thời cho rằng, người Ý và tổ tiên của họ đã luôn sáng tạo nghệ thuật xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Thậm chí trước khi nước Ý được hình thành, các quý tộc địa phương đã tiêu tốn rất nhiều tiền của vào các tác phẩm nghệ thuật, và các thiết kế xa hoa. Thêm một điều hiển nhiên khác: Ý là đất nước gắn liền và là linh hồn của thời kỳ Phục Hưng với rất nhiều kiệt tác và tên tuổi lừng lẫy khắp năm châu. Đó chính là nguyên nhân gốc rễ của việc: phong cách, tinh tế và đẳng cấp trở thành những yếu tố bắt buộc trong các tác phẩm Ý từ lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp đến thời trang, từ sản phẩm lớn đến sản phẩm nhỏ!
Giá trị trọn vẹn từ các thương hiệu “made in Italy”
Nếu chỉ đề cập đến giá trị thẩm mỹ trong các thiết kế Ý, có lẽ sẽ không trọn vẹn và không đủ sức thuyết phục với vị trí dẫn đầu vì một thiết kế chỉ hoàn mỹ khi tổng hoà được hai yếu tổ: thẩm mỹ và khoa học (chức năng, công năng).Trên thực tế, đây cũng chính là một phép toán rất khó cho các nhà thiết kế Ý, và phép toán này đã được giải quyết theo từng giai đoạn phát triển của ngành này tại Ý, với trọng tâm là chất liệu, kĩ thuật chế tác nhằm tối đa hoá công năng của các thiết kế.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, các vật liệu cũng như kĩ thuật chế tác được đặc biệt chú trọng. Các nhà thiết kế đã rất nỗ lực trong việc đưa ra những phương pháp làm đồ thủ công, thuỷ tinh, sản xuất gỗ và gốm, nhằm tối đa hoá công năng của sản phẩm, cũng như đem đến sự cân bằng giữa chất liệu và thiết kế.
Trong giai đoạn tiếp theo – chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển của máy móc, công nghệ cũng như chủ nghĩa duy lý đã mở ra những quy chuẩn, định nghĩa mới cho các phát kiến về ứng dụng chất liệu mới như kính an toàn, buxus, linoleum, thép… để các thiết kế trở nên đa dạng, và đa dụng hơn.
Tuy nhiên, thời kì hoàng kim của ngành thiết kế Ý chỉ thực sự bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi tốc độ toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ và những giá trị nghệ thuật được tôn vinh. Thời điểm đó, các thiết kế Ý nổi lên như một hiện tượng, một đối thủ “bất khả chiến bại” trên mặt trận nghệ thuật từ hàn lâm đến bình dân với những tác phẩm không chỉ sang trọng về mặt hình thức, mà còn đột phá về mặt tính năng.
[quote]Những Thiết Kế Ý Làm Khuynh Đảo Nền Nghệ Thuật Thế Giới[/quote]
Có một câu nói nổi tiếng của Milton Glaser: “Sẽ luôn có ba kiểu phản ứng khác nhau dành cho một thiết kế – Yes, no, và WOW!”, và WOW chính là thán từ bất cứ ai cũng phải thốt lên khi nhìn thấy những tác phẩm này, vào thời điểm nó ra đời!
1. Máy đánh chữ Olivetti
Chiếc máy đánh chữ này được thiết kế bởi công ty sản xuất Olivetti, Ý. Bên cạnh chức năng vật lý, chiếc máy gây tiếng vang, vượt ra khỏi biên giới nước Ý, bởi thiết kế đẳng cấp của mình.
Olivetti Typewriter, 1911 – Adriano Olivetti
2. Máy pha café Moka Pot (Macchinetta)
Được ra đời vào năm 1933, tại Ý, đây chính là chiếc máy pha café “gây thương nhớ” với biết bao kẻ mơ mộng, nghiện café và đam mê sáng tạo.
