Một vài ý tưởng về việc làm thế nào các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển văn hóa thiết kế trong một công ty startup toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Bài viết được mang đến bởi Martin Jancik, anh là một product designer làm việc tại Kiwi.com
Tôi tin rằng thiết kế là thứ gần nhất mà công ty có thể hiểu rõ khách hàng và nhu cầu của họ dễ nhất. Đây cũng là một trong những lý do nó đóng vai trò thiết yếu trong mỗi doanh nghiệp ngày nay.
Với điều này trong đầu, cách đây một năm trước tôi đã quyết định chuyển đổi công việc ở nhiều công ty để gia nhập Kiwi.com – một công ty du lịch đã và đang phát triển nóng trong vài năm qua và làm rúng động cả ngành công nghiệp “không khói” này.
Để bạn có một cái nhìn toàn diện hơn, tôi vừa tốt nghiệp từ một trường thiết kế nhưng may mắn được làm việc với những doanh nghiệp nhỏ và đang thiết kế những sản phẩm từ chính căn hộ của mình trong những năm qua. Mặc nhiên, việc này ngốn rất nhiều thời gian rảnh của tôi nhưng nhờ vậy đã mang sự nghiệp của tôi đến với một trong những startup triển vọng nhất Châu Âu.
Một người trẻ đầy nhiệt huyết
Vì là lần đầu tiên tham gia một đội ngũ thiết kế thật sự, tôi cảm thấy rất háo hức về những gì tôi có thể học được từ những nhà thiết kế đi trước đầy kinh nghiệm và những người đồng nghiệp xung quanh. Nhưng không chỉ có thế. Với niềm đam mê cháy bỏng về thiết kế của tôi từ khi tôi còn là thiếu niên, tôi tin rằng mình có thể đóng góp cho sự phát triển hướng tiếp cận thiết kế trong công ty.
Khi tôi vừa tham gia, tôi đã nói với Trưởng phòng Thiết kế của chúng tôi về tiềm năng và tầm quan trọng của thiết kế trong ngành du lịch. Một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên việc giúp mọi người khám phá thế giới chủ yếu là giải quyết các vấn đề về du lịch. Nhưng cho tới gần đây, các nhà thiết kế vẫn chưa có tiếng nói. Như nhiều công ty, chúng tôi rất tập trung vào mảng kinh doanh và kỹ thuật. Điều này phát triển từ công nghệ thế hệ mới mà chúng tôi xây dựng để vận hành sản phẩm của chúng tôi. Thuật toán tìm kiếm nhanh có được hàng triệu kết quả mỗi giây giúp công ty chúng tôi trở thành một thiên đường thế hệ mới cho nhà phát triển. Tôi đã đặt mục tiêu lâu dài của cá nhân là hỗ trợ công ty theo khuynh hướng thiết kế nhiều hơn.
Điều đó có nghĩa là về việc giúp cho công ty có trái tim. Trái tim ở đây có nghĩa là cho thấy chúng tôi không chỉ quan tâm bản thân mà còn cả thế giới bên ngoài. Điều này giúp chia sẻ niềm đam mê của chúng tôi với thế giới – niềm đam mê du lịch và giúp mọi người đi từ A tới B. Những khách hàng trả tiền cho sản phẩm của chúng tôi không chỉ là máy in tiền. Họ là người thật với vấn đề thật.
Một năm sau…
Ngày, tháng, quý rồi cứ thế trôi qua. Và bây giờ tôi đang suy nghĩ về những gì đã diễn tốt đẹp và không trong những năm cố gắng đưa thiết kế vào trong huyết mạch của công ty. Chà, tôi đã học rất nhiều, và team đã phát triển đáng kể.
Không phải mọi thứ đều là về thiết kế. Kể cả bạn là nhà thiết kế.
Là một nhà thiết kế, bạn học hỏi và được cảm hứng bởi những câu chuyện thành công và nghiên cứu trên khắp thế giới. Bạn hãy nhìn vào những công ty phát triể như Airbnb và Google để lấy cảm hứng. Và bạn dùng họ như luận điểm trong tranh luận về hướng đi thiết kế đúng. Điều này có thể giúp bạn thắng vài cuộc tranh luận hoặc thuyết phục cổ đông về ý tưởng của mình. Nhưng nó không có cảm giác tự nhiên. Bạn không thể bắt chước công ty khác. Mất một thời gian để tôi nhận ra chúng tôi không thể định hướng thiết kế như Airbnb. Hay định hướng dữ liệu như Booking.com. Và việc đó là bình thường. Chúng tôi phải có thất bại thì mới học hỏi được và tự viết nên câu chuyện của mình. Khi tôi nhận ra điều này, tôi càng thấy háo hức về công việc của mình hơn nữa. Với công ty này, lợi thế cốt lõi luôn là công nghệ thế hệ mới của chúng tôi.
