Bà Masha Ivashintsova (1942-2000) trong suốt những năm tháng của cuộc đời mình đã không ngừng ghi lại những khoảnh khắc thường ngày cùa cuộc sống.
Nhưng cũng giống như cuộc đời của Vivian Maier, bà cũng chưa bao giờ công bố các tác phẩm của mình cho bất cứ ai.
Để rồi vào một ngày cuối năm 2017, một người họ hàng đã vô tình tìm thấy chiếc hộp chứa đầy những cuộn phim âm bản trên tầng gác mái.
Vậy là sau hơn 17 năm bà tạ thế, xấp xỉ 30.000 bức ảnh do chính bà chụp đã được công bố. Và đằng sau những tác phẩm tuyệt vời ấy, lại là những mẩu chuyện đầy thương cảm.
Masha Ivashintsova sinh ra trong một gia đình gốc tư sản. Gia đình của bà từng có một dinh thự sang trọng ở trung tâm thành phố Leningrad (hiện tại là thành phố Sankt-Peterburg) trước khi bị chính quyền tịch thu sau Cách Mạng Tháng Mười.
Ivashintsova từng theo học tại học viện nghệ thuật để trở thành vũ công thể theo ước nguyện của bà nội nhưng sau khi người bà mất, gia đình Ivashintsova đã bắt bà phải từ bỏ nghệ thuật để để chuyển sang theo học chuyên ngành kỹ thuật.
Nhật ký của Ivashintsova cho thấy bà là một người phụ nữ nhận thấy tài năng của mình là tầm thường so với những người đàn ông đã từng xuất hiện trong cuộc đời của bà. Con gái bà nói rằng: “Bà luôn tin rằng mình rất nhạt nhòa khi đứng bên cạnh họ và do đó bà không bao giờ chia sẻ các bức ảnh cho bất cứ ai trong cuộc đời mình.”
Tình trạng trầm cảm ngày càng trở nên trầm trọng hơn đã khiến Ivashintsova dường như mất đi khả năng làm việc của mình. Vào năm 1981, bà chính thức thất nghiệp.
Trong một hệ thống mà thất nghiệp là một tội hình sự, Masha đã được đưa ra một lựa chọn “tuyệt vời” giữa việc bị giam trong nhà tù và bị giam trong một bệnh viện tâm thần.
Gia đình Ivashintsova cho biết bà đã chọn lựa chọn thứ hai và trong suốt 10 năm bị giam, bà dường như dần dần suy sụp bởi hệ thống quản lý thuốc dành cho bệnh nhân tâm thần.
Một con khỉ bị xiềng xích đang nhìn chằm chằm vào thế giới bên ngoài. Bức ảnh này được chụp ba năm trước khi Ivashintsova bị đưa đến bệnh viện tâm thần. Con gái bà chia sẻ: “Đôi khi, tôi nghĩ rằng tôi đã thấy một lời cảnh báo, một loại linh cảm … trong từng bức ảnh của bà.”
Một bức tượng đổ nát của Stalin ở Leningrad. Asya đã viết rằng mẹ cô “không bao giờ có thể cảm thụ được sự hưng thịnh của thế giới xã hội chủ nghĩa”.
Chồng của Asya, sau khi nghỉ việc vào tháng 11 năm 2017, đã vô tình tìm thấy bộ sưu tập của khoảng 30.000 bức ảnh âm bản trong tầng gác mái của một gia đình. Asya đã được các phòng trưng bày nghệ thuật và mọi người yêu cầu trưng bày tác phẩm với hy vọng có thể mua được bản in từ các tác phẩm của bà.
Asya đã lập một trang web dành riêng cho câu chuyện về người mẹ của cô.
Asya vẫn chưa có một kế hoạch rõ ràng cho những bức ảnh, nhưng chỉ với một số ít các bức ảnh đã được tráng rửa, cô đã có công việc phù hợp với mình. Cuối cùng, những bức ảnh của mẹ cô đã có thể được cả thế giới chiêm ngưỡng.
—
Theo: Petapixel
Dịch và biên tập: An Du – Hải Nam
Để lại đánh giá