Moka Pot (Macchinetta), 1933 – Alfonso Bialetti
3. Phong cách Anti-Design
Nếu bạn là fan cứng của các thiết kế kiểu Ý, hẳn bạn đã nghe đến cụm từ hoặc giai đoạn Anti-design Movement từ 1966-1980, khi các nghệ sĩ mạnh dạn tạo nên sự bứt phá với cách chơi màu, phối hợp vật liệu… táo bạo, và không tuân theo 100% những quy chuẩn thiết kế truyền thống. Đây chính là tiền đề cho những thiết kế nội thất hoàn mỹ sau này.
Joe Sofa, 1970 – Paolo Lomazzi
4. Xe máy Vespa
Không quá xa lạ với người Việt Nam, Vespa là thương hiệu xe máy Ý, được sản xuất bởi Piaggio. Ngay từ những phiên bản đầu tiên, bên cạnh các yếu tố liên quan đến máy móc, động cơ, Vespa đã rất nổi tiếng với kĩ thuật sơn phủ, cũng như thiết kế độc đáo và sang trọng của nó.
5. Ferrari
Đây đích thị là chiếc xe ô-tô thể thao nổi tiếng bậc nhất thế giới về độ sang chảnh khiến “ai cũng phải ngoái nhìn”. Và với sự đẳng cấp đó, từ thời điểm chiếc xe đầu tiên được sản xuất, Ferrari chính thức trở thành một ông lớn trong lĩnh vực xe thể thao, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm cả xe đua Thể thức Một.
6. LC2 Collection
Ghế bành, đôn và ghế sofa 2 hoặc 3 chỗ với khung ghế được xử lý khéo léo với kĩ thuật đánh bóng hoặc sơn phủ với những gam màu thuộc bảng màu LC Collection (phiên bản đầu tiên); những chiếc gối tựa cũng được bọc bằng vải hoặc da cao cấp, đã khiến LC2 trở thành bộ sưu tập “vượt thời gian”, được cải tiến và sản xuất độc quyền bởi Cassina từ năm 1965.
LC2 Poltrona – Cassina
Đây chỉ là một số ví dụ điển hình cho các tác phẩm kinh điển trong kho tàng di sản nghệ thuật Ý để minh chứng cho sự hoàn mỹ một cách đẳng cấp của họ. Nếu ai đã từng tìm hiểu về nghệ thuật Ý, hoặc đơn giản chỉ là yêu thích các tác phẩm được sinh ra từ bàn tay họ, chắc hẳn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chiêm ngưỡng một bộ sưu tập mới, một tác phẩm mới và bị chinh phục hoàn toàn bởi sự tinh tế trong từng chi tiết như kiểu dáng, chất liệu, kĩ thuật sản xuất, màu sắc, chức năng… để tác phẩm đó không chỉ là một vật dụng bình thường, mà là một giải pháp sống đột phá về thẩm mỹ lẫn chức năng, giúp con người có trải nghiệm sống trọn vẹn nhất!
Là một trong những biểu tượng của thiết kế Ý – thương hiệu Cassina Việt Nam mang đến một sự kiện đặc biệt và cảm hứng trong tháng 9 này. Khi nhắc đến Cassina là nhắc đến nhà thiết kế nổi tiếng bật nhất thế giới – Patricia Urquiola, người được ưu ái mệnh danh là “nhà thiết kế của thập kỷ”. Hiện nay, Particia Urquiola đang giữ cương vị Giám đốc Sáng tạo của Cassina, đông thời sẽ là đại diện chính thức của Cassina trong chuỗi sự kiện kỉ niệm chặng đường 90 năm thương hiệu, được tổ chức tại Việt Nam. Mở màn cho chuỗi sự kiện đặc biệt này, bà sẽ tham dự với vai trò diễn giả chính của buổi hội thảo “The reflections on the past, present and future of interior design” hân hạnh mang đến bởi Eurasia Concept, với chi tiết như sau:
– Thời gian: 9:30 sáng, 15/09/2017
– Địa điểm: Khách sạn Reverie Sài Gòn, 22-36 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM
– Đăng kí tham gia tại: goo.gl/forms/AFKhiMe7ahpuP4Gi2
* Đây là chương trình không thu phí, tuy nhiên số lượng ghế có hạn, vui lòng đăng kí sớm để giữ chỗ
Để lại đánh giá