Những nhà thiết kế thường giỏi đồng cảm với người dùng. Nhưng họ thực sự không giỏi trong việc đồng cảm với các đồng nghiệp kỹ thuật và kinh doanh. Thách thức thiết kế nội bộ ở đây là làm cho công nghệ cốt lõi của chúng tôi dễ tiếp cận hơn với đối tượng rộng hơn nhưng vẫn giữ cho doanh thu của chúng tôi ổn định. Sau đó kết hợp tất cả lại thành một thứ có thề giải quyết vấn đề của mọi người và tích hợp hoàn toàn vào cuộc sống của họ. Cả doanh nghiệp, công nghệ, hay thiết kế đều không là nhân tố chính. Một sự kết hợp tất cả tạo ra cá tính của chúng tôi.
Vậy vai trò của thiết kế là gì?
Để tôi bắt đầu với một trích dẫn tôi đọc gần đây:
Mức độ mà một sản phẩm cảm thấy con người và định hướng mục tiêu trong các tương tác của nó phản ánh mức độ mà những người tạo ra nó tương tác với nhau tốt thế nào.
Erika Hall, Conversational Design
Đón nhận sự hợp tác
Ý tưởng được đưa ra đầu tiên ít khi là cuối cùng. Một dự án (thiết kế) thường bao gồm một loạt các quyết định. Cách một tổ chức đưa ra quyết định sẽ xác định mức độ mà kỹ năng của các cá nhân đóng góp cho tập thể. Đó cũng là lý do tại sao những nhà thiết kế được gọi là mối liên kết. Chúng tôi kết nối mọi người từ khắp công ty, những người chưa bao giờ làm việc với nhau. Và chúng tôi làm việc này để nghe phản hồi, bàn luận, hội thảo, và các phiên brainstorming. Phản hồi từ các góc nhìn khác nhau đảm bảo sản phẩm tương lai của chúng tôi đáp ứng tầm nhìn mà mục tiêu của công ty. Phản hồi cho chúng tôi biết sản phẩm của chúng tôi có khả thi về mặt công nghệ và quan trọng nhất là nó có giải quyết được một số nhu cầu thật của con người hay không.
Nếu chúng tôi muốn một sự kết nối thật với người khác thông qua sản phẩm của chúng tôi và giải quyết vấn đề của họ, điều quan trọng là phải có một văn hóa thiết kế mở và hợp tác trong công ty. Một văn hóa mà mọi người không ngại đứng lên và cho biết họ không có tất cả câu trả lời. Nhưng họ sẽ không ngừng lại cho tới khi tìm thấy chúng.
Một văn hóa dựa trên sự giao tiếp giữa các lĩnh vực, hợp tác, phản hồi liên tục, minh bạch, quyết định rõ ràng, và một niềm đam mê đem đến sự kinh ngạc. Nhiệm vụ của chúng tôi như nhà thiết kế là phải phát triển tư duy này ra khắp công ty.
Thúc đẩy sự đổi mới có ý nghĩa
Tôi nhanh chóng hiểu rằng “đi nhanh và phá vỡ nguyên tắc” đã là câu cửa miệng của chúng tôi từ những ngày đầu của công ty. Khá thú vị khi thấy cách một team thiết kế xuất hiện và đang cố gắng hình thành vai trò của mình với tư duy của công ty.
Là một nhà thiết kế trẻ, tôi đã luôn nghĩ rằng thiết kế tốt nhất là sự hoàn hảo (ghi chú: hành động hoặc quá trình cải thiện một việc tới khi không còn lỗi). Vì vậy, tôi đã cố gắng đạt được điều này. Điều tôi học được là nếu tôi tiếp tục tìm kiếm sự hoàn hảo, tôi có lẽ sẽ chết vì cố gắng.
Một thiết kế vĩ đại không là một thiết kế hoàn hảo, nhưng có ảnh hưởng lớn, nâng cao cuộc sống và được xây dựng theo cách nó có thể chỉ cho bạn điểm đến tiếp theo. Để tạo ra được điều này, chúng tôi cần phản hồi liên tục từ người thật, có nghĩa là đưa những bản mẫu, MVP và tính năng của chúng tôi đến khán giả nhanh nhất có thể.
Vậy việc này trở trở thành văn hóa thiết kế của chúng tôi như thế nào? Các cổ đông kinh doanh thích di chuyển nhanh và phá vỡ quy tắc vì nó có nghĩa là liên tục tạo ra cảm giác, tạo ra những tiêu đề mới và rúng động ngành công nghiệp.Vai trò của thiết kế là đảm bảo chúng tôi học hỏi trên đường đi. Nếu như có gì đó hỏng hóc, chúng tôi phải chắc chắn chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Để có thể quyết định hướng đi tiếp theo, chúng tôi sử dụng công cụ đáng tin cậy nhất của chúng tôi – chúng tôi tự hỏi rằng mình có hiểu hết vấn đề không. Chúng tôi giải thích và bàn luận với mọi người trong công ty là chúng tôi hiểu việc thí nghiệm thất bại và thành công có nghĩa như thế nào và không ai nên ngại vieccó nghĩa như thế nào và không ai nên ngại việc vứt bỏ ý tưởng sai lầm.
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục thử mà không có mục tiêu rõ ràng và cách học từ từ những bước lặp nhanh, cuối cùng, chúng ta sẽ thấy bản thân đi vòng lẩn quẩn. Thỉnh thoảng chúng ta thành công, nhưng nhiều khi may mắn hơn là đổi mới.
Bạn tôi ơi, hãy tập kiên nhẫn
Bài học cuối cùng là về kiên nhẫn. Tin tôi đi, là một người rất năng động và bốc đồng điều này không có nghĩa gì mấy. Tất nhiên tôi rất muốn thấy thiết kể được mọi người trong công ty hiểu ngay lập tức. Không may, nó không phải như vậy. Bởi vì chúng tôi phát triển rất nhanh từ 4 nhà thiết kế Eperience Design Team với 24 thành viên trong 15 tháng, đồng nghiệp của tôi có những kỳ vọng khác nhau từ team thiết kế. Tôi sẽ kết hợp cách tôi thấy sự trưởng thành của chúng tôi làm 3 bậc:
1. Những người có ý tưởng, tạo ra giải pháp và đến team thiết kế trong giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị UI.
2. Những người có ý tưởng và bắt đầu thảo luận giải pháp với những nhà thiết kế khác.
3. Thiết kế và những cổ đông khác bàn luận về những vấn đề chúng tôi có thể gặp phải. Sau đó chúng tôi tập trung vào những vấn đề này.
Chúng tôi đang ở bậc 2. Thỉnh thoảng, thậm chí ở giữa bậc 2 và 3. Tôi sẽ coi đây là sự phát triển tốt, nhưng còn rất lâu để đến thành công. Khi nói chuyện với những người trong công ty, chúng tôi chắc chắn đã cho mọi người nhận ra và biết được có một số loại thiết kế.
Một team tương tác với người dùng, trải nghiệm, và dịch vụ,v..v.. Bây giờ chúng tôi phải giải thích cho họ việc chúng tôi làm và cho thấy kết quả thật. Làm thế nào mà nhà thiết kế với suy nghĩ của mình giúp các bộ phận khác nhau trong công ty? Việc đó phụ thuộc vào việc chúng tôi học hỏi đủ về nhiều lĩnh vực khác nhau để chúng tôi có thế nói theo chuyên ngành của họ và tạo ra sự tương đồng với công việc của họ để họ có thể hiểu công việc của chúng tôi. Sự hiểu biết của họ hi vọng cuối cùng sẽ phát triển. Tôi cũng tưởng tượng và hi vọng khi công ty phát triển, chúng tôi cũng được một chỗ đứng khi chúng tôi đã gặt hái những thành công nhỏ lẻ của công ty và công ty sẽ hỏi chúng tôi về việc làm tiếp theo. Và những nhà thiết kế chúng tôi nên chuẩn bị sẵn sàng những bài học và tầm nhìn.
Để kết luận, tôi tin rằng chúng tôi đang dành cả trái tim vào sản phẩm của mình và tạo ra những trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống người khác. Nhưng không chỉ chúng tôi. Đó là nhờ mọi người làm việc miệt mài hàng ngày để đưa ra sản phẩm.
Chúng tôi phải học hỏi, hợp tác và kiên nhẫn với nhau. Sau cùng, những lon bia, pizza, sự kiện team-building và những đặc quyền khác không phải là dấu hiệu của một văn hóa thiết kế mạnh mẽ. Dấu hiệu thực sự là sự liên lạc trung thực và tranh luận nghiêm túc, tôn trọng giữa mọi người.
Và đó là những gì tôi học được vài tháng qua. Hi vọng, bạn thấy những ý này thích hợp với bạn và bạn có thể sử dụng kinh nghiệm của chúng tôi. Nó giúp truyền bá cho người khác. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm những gì chúng tôi làm tại Kiwi.com, xem qua blog của chúng tôi. Nó vẫn mới và chúng tôi đang chuẩn bị chia sẽ những điều thú vị từ những nhà thiết kế, nghiên cứu, và người viết UX tài năng.
Theo: Martin Jancik / UXplanet
Để lại đánh